Tình hình nghiên cứu các giống lúa chịu mặn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 31 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2. Tình hình nghiên cứu các giống lúa chịu mặn ở Việt Nam

- Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu thành công nhiều giống lúa mới có khả năng chịu mặn và đưa vào sản xuất trong cả nước như: Xi23 (1990), Xi12 (1990), X20 và X21 (1996), X19 (2000), BM 9874, BM 9830, Nàng Thơm Chợ Đào...

- Theo Bùi Chí Bửu và cộng sự [15] Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều nghiên cứu về giống lúa chịu mặn phục vụ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng của nhiễm mặn. Kết quả nghiên cứu từ năm 2009 đến nay đã bước đầu tìm 30 dòng lúa khả năng chịu được độ mặn 5-6‰. Là những dòng lúa kế thừa, được phát hiện chịu mặn qua nhiều lần thanh lọc trong phòng thí nghiệm và nhà lưới. Để đánh giá khả năng chịu mặn, Viện đang phối hợp khảo nghiệm ở một số trung tâm giống của các tỉnh như Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu... Một số giống lúa mới của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long xác định có khả năng kháng mặn khá cao như: OM6976, OM6677, OM5464, OM5629, OM5166, OM5451, OM4059, OM6164... đã và đang được khảo nghiệm ở một số tỉnh nói trên. Hai giống OM6976 và OM5166 đang được tiếp tục khảo nghiệm, xác định biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng tính chịu mặn và năng suất của giống.

- Giống lúa OM4900 được lai theo phương pháp cổ truyền, có giống bố là Jasmine 85 và mẹ là C53 (Lemont). Người tạo ra nó với mong muốn kết hợp các đặc điểm di truyền cho năng suất cao, mùi thơm và hàm lượng amylose thấp. Sau 5 năm chọn lọc, kết quả cho ra giống lúa OM4900 chất lượng tốt, năng suất từ 5 - 8 tấn/ha, có khả năng chịu mặn, chống rầy nâu tốt, đặc biệt có thể chịu ngập đến 20 ngày. Tính năng khá “chuẩn” này từ lâu là ao ước của người nông dân.

- Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009 đến nay đã bước đầu tìm được 30 dòng lúa có triển vọng chịu mặn là những dòng lúa kế thừa, được phát hiện chịu mặn qua nhiều lần thanh lọc trong phòng thí nghiệm và nhà lưới. Một số giống lúa mới của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long xác định có khả năng kháng mặn khá cao như: OM6976, OM6677, OM5464, OM5629, OM5166, OM 5451, OM 4059, OM 6164... đã và đang được khảo nghiệm ở một số tỉnh như Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu... Kết quả khảo nghiệm ban đầu ghi nhận khá khả quan, trong đó giống lúa OM5464 đang được đề nghị nhân rộng và trình Bộ Nông nghiệp công nhận là giống lúa sản xuất thử trong năm 2010. Hai giống OM6976 và OM5166 đang được tiếp tục khảo nghiệm, xác định biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng tính chịu mặn và năng suất của giống. Hai giống lúa mới này dự kiến xin công nhận trong năm 2011.

- Nguyễn Thị Lang và cộng sự. (2011) [3] đã kết luận: Phần lớn những tính trạng chống chịu với tính trạng bất lợi do môi trường là tính trạng di truyền số lượng QTL (Quantitative Trait Loci). Từ bản đồ di truyền tính trạng số lượng, các tác giả đã xác định được gen chống chịu điều kiện thiếu lân ở nhiễm sác thể số 12 và số 9, gen chống chịu mặn trên 12 nhiễm sắc thể...

- Phân tích QTL (Quantitative trait loci) tính trạng chống chịu mặn của cây lúa của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp phân tích bản đồ di truyền của tổ hợp lai IR 28/Đốc Phụng xác định marker RM223 liên kết với gen chống chịu mặn với khoảng cách di truyền 6,3 cM trên nhiểm sắc thể số 8 ở giai đoạn mạ [2].

- Nguyễn Thanh Tường và cộng sự. (2011) [8] đã tiến hành đánh giá khả năng chịu mặn của 56 giống lúa mùa trồng ven biển vùng ĐBSCL bằng phương pháp điện di ADN, sử dụng chỉ thị phân tử với primer (cặp mồi) RM23. Kết quả thí nghiệm cho thấy có 21 giống lúa thể hiện băng ADN giống như giống chuẩn kháng mặn (Đốc Phụng) và 27 giống thể hiện băng ADN tương tự như giống chuẩn nhiễm mặn (IR28).

