Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tỉnh quảng bình (Trang 39 - 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do biến động của nền kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả trong nước tăng cao, giá các mặt hàng nông sản biến động thất thường trong thời gian dài,… ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và của người dân. Từ đó đã tác động lớn đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, song với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng là mức tăng trưởng khá trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bảng 3.1: Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của tỉnh Quảng Bình

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Tăng trưởng GDP bình quân/ năm 6,69 6,50 6,24 6,49

Công nghiệp và xây dựng 6,93 10,10 9,72 10,29

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,61 3,52 3,71 3,57

Dịch vụ 5,82 4,13 5,72 7,24

( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình hàng năm)

Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, chất lượng.

Hình 3.2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP qua các năm

Qua Hình 3.2 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP qua các năm đối với mỗi lĩnh vực có sự biến động khác nhau. Ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng tăng cao; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có chiều hướng giảm, ngành dịch vụ có tăng nhưng chỉ là tăng nhẹ. Điều này phản ánh đúng tình trạng chung của quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Bình nói riêng.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2011-2015) đạt 6,5%. + Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 4,2%

+ Giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng tăng 9,4% + Giá trị các ngành dịch vụ tăng 6,7%

- Cơ cấu kinh tế:

+ Nông, lâm, thủy sản chiếm 24,6% + Công nghiệp - xây dựng chiếm 24,9% + Dịch vụ chiếm 50,5%

- Sản lượng lương thực 29,80 vạn tấn.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 136,75 triệu USD. - GRDP bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/người. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,00%.

(Theo Số liệu thống kê năm 2015 – tính đến 31/12/2015; và Văn kiện Đại hội đạibiểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020)

6.69 6.5 6.24 6.49 6.93 10.1 9.72 10.29 6.61 3.52 3.71 3.57 5.82 4.13 5.72 7.24 0 2 4 6 8 10 12 2012 2013 2014 2015

Tăng trưởng GDP bình quân/ năm Công nghiệp và xây dựng

Cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ. Các yếu tố của một nền nông nghiệp hàng hóa ngày càng định hình rõ nét.

3.1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu ngành giảm từ 68,6% (năm 2010) xuống còn 64,5% (năm 2016).

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch, tiếp tục chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi tôm, cá, cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành nghề trong nông thôn tăng dần, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, thu hút mạnh lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác.

* Trồng trọt – chăn nuôi:

Sản xuất, trồng trọt liên tục được mùa. Đến năm 2016, Quảng Bình có tổng diện tích gieo trồng thực hiện: 85.544 ha, bằng 99,9%; trong đó: cây lúa 54.204 ha, bằng 99,9%; ngô và cây lương thực có hạt khác 4.756,7 ha, tăng 4,5%; cây lấy củ có chất bột 10.670,7 ha, tăng 3,2%; cây lấy sợi 8,8 ha, bằng 88%; cây có hạt chứa dầu 5.320 ha, bằng 93,7%; cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 8.064 ha, tăng 0,7%; cây gia vị, dược liệu hàng năm 488,9 ha, bằng 62,9%; cây hàng năm khác 1.925,6 ha, bằng 97,8% SCK. Đã tập trung dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn để phát triển một số loại cây trồng phù hợp, có chất lượng, năng suất cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản lượng lương thực đạt 274.880 tấn (tăng 8,30% so với kế hoạch).

Số trang trại chăn nuôi chưa nhiều, chưa có quy mô lớn. Toàn tỉnh chỉ có 05 trại giống quy mô nhỏ, 01 khu liên hiệp chăn nuôi - chế biến tại Công ty Cao su Lệ Ninh. Việc chăn nuôi chỉ được tiến hành phân tán, nhỏ lẻ theo mô hình liên hộ gia đình và mức đầu tư còn hạn chế. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ 42,8% (năm 2011) lên 45,0% (năm 2016)

* Lâm nghiệp:

Tỷ trọng lâm nghiệp trong cơ cấu ngành tăng từ 6,6% (năm 2010) lên 6,9% (năm 2015).

Hiện nay toàn tỉnh có 561.620,96 ha đất có rừng, chiếm 69,63% đất tự nhiên; trong đó: rừng tự nhiên 481.338,19 ha; rừng trồng 80.282,77 ha.

