3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2. Khái quát một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Quảng Bình
Trong giai đoạn 2011 - 2016, cùng với các địa phương trong cả nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành về công tác quản lý đất đai, từng bước hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất.
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như của tỉnh, được thể hiện ở các mặt sau:
3.2.1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, để sớm đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thi hành Luật Đất đai và một số văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá để thực hiện tại địa phương.
Các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành đều được triển khai thực hiện trên thực tế và có tính thực thi cao. Cụ thể HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 12 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, trong đó: có 02 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, 01 Chỉ thị và 06 Quyết định của UBND tỉnh, bao gồm:
- Nghị quyết số 99/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh; - Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2019;
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2014 về triển khai thi hành Luật Đất đai.
- Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND, ngày 09/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND, ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hànhQuy định về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không qua hình thức đấu giá; đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước; khung giá cho thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 36/2014, ngày 22/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về việc quy định bảng giá các loại đất và phân loại đô thị, loại xã, khu vực, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2019;
- Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hànhvề việc ban hành Bảng giá các loại cây trồng, hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, phần lăng, mộ và hỗ trợ di chuyển để bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàntỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 26/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 12/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, cho thuê đất và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 12/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnhQuy định trình tự, thủ tục về giao đất làm nhà ở, cho thuê đất và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3.2.2. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai công dân liên quan đến các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, đã chỉ đạo Thanh tra Sở triển khai thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nên tình trạng khiếu nại tập thể, khiếu kiện đông người; đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường đã giảm hẳn.
Các đơn thư có nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng, đề nghị xác định lại ranh giới, mốc giới sử dụng đất... Các khiếu nại, kiến nghị có xu hướng tăng lên mà tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khiếu nại đòi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư. Số lượng đơn thư khiếu nại tố cáo tăng lên đặc biệt là các khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng công trình mở rộng quốc lộ 1A. Tuy nhiên, các đơn thư gửi đến Sở vẫn chủ yếu là các đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện và các thư hỏi về các quy định chính sách pháp luật đất đai.
Nội dung tố cáo trong lĩnh vực đất đai chủ yếu tập trung vào tố cáo hành vi của cán bộ Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn giao đất, thu tiền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật; lợi dụng việc giao đất để trục lợi, gây thiệt hại cho nhà
nước, cho nhân dân; tố cáo việc bồi thường, giải phóng mặt bằng không công bằng; tố cáo việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích không theo đúng các quy định của pháp luật.
Tranh chấp quyền sử dụng đất phát sinh ở nhiều dạng, nhưng chủ yếu tập trung vào các vụ việc như: tranh chấp đất hương hỏa, họ tộc; tranh chấp ranh giới giữa các chủ sử dụng đất liền kề; tranh chấp giữa nông dân với các nông trường, lâm trường, đơn vị vũ trang; tranh chấp về diện tích đất đã mua bán, chuyển nhượng trao tay mà chưa làm đầy đủ thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.
Các đơn khiếu nại, tố cáo, thư hỏi về đất đai đều được Sở tiếp nhận và giải quyết, hàng năm tỷ lệ giải quyết đơn thư đạt trên 95,0%.
Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã giúp cho các cấp, các ngành thấy được những ưu điểm và tồn tại thiếu sót cần khắc phục sửa chữa; Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành có những biện pháp tích cực, tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, tồn đọng. Một số ít vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng công dân vẫn tiếp tục đến khiếu nại ở trụ sở tiếp công dân của tỉnh nhiều lần, nhất là các trường hợp liên quan đến thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng đã gây một số trở ngại cho công tác đầu tư xây dựng các dự án.
3.2.3. Thống kê, kiểm kê đất đai
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai của Tỉnh được thực hiện đúng yêu cầu theo Luật định. Kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm một lần và thực hiện từ năm 1995 đến nay (cụ thể là các năm 1995, 2000, 2005 và 2010), bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của Bộ TN&MT. Riêng công tác thống kê đất đai được thực hiện hàng năm theo quy định.
- Ngoài ra việc kiểm kê đất tổ chức theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2008 đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 7399 giấy cho 2937 tổ chức với tổng diện tích 407247,52 ha do 2937 tổ chức đang quản lý sử dụng.
- Kết quả công tác kiểm kê, thống kê đất đai theo định kỳ và theo chuyên đề là cơ sở giúp Tỉnh đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, sử dụng cho các ngành khác và công bố trong Niên giám Thống kê của Tỉnh.
3.2.4. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Quảng Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013. Sau 3 năm tổ chức thực hiện, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp, đáp ứng mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh; đóng góp thu ngân sách từ đất đai hàng năm ổn định 20-30% tổng thu ngân sách của tỉnh.
Tuy nhiên, ngày 20 tháng 12 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập mới thị xã Ba Đồn và 6 phường thuộc thị xã Ba Đồn, theo đó địa giới hành chính của địa phương bị thay đổi; sau khi thực hiện tổng kiểm kê đất đai đến năm 2014 số liệu tổng diện tích tự nhiên của tỉnh có biến động.
Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật về đầu tư có hiệu lực đã làm thay đổi nhiều chính sách liên quan đến đất đai; Trung ương thắt chặt đầu tư công, mức độ đầu tư và tiến độ đầu tư công có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt, nhưng do gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên một số chỉ tiêu quy hoạch về đất phi nông nghiệp kết quả thực hiện đạt thấp. Vừa qua, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia.
