Quản lý thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tỉnh quảng bình (Trang 54 - 56)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.7. Quản lý thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản

Việc quản lý thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản của Quảng Bình được chú trọng, từng bước đưa hoạt động kinh doanh bất động sản vào nề nếp và ổn định, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực sự có năng lực và quyết tâm làm ăn lâu dài, chấm dứt tình trạng kinh doanh manh mún, dàn trải như trước đây. Tất cả các đô thị và phần lớn trung tâm xã trên địa bàn tỉnh đều đã có quy hoạch xây dựng được duyệt nên thuận lợi trong triển khai đầu tư xây dựng công trình, phát triển hạ tầng và quản lý xây dựng. Việc mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu dân cư, nhà ở trên địa bàn tương đối thuận lợi do được sự quan tâm và phối hợp tương đối chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các ngành, các địa phương, đã góp phần trong việc triển khai nhanh chóng các dự án và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp. Hiện nay, một số doanh nghiệp

có tiềm lực tài chính đang tiếp tục tham gia đầu tư khu dân cư đô thị, khu dân cư cao cấp và khu dân cư - thương mại tại địa bàn thành phố Đồng Hới.

3.2.8.Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành xây dựng hệ thống thông tin đất đai theo quy định mới của Luật đất đai năm 2013 và theo thông tư số 34/2014/TT-BTNMT. Qua đó, các kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin liên quan về đất đai sẽ được tích hợp trên cổng thông tin điện tử của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý cũng như khai thác các thông tin về đất đai tại địa phương.

Trong thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tích cực triển khai công tác đo đạc, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh được khối lượng khá lớn. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư còn ít nên quá trình thực hiện còn khó khăn.

Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản giao nhiệm vụ triển khai 147/159 xã tham gia dự án cho 27 đơn vị tư vấn thực hiện.

* Kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp GCN từ trước đến nay:

- Diện tích đã đo đạc lập bản đồ địa chính: 786.036,24 ha/806.526,67 ha diện tích tự nhiên; đạt 97,46%

- Diện tích đã cấp giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính: 566.389,41 ha/601.396,38 ha diện tích cần cấp;

- Số thửa đã cấp giấy chứng nhận: 909.346 thửa; - Số thửa không đủ điều kiện cấp giấy: 6.834 thửa;

- Số thửa chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận: 65.653 thửa. * Xây dựng cơ sở dữ liệu:

- Đã triển khai 65 xã, phường, thị trấn/159 xã, phường, thị trấn.

- Đã hoàn thành nhập liệu và quét hồ sơ của huyện Quảng Trạch và Thị xã Ba Đồn trên phần mềm Vilis.

3.3.Thực trạng công tác thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tỉnh Quảng Bình

Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Quảng Bình bên cạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thì việc đăng ký thế chấp bằng bất động sản cũng

là nhiệm vụ được thự hiện xuyên suốt từ trước đến nay theo quy định của Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tỉnh quảng bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)