Sản xuất lâm nghiệp chuyển đổi theo hướng lâm nghiệp xã hội. Đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020, điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su, đang tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ dân trồng rừng nguyên liệu, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tập trung triển khai các hạng mục giao khoán bảo vệ, phục hồi bằng khoanh nuôi, chăm sóc rừng trồng và trồng rừng tập trung theo kế hoạch.

Đến năm 2015, đã chuyển đổi 3.774 ha rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, trồng rừng kinh tế. Đến năm 2015, đã trồng mới 1.075 ha cao su. Trong năm 2015, đã trồng được 6.987 ha rừng vượt 140% so với kế hoạch đặt ra. Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2015 ước đạt 68%, là tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng lớn thứ hai trong cả nước. Công tác quản lý, bảo vệ phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo, công tác phòng, chống lâm tặc đã được tăng cường kiểm tra và được xử lý kiên quyết.

* Thủy sản:

Tỷ trọng thủy sản trong cơ cấu ngành tăng từ 24,7% (năm 2011) lên 28,6% (năm 2016). Đến năm 2016, sản lượng thủy sản ước đạt 57.000 tấn, tăng hơn 7.830 tấn so với năm 2011.

Kinh tế biển ngày càng phát triển, bước đầu triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược biển đến năm 2020 và các chính sách hỗ trợ của nhà nước, hoạt động khai thác vùng biển xa phát triển mạnh. Thực hiện Quyết định 48/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xã, đến nay đã lắp được 660 đài tàu, có 625 tàu đã đưa vào khai thác, thẩm định 229,6 tỷ đồng, có Quyết định hỗ trợ 159 tỷ đồng… Năm 2011, toàn tỉnh có 4.668 tàu cá, tổng công suất hơn 184 nghìn CV, đến năm 2015 giảm còn 3.850 chiếc (tàu dưới 20 CV mỗi năm giảm khoảng 100 chiếc) nhưng tổng công suất tăng lên 325 nghìn CV.

Ngành thuỷ sản trong những năm qua đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và đầu tư cơ sở hạ tầng. Chương trình phát triển thuỷ sản được triển khai với nhiều giải pháp tích cực và đạt được những kết quả quan trọng như đầu tư trang thiết bị, ngư lưới cụ, kỹ thuật đánh bắt theo hướng phát triển nghề khơi, cải tiến nghề lộng cùng với cải tiến kỹ thuật về bảo quản, sơ chế sản phẩm nên nghề cá Quảng Bình có sự tăng trưởng liên tục và khá ổn định. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá nhanh, sản lượng nuôi trồng năm sau cao hơn năm trước.

3.1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng:

Công nghiệp từng bước phát triển, giữ vai trò là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2010 - 2015 tăng 9,5% (kế hoạch 21-22%).

Giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện năm 2015 ước đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2010. Trong đó: Công nghiệp quốc doanh Trung ương ước đạt 325 tỷ đồng; Công nghiệp quốc doanh địa phương ước đạt 375 tỷ đồng; Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 4,8 tỷ đồng; Công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 8.795 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện trong các ngành công nghiệp:

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 3.748 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2010, tốc độ bình quân 5 năm tăng 11%. Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có nhiều lợi thế và là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.UBND tỉnh đã chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để phát huy tốt công suất các nhà máy hiện có, đẩy nhanh việc đầu tư và đưa vào sản xuất các dự án thuộc chương trình: Nhà máy xi măng Áng Sơn 1, Xi măng Vạn Ninh, Nhà máy xi măng Văn Hóa, Nhà máy chế biến cao lanh Quảng Bình – Bohemia,… Nhưng do suy thoái kéo dài nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, thị trường; mặt khác do đầu tư công nghệ chưa đồng bộ nên một số nhà máy không phát huy được hiệu quả dẫn đến sản xuất cầm chừng.

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 3.389 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2010, tốc độ bình quân 5 năm tăng 13%. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản có bước phát triển đáng kể.

- Công nghiệp điện, nước: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 335 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2010, tốc độ bình quân 5 năm tăng 7,7%. Đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành trạm biến áp 110kV Bắc Đồng Hới, Văn Hóa, Áng Sơn và Hòn La. Đầu tư mạch 2 các tuyến đường dây 110kV Đồng Hới – Ba Đồn, Ba Đồn – Sông Gianh, xây dựng trạm biến áp 220kV Ba Đồn. - Công nghiệp cơ khí, điện tử: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 523 tỷ đồng, tốc độ bình quân 5 năm tăng 0,7%. Ngành công nghiệp cơ khí trong thời gian vừa qua gặp nhiều khó khăn do công nghệ lạc hậu, thiếu vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ hẹp. Các nhà máy cơ khí lớn ngừng sản xuất và giải thể. Các dự án đưa vào Chương trình và mời gọi đầu tư nhưng chưa triển khai.

