Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 68 - 75)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ

Đông Xuân 2015-2016

Vụ Đông Xuân 2015-2016, diễn biến thời tiết bất thường, mưa rét kéo dài trong suốt thời kỳ sau gieo cấy đến kết thúc đẻ nhánh nên thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm. Từ giai đoạn sau đẻ nhánh - cuối vụ, thời tiết

thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển. Ruộng luôn được cung cấp đủ nước, không xảy ra tình trạng khô hạn thiếu nước như vụ Hè Thu 2015 nên độ mặn nước ruộng thí nghiệm biến động ở mức thấp.

Độ mặn ruộng thí nghiệm vụ Đông Xuân 2015-2016 ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa. Các số liệu về chiều cao cây, số nhánh/khóm, diện tích lá đòng...đều cho thấy các giống lúa sinh trưởng phát triển khá tốt. Nhằm đánh giá chính xác nhất về các giống thí nghiệm, chúng tôi theo dõi, thu thập số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa vụ Đông Xuân 2015- 2016 và thu được bảng 3.11.

Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2015-2016 CT Giống Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000 hạt (g) Năng suất thuyết Thực thu GSR50 314,00ab 155,20a 113,67a 64,33 22,2 79,41ab 59,29ab

GSR58 311,73b 147,13abc 110,20ab 70,57 21,8 74,89abc 57,57abc

GSR63 270,60c 141,60bcd 103,20ab 60,88 21,5 60,10d 45,27d GSR66 331,20a 145,47abcd 110,20ab 59,98 22,1 80,78a 60,17a GSR81 301,60b 149,27ab 106,73ab 60,41 21,2 70,21bcd 51,53bcd GSR90 313,00ab 134,87cd 99,13b 68,85 23,2 68,29cd 53,30abc GSR96 319,60ab 134,07d 99,13b 60,71 21,9 69,35bcd 51,57bcd DV4 316,87ab 134,8cd 98,93b 64,75 21,8 68,29cd 50,57cd KD18 302,67b 138,67bcd 102,13ab 60.09 22,4 69,35bcd 51,73bcd Cv (%) Cv (%) 3,51 5,18 7,95 - 8,53 8,51 LSD0,05 LSD0,05 18,75 12,75 14,42 - 10,57 7,83

(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 95%).

Biểu đồ 3.3: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2015-2016.

- Số bông/m2phụ thuộc vào mật độ, khả năng đẻ nhánh và cho nhánh hữu hiệu của

giống. Khả năng đẻ nhánh và cho nhánh hữu hiệu lại phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cân đối đầy đủ và các yếu tố ngoại cảnh khác. Qua bảng 3.11 cho thấy:

+ Vụ Đông Xuân 2015-2016: Số bông/m2

của giống dao động từ 270,6 bông đến

331,2 bông. Trong đó, giống GSR66 cho số bông/m2 cao nhất (331,2 bông), giống có

số bông/m2

thấp là giống GSR63 (270,6 bông). Các giống GSR50, GSR58, GSR90,

GSR96, DV4 cũng là những giống cho số bông/m2 cao (từ 311,73 bông/m2 đến 319,60

bông/m2). Giống Khang Dân 18 cho số bông là 302,67 bông/m2, thấp hơn các giống

GSR50, GSR66, GSR90, GSR96 từ 10,33 bông/m2 đến 28,53 bông/m2.

- Số hạt/bông: Số hạt/bông phụ thuộc vào giống, mật độ, thời vụ, chế độ dinh dưỡng và tình hình sâu bệnh hại. Giống cho bông dài hay ngắn, hạt trên bông kết dày hay thưa sẽ cho kết quả số hạt trên bông nhiều hay ít, mật độ gieo cấy cũng ảnh hưởng đến kích thước bông lúa và số hạt trên bông. Mật độ quá dày thường ảnh hưởng xấu đến bông lúa, làm cho bông lúa nhỏ, ngắn. Trong vụ Đông Xuân 2015-2016: Số hạt/bông của các giống lúa dao động từ 134,07 hạt/bông đến 155,20 hạt/bông. Trong

hơn giống Khang Dân 18 (ĐC) 16,53 hạt/bông ở mức ý nghĩa 95%. Giống GSR96 có số hạt/bông thấp nhất (132,07 hạt/bông), thấp hơn giống Khang Dân 18 (ĐC) 4,6 hạt/bông. Hệ số biến động số hạt/bông của các giống lúa thí nghiệm là CV=3,51%, độ lệch chuẩn nhỏ nhất là LDS=12,57%. Như vậy, các giống GSR58, GSR66, GSR81 có số hạt/bông tương đối cao (từ 145,47 đến 149,27 hạt/bông) có sự sai khác có ý nghĩa so với giống Khang Dân 18 ở mức α = 95%. Các giống GSR90, GSR96, DV4 và Khang Dân 18 cho số hạt/bông thấp (từ 134,07 đến 138,47 hạt/bông).

