Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tỉnh quảng bình (Trang 29 - 32)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tác giả Trương Thị Phương Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Huế nghiên cứu đề tài Chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức kinh tế tại tỉnh Quảng Trị: thực trạng và giải pháp.Qua nghiên cứu này, tác giả đánh giá thực trạng việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức kinh tế tại tỉnh Quảng Trị từ đó đề ra những giải pháp có tính khả thi cho công tác chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được nhanh chóng, hiệu quả. Trong đó, tác giả nêu lên thực trạng gây khó khăn trong công tác chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức kinh tế là quy trình rườm rà, qua nhiều cơ quan có liên quan dẫn đến thời gian thực hiện thường bị kéo dài gây chậm trễ, phiền hà. Quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo nên cần phải hoàn thiện[12].

Tác giả Vũ Hải Sơn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu đề tài Đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Qua nghiên cứu này, tác giả đánh giá được thực trạng đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Thanh xuân, thành phố Hà Nội; bao gồm các hình thức đăng ký giao dịch bảo đảm như: đặt cọc, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Tác giả đã nghiên cứu được nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong công tác đăng ký giao dịch bảo đảm do quy định của pháp luật về lĩnh vực này còn chồng chéo, phân tán ở nhiều Nghị định, thông tư. Việc thực hiện thủ tục vay vốn tại các ngân hang, tổ chức tín dụng quá chặt chẽ, thủ tục phiền hà, có quá nhiều giấy tờ để chứng minh nguồn tài chính, khả năng thanh toán nên các hộ gia đình, cá nhân khó vay vốn tại các tổ chức tín dụng mà đi sử dụng hình thức cầm cố[15].

Tác giả Phùng Văn Nghệ - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý Đất đai Nghiên cứu về những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đất đai đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh công tác quản lý đất đai như: Cơ chế phân cấp ngân sách gây trở ngại cho việc tập trung nguồn vốn đủ lớn để phát triển đồng bộ một ngành, đặc biệt đối với các địa phương có nguồn ngân sách hạn hẹp. Cơ chế này cũng gây áp lực cho công tác quản lý đất đai, trong điều kiện thiếu vốn, mọi nguồn lực đều trông chờ vào nguồn tài chính - đất đai, các địa phương tìm cách để tăng nguồn thu từ đất. Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành. Đầu cơ đất đai đã trở thành phổ biến với những quy mô khác nhau, gây nên những cơn sốt trên thị trường bất động sản, đẩy giá đất tăng cao một cách bất hợp lý, tăng chi phí đầu tư, giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội.Cơ sở hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật công nghệ được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nhiều nguồn, nhiều chương trình, dự án khác nhau nên mặc dù có đủ số lượng nhưng còn thiếu đồng bộ. Đây là một thách thức lớn, bởi phải tập trung nguồn kinh phí lớn, đặc biệt vì sự đồng bộ ở nhiều cấp khác nhau. Chính sách, pháp luật đất đai bảo đảm đưa đất đai thành nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Yếu tố đất đai trong thị trường được xác lập đồng bộ với các yếu tố thị trường khác vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước bảo đảm phân bổ một cách hợp lý nguồn tài nguyên quốc gia phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững là định hướng chủ đạo và yêu cầu xuyên suốt trong công tác quản lý đất đai. Xây dựng và kiện toàn công tác quản lý đất đai theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và mô hình quản lý tiên tiến. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ là một trong những đột phá chiến lược chính để phát triển.Nâng cao khả năng đóng góp của đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng thúc đẩy việc vận dụng các quan hệ kinh tế với các quan hệ hành chính trong hoạt động quản lý; xã hội hóa cung cấp dịch vụ công; tăng

cường sử dụng công cụ tài chính nhằm nâng cao nguồn thu ngân sách, bảo đảm công bằng trong thụ hưởng các lợi ích từ đất đai [11].

Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, việc sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai là hết sức cần thiết. Trong đó, việc nghiên cứu và nâng cao công tác đăng ký giao dịch bảo đảm cũng là một trong những nội dung đó. Nghiên cứu về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là đề tài mới, chưa từng được nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tỉnh quảng bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)