- Theo Lưu Thị Ngọc Huyền (2012) [2] đã sử dụng phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai hồi giao (MABC – Marker Assisted BackCrossing) để quy tụ Saltol vào giống lúa AS996. Trong tổng số 500 chỉ thị SSR nằm rải rác trên 12 nhiễm sắc thể được sử dụng để sàng lọc đa hình các giống bố mẹ có 52 chỉ thị trong vùng gel Saltol. Chỉ tìm được 63/500 chỉ thị đa hình, được sử dụng để sàng lọc cá thể

một dòng BC3F1- P284-112-209 có chứa vùng gen Saltol và gần 100% nền di truyền

của giống nhận gen và bốn dòng BC3F1 khác P307-305-21, P284-112-198, P284-112-

213 chỉ có một locus (vị trí) dị hợp tử trong số 63 chỉ thị sàng lọc. Dòng BC4F1 được lai tạo mang gần 100% hình thái và nền gen của cây nhận gen AS996 sẵn sàng cho phát triển giống lúa mới AS996-Saltol chịu mặn.

- Theo Lã Tuấn Nghĩa (2012) [6] đã tiến hành phân tích khả năng chịu mặn của 200 giống/dòng lúa. Kết quả cho thấy các giống lúa có khối lượng rễ khô, thân khô lớn về cơ bản cũng có khả năng chịu mặn tốt và thời gian sống sót cũng dài hơn. Nghiên cứu xác định được 4 giống lúa là: Chành trụi, Cườm dạng 2, Ngoi tía, Nếp cúc có khả năng chịu mặn tốt với điều kiện thí nghiệm với 0,8% NaCl, EC=16dS/m và điều kiện thí nghiệm đồng ruộng với 0,5% NaCl, EC = 10dS/m.

Nguyễn Thị Tâm và cộng sự (2008), đánh giá khả năng chịu mặn ở mức độ mô sẹo của 4 giống lúa: OM 4498, VND 95-20, IR 64, CR 203 bằng phương pháp nuôi cấy in vitro nhằm phục vụ cho việc chọn tạo vật liệu khởi đầu. Qua nghiên cứu, tác giả đã thu được ở cả 4 giống lúa đều có khả năng tạo mô sẹo và khi xử lý mô sẹo ở các nồng độ NaCl 0,03M, NaCl 0,07M và NaCl 0,1M. Mô sẹo ở các giống lúa có tốc độ sinh trưởng và khả năng tái sinh chồi khác nhau, cao nhất là giống OM 4498. Tác giả đã tạo được 68 dòng mô và 180 dòng cây xanh.

Tác giả Đặng Minh Tâm và cộng sự (2003) [31], nuôi cấy mô 10 giống, bao gồm lúa mùa địa phương và cao sản chống chịu mặn ở mức khá (cấp 3 - 5), trong môi trường có chứa NaCl ở mức 1,0 và 1,5% cho tỷ lệ tái sinh cao.

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009 đến nay đã bước đầu tìm được 30 dòng lúa có triển vọng chịu mặn là những dòng lúa kế thừa, được phát hiện chịu mặn qua nhiều lần thanh lọc trong phòng thí nghiệm và nhà lưới. Một số giống lúa mới của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long xác định có khả năng kháng mặn khá cao như: OM6976, OM6677, OM5464, OM5629, OM5166, OM5451, OM4059, OM6164... đã và đang được khảo nghiệm ở một số tỉnh như Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu... Kết quả khảo nghiệm ban đầu ghi nhận khá khả quan, trong đó giống lúa OM5464 đang được đề nghị nhân rộng và trình Bộ Nông nghiệp công nhận là giống lúa sản xuất thử trong năm 2010. Hai giống OM6976 và OM5166 đã được khảo nghiệm, xác định biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng tính chịu mặn và năng suất của. Thực tế trong sản xuất hiện nay ở một số vùng lúa nhiễm mặn, ruộng lúa thường bị ngập tạm thời trong thời gian từ 7 - 18 ngày sau khi xuống giống đầu vụ. Hướng nghiên cứu thích nghi này đã được Viện Lúa Quốc tế thực hiện, còn Viện Di truyền Nông nghiệp cũng đang bắt đầu thực hiện. Giống lúa bố mẹ mang tính chịu mặn và chịu ngập đã được xác định và không bị rào cản về bản quyền nguồn giống. Do biến đổi khí hậu, kết hợp với việc xuất hiện đê ngăn nước thượng nguồn các dòng

sông nên có thể bị thiếu tạm thời. Do đó chọn giống lúa chịu hạn trong thời gian ngắn (khoảng 5 - 14 ngày), đất không quá khô hạn (ráo nước đến hơi khô) mà vẫn cho năng suất khá cao (4 - 7 tấn/ha) là thích ứng nhất với điều kiện biến đổi khí hậu. Chọn giống lúa theo hướng này sẽ đáp ứng tốt với kỹ thuật quản lý nước tưới tiêu tiết kiệm của Viện Lúa Quốc tế (tưới - khô ráo xen kẽ) và hợp với điều kiện nguồn nước hiện nay.

Tính đến thời điểm này, một số giống lúa mới của Viện lúa ĐBSCL xác định có khả năng kháng mặn ở mức từ 0,3 - 0,4% như OM6976, OM6677, OM5464, OM5629, OM5166,... đã và đang được khảo nghiệm ở một số tỉnh: Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre. Kết quả khảo nghiệm ban đầu ghi nhận khá khả quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)