- Công nghiệp khai khoáng: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 398 tỷ đồng, tốc độ bình quân 5 năm tăng 4,4%. Ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn chưa phát triển, chủ yếu là khai thác đá vôi, tận thu, sơ chế titan, quặng sắt và một số khoáng sản khác. Các khoáng sản khác như cát trắng Ba Đồn, vàng Xà Khía, khai thác chế biến mangan chưa đầu tư.

- Công nghiệp hóa chất: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 662 tỷ đồng, tốc độ bình quân 5 năm tăng 0,8%. Công nghiệp hóa chất trên địa bàn chậm phát triển, giai đoạn này không có dự án mới đầu tư. Các doanh nghiệp hiện có vẫn duy trì và ổn định sản xuất. Dự án sản xuất vôi Kim Hóa, dự án bột đá Châu Hóa đã khởi công nhưng chưa triển khai thực hiện được.

- Công nghiệp dệt may, da giày: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 326 tỷ đồng, tốc độ bình quân 5 năm tăng 29,1%. Công nghiệp dệt may phát triển mạnh, trong giai đoạn vừa qua đã đầu tư và đưa vào sản xuất thêm 3 nhà máy. Các nhà máy

hiện có tiếp tục đầu tư mở rộng và đi vào sản xuất, thu hút gần 1.800 lao động. Hiện nay, đang xúc tiến sớm triển khai đầu tư nhà máy may tại huyện Lệ Thủy và thị xã Ba Đồn, dự án sản xuất cọc sợi đang xúc tiến đầu tư.

Trong 5 năm qua, nhiều sản phẩm công nghiệp tăng khá và liên tục qua các năm. Một số sản phẩm đã tạo được thương hiệu và chổ đứng vững chắc trên thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, tăng thu ngân sách. Bên cạnh đó, một số sản phẩm sản xuất sụt giảm như: Mực đông lạnh, thuốc viên, gạch nung. Nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

3.1.2.3. Khu vực kinh tế du lịch - dịch vụ, thương mại:

Các loại hình du lịch phát triển khá nhanh, du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Việc đầu tư xây dựng, tôn tạo các di tích lịch sử, danh thắng, các cơ sở hạ tầng và mạng lưới dịch vụ nhà hàng khách sạn đã tăng đáng kể. Công tác quảng bá du lịch và việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với phát triển, nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch đã chú trọng hơn. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, với hệ thống các hang động kỳ vĩ và các khu du lịch nghĩ dưỡng như Mỹ Cảnh, đã trở thành những điểm đến thu hút ngày càng đông du khách. Đặc biệt, Vũng Chùa, Đảo Yến – nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên nghỉ nay đã trở thành một điểm đến thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi ngày.

Hoạt động thương mại nội địa tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân hàng năm tăng 15,6%. Mạng lưới dịch vụ, thương mại, hệ thống phân phối hàng hóa ngày càng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng, mẫu mã, phong phú và đa dạng về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ và kịp thời cho đồng bào miền núi.

Tuy hoạt động xuất khẩu giữ được sự tăng trưởng cao qua các năm nhưng chưa vững chắc. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: Cao su, gỗ xẻ, nhựa thông,... Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều.

Các loại hình dịch vụ khác: Vận tải biển, cảng biển và hàng không tiếp tục phát huy hiệu quả; Doanh thu vận tải ước đạt 2.307 tỷ đồng, tăng 13,1% so cùng kỳ. Các loại hình dịch vụ khác như: bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khám chữa bệnh, tư vấn pháp luật... tiếp tục phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 ước đạt 730 triệu USD, tăng bình quân 1,4%/năm, tăng hơn 400 triệu USD so với thời kỳ 2006-2010. Hoạt động nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của địa phương.

3.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm 8,5%-9,0%. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm:

- Nông, lâm, ngư nghiệp 4,0-4,5%. - Công nghiệp - xây dựng 10,0-11,0%. - Dịch vụ 9,0-9,5%.

Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế:

- Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 17,5 %. - Công nghiệp - xây dựng chiếm 27,5 %. - Dịch vụ chiếm 55,0 %.

(Theo nguồn Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tỉnh quảng bình (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)