Mặt khác, để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp giai đoạn 2015 – 2020, nhiều chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần được thay đổi phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kêu gọi, thu hút đầu tư của tỉnh. Vì vậy, việc “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Quảng Bình” là hết sức cần thiết, bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 46 Luật Đất đai 2013.
3.2.5. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong công tác giao đất, cho thuê đất. Trong những năm các Sở, Ban ngành cấp tỉnh cùng chính quyền các cấp đã tập trung, tích cực triển khai vận động nhân dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải quyết dứt điểm các khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, đáp ứng đầy đủ quỹ đất cho các dự án. Từ khi thực hiện Luật Đất đai năm 2003 đến nay đã giao được 3.721 khu đất, với diện tích 29.876 ha. Trong đó:
- Giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế là: 762 khu đất, với diện tích là 27.500 ha.
- Giao đất cho các tổ chức là cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước là: 2.959 khu đất, với diện tích 2.376 ha.
3.2.6. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tính đến đến nay trên địa bàn tỉnh đã cấp được 533.782 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó: Tổ chức là 7.399 giấy, hộ gia đình, cá nhân: 526.383 giấy.
a. Cấp giấy chứng nhận cho đất tổ chức
Bảng 3.2. Tình hình cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức đến 12/ 2016
TT Tổ chức Diện tích đủ ĐK cấp giấy (ha) Số giấy Diện tích đã cấp giấy (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 16976,24 976 16973,47 99,98
2 Đất lâm nghiệp 382822,52 1153 382591,79 99,94
3 Đất nuôi trồng thủy sản 216,99 56 216,99 100,00
4 Đất nông nghiệp khác 111,23 29 110,16 99,04
5 Cơ quan Nhà nước 146,11 447 140,26 96,00
6 Đất quốc phòng 3358,98 134 3358,98 100,00
7 Đất an ninh 700,96 65 700,77 99,97
8 Đất xây dựng công trình SN 801,38 1476 764,21 95,36
9 Đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp 1834,12 1151 1819,48 99,20
10 Đất có mục đích công cộng 539,92 1432 504,55 93,45
11 Đất cơ sở tôn giáo 47,85 137 46,49 97,16
Tổng cộng 7399
(Nguồn:Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình) [31] Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua được triển khai nhanh chống, hiệu quả. Tỉ lệ cấp giấy rất cao, đặc biệt là tỉ lệ cấp giấy cho các tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực đất đai.
Tính đến tháng 12 năm 2016, tỉnh Quảng Bình đã cấp được 7399 GCN quyền sử dụng đất chocác tổ chức, trong đó Đất xây dựng công trình SN, đất có mục đích công cộng, Đất lâm nghiệp, Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có tỉ lệ cấp giấy
cao nhất trên địa bàn; Các loại đất còn lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Điều đó phản ánh rất thiết thực nhu cầu thực sự của các tổ chức trên địa bàn. Nền kinh tế phát triển kéo nhu cầu có cơ sở để kinh doanh sản xuất, nên nhu cầu cấp giấy chứng nhận của các tổ chức kinh tế ngày càng cao. [19].
Tình hình tỉ lệ cấp giấy của tổ chức được thể hiện qua biểu đồ cấp giấy với các loại đất sau đây:
Hình 3.3. Tỷ lệ Giấy chứng nhận được cấp của các tổ chức
( Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSD đất tỉnh Quảng Bình) [31]
14% 16% 1% 1% 6% 2% 1% 21% 16% 20% 2%
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Cơ quan Nhà nước Đất quốc phòng Đất an ninh
Đất xây dựng công trình SN Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng Đất cơ sở tôn giáo
b. Cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân
Bảng 3.3. Tình hình cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân đến 12/2016
TT Loại đất Diện tích đủ ĐK cấp giấy (ha) Số giấy Diện tích đã cấp giấy (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 208.275,27 304.589 180219,60 86,53 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 64.148,85 263.164 54455,33 84,89
1.2 Đất lâm nghiệp 142.594,31 39.656 125217,04 87,81
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1422,82 1.327 441,79 31,05 1.4 Đất làm muối 73,56 421 73,56 100
1.5 Đất nông nghiệp khác 35,74 21 31,89 89,23
2 Đất phi nông nghiệp 5812,74 221794 5427,07 94,02 2.1 Đất ở và đất vườn 5.750,90 221674 5412,35 94,11
2.2 Đất SXKD phi nông nghiệp 21,07 120 14,72 69,87
Tổng cộng 256.383
(Nguồn:Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình) [31]
3.2.7. Quản lý thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản
Việc quản lý thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản của Quảng Bình được chú trọng, từng bước đưa hoạt động kinh doanh bất động sản vào nề nếp và ổn định, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực sự có năng lực và quyết tâm làm ăn lâu dài, chấm dứt tình trạng kinh doanh manh mún, dàn trải như trước đây. Tất cả các đô thị và phần lớn trung tâm xã trên địa bàn tỉnh đều đã có quy hoạch xây dựng được duyệt nên thuận lợi trong triển khai đầu tư xây dựng công trình, phát triển hạ tầng và quản lý xây dựng. Việc mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu dân cư, nhà ở trên địa bàn tương đối thuận lợi do được sự quan tâm và phối hợp tương đối chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các ngành, các địa phương, đã góp phần trong việc triển khai nhanh