- Số hạt chắc/bông có tính quyết định đến năng suất lúa: Số hạt chắc/bông phụ thuộc vào giống, thời tiết đặc biệt là thời tiết giai đoạn trổ, đồng thời phụ thuộc vào dinh dưỡng được cung cấp, đặc biệt là lân và kali. Thời kỳ ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông là thời kỳ phân hóa đòng đến thời kỳ vào chắc.

+ Trong vụ Đông Xuân 2015-2016: Độ mặn nước của ruộng thí nghiệm giảm nhiều so với vụ HT 2015. Trong đó các giai đoạn như đẻ nhánh, làm đòng, trổ đều không chịu áp lực của độ mặn. Qua bảng 3.11 cho thấy: Số hạt chắc/bông của các giống lúa dao động từ 98,93 hạt/bông đến 113,67 hạt/bông. Trong đó, giống GSR50 cho số hạt chắc/bông cao nhất (113,67 hạtchắc/bông), cao hơn các giống khác từ 3,47 hạt chắc/bông đến 14,74 hạt chắc/bông và cao hơn giống Khang Dân 18 (ĐC) 11,54 hạt chắc/bông ở mức ý nghĩa α = 95%; Giống GSR50 có số hạt chắc/bông cao vượt trội so với các giống khác. Giống DV4 có số hạt chắc/bông thấp nhất (98,93 hạt chắc/bông). Các giống GSR58 và GSR66 cho hạt chắc/bôngtương đối cao (110,20 hạt chắc/bông). Các giống GS90, GSR96, cho số hạt chắc/bông thấp (98,93 hạt/bông đến 99,13 hạt/bông), thấp hơn giống Khang Dân 18 từ 3 đến 3,2 hạt chắc/bông. Các giống GSR63, GSR81, Khang Dân 18 cho số hạt chắc/bông tương đối thấp (từ 102,13 hạt chắc/bông và 106,67 hạt chắc/bông).

- Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt cũng là yếu tố có quyết định đến năng suất, khối lượng 1000 hạt tương đối ổn định theo từng giống, ít bị thay đổi bởi điều kiện đất đai, chăm sóc, phân bón...Tuy nhiên trong điều kiện bất lợi cho tích lũy dinh dưỡng thì khối lượng 1000 hạt cũng có biến đổi nhỏ. Khối lượng 1000 hạt do đặc tính giống quyết định và do hai thành phần tạo nên trong nó là vỏ trấu và lượng tinh bột tích lũy ở trong đó. Trong vụ Đông Xuân 2015-2016, khối lượng 1000 hạt của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 21,2 đến 23,2g. Trong đó, giống có khối lượng 1000 hạt cao nhất là GSR90, khối lượng 1000 hạt đạt 23,2g, cao hơn 0,8g/1000 hạt so với giống Khang Dân 18, giống có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là giống GSR66 (21,1g), thấp hơn 1,3g so với giống Khang Dân 18. Các giống GSR50, Khang Dân 18 có khối lượng 1000 hạt tương đối cao (22,2g và 22,4g). Các giống GSR58, GSR63, GSR81, GSR96 có khối lượng 1000 hạt từ 21,5 đến 21,9g, thấp so với giống Khang Dân 18.

- Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết được tính dựa vào số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt.

+ Trong vụ Đông Xuân 2015-2016, năng suất lý thuyết của các giống lúa biến động từ 60,10 – 80,78 tạ/ha. Giống GSR66 có năng suất lý thuyết cao nhất (80,78 tạ/ha), cao hơn các giống khác từ 1,37 tạ/ha đến 20,68 tạ/ha và cao hơn giống Khang Dân 18 (11,25 tạ/ha) ở mức ý nghĩa α = 95%. Năng suất lý thuyết thấp nhất là giống GSR63 (60,10 tạ/ha), thấp hơn giống Khang Dân 18 (9,25 tạ/ha). Giống đối chứng Khang Dân 18 có năng suất lý thuyết là 69,35 tạ/ha. Các giống GSR50, GSR58, GSR66 có năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng Khang Dân 18 từ 5,54 tạ/ha đến 11,43 tạ/ha ở mức ý nghĩa α = 95%. Các giống GSR63, GSR90, DV4 có năng suất thấp hơn giống đối chứng từ 1,06 tạ/ha đến 9,25 tạ/ha. Hệ số biến động năng suất lý thuyết của các giống lúa thí nghiệm (Cv = 8,53%). Độ lệch chuẩn nhỏ nhất của năng suất lý thuyết (LSD0,05= 10,57). Điều này chứng tỏ giữa các giống lúa thí nghiệm có sự sai khác về năng suất lý thuyết rất có ý nghĩa.

- Năng suất thức thu là năng suất thực tế thu được trên đơn vị diện tích, kết quả thu được chính xác cuối cùng của. Năng suất thực thu phản ánh tương đối chính xác về mặt di truyền cũng như sự thích nghi của các giống lúa trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Giống lúa cho năng suất cao chỉ phát huy trong điều kiện sinh thái nhất định. Cùng điều kiện sinh thái, cùng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc, giống nào cho năng suất cao chứng tỏ giống đó có khả năng thích nghi trong điều kiện sinh thái đó. Trong cùng điều kiện mặn của ruộng thí nghiệm, giống nào cho năng suất thực thu cao chứng tỏ giống đó có khả năng chịu mặn tốt.

+ Đối với vụ Đông Xuân 2015-2016: Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm biến động trong khoảng 45,27 – 60,17 tạ/ha. Trong đó giống GSR66 có năng suất thực thu cao nhất (60,17 tạ/ha), GSR63 có năng suất thấp nhất (45,27 tạ/ha) Các giống có năng suất thực thu cao hơn hẳn so với giống đối chứng Khang Dân 18 ở mức ý nghĩa α = 95%. là: GSR50, GSR58, GSR66. Các giống có năng suất thực thu thấp hoặc bằng giống Khang Dân 18 là: GSR63, GSR81và DV4, các giống này có năng suất thực thu biến động từ 45,27 tạ/ha đến 51,57 tạ/ha. Giống GSR90 là giống có năng suất thực thu cao so với các giống khác ở vụ Hè Thu 2015 nhưng lại thấp ở vụ Đông Xuân 2015-2016. Năng suất thực thu của giống GSR90 đạt 53,30 tạ/ha, thấp hơn các giống GSR50, GSR58 và GSR66 nhưng cao hơn giống đối chứng là 1,27 tạ/ha. Hệ số biến động năng suất thực thu vụ Đông Xuân (Cv=8,51%). Độ lệch chuẩn nhỏ nhất của năng suất lý thuyết là (LSD0,05= 7,83). Điều này chứng tỏ giữa các giống lúa thí nghiệm có sự sai khác rất có ý nghĩa về năng suất thực thu.

Trong vụ Đông Xuân 2015-2016, các giống lúa đều cho năng suất cao hơn vụ Hè Thu 2015. Trong đó các giống cho năng suất cao vượt trội là GSR50, GSR58, GSR66.

Giống GSR90 cho năng suất cao hơn các giống khác trong vụ Hè Thu 2015 nhưng lại thấp ở vụ Đông Xuân 2015-2016. Giống GSR66 cho năng suất thấp ở vụ Hè Thu 2015 nhưng lại cao vượt trội ở vụ Đông Xuân 2015-2016. Như vậy, trong những điều kiện mùa vụ khác nhau thì năng suất của các giống cũng khác nhau.

Bảng 3.12. Chênh lệch năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Vụ Hè Thu 2015 Vụ Đông Xuân 2015-2016

NSTT (tạ/ha) Chênh lệch so với KD18 (tạ/ha) Đánh giá sự sai khác so với KD18 NSTT (tạ/ha) Chênh lệch so với KD18 (tạ/ha) Đánh giá sự sai khác so với KD18 GSR50 28,86c 0,16 - 59,29ab 7,56 ** GSR58 47,97a 19,47 ** 57,57abc 5,84 * GSR63 28,03c - 0,47 - 45,27d -6,48 * GSR66 37,50b 9 * 60,17a 8,44 ** GSR81 30,30c 1,8 - 51,53bcd -0,2 - GSR90 46,50a 18 ** 53,30abc 1,57 - GSR96 28,23c -0,27 - 51,57bcd -0,16 - DV4 27,23c -1,27 - 50,57cd -1,67 - ĐC 28,50c - - 51,73bcd - - Cv (%) 5,99 8,51 LSD0,05 3,49 ,83

Ghi chú: -: Không có sự sai khác; *: Sai khác ở mức ý nghĩa 95% **: Rất sai khác ở mức ý nghĩa 95%

Qua bảng 3.12 cho thấy:

- Vụ Hè Thu 2015: Năng suất thực thu của các giống so với giống Khang Dân 18 có sự chênh lệch khác nhau. Giống GSR58 và GSR90 có năng suất thực thu cao vượt trội so với giống Khang Dân 18 từ 18 tạ/ha đến 19,47 tạ/ha, qua xử lý thống kê

cho thấy sự sai khác về năng suất thực thu của 2 giống này với giống Khang Dân 18 là rất sai khác ở mức ý nghĩa α = 95%. Giống GSR66 có năng suất thực thu cao hơn 9 tạ/ha so với giống Khang Dân 18 và thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 95%. Các giống GSR50, GSR63, GSR81, GSR96, DV4 mặc dù có sự chênh lệch nhưng kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa ở mức α = 95%. Như vậy, các giống GSR58, GSR66, GSR90 có năng suất cao hơn giống Khang Dân 18 đang sản xuất phổ biến ở địa phương trong vụ Hè Thu. Các giống này được đánh giá là những giống có triển vọng để đưa vào sản xuất trong vụ Hè Thu.

- Vụ Đông Xuân 2015-2016: Giống GSR50 và GSR66 có năng suất thực thu cao vượt trội so với giống Khang Dân 18 từ 7,56 tạ/ha đến 8,44 tạ/ha, qua xử lý thống kê cho thấy sự sai khác về năng suất thực thu của 2 giống này với giống Khang Dân 18 là rất sai khác ở mức ý nghĩa α = 95%. Giống GSR58 có năng suất thực thu cao hơn 5,84 tạ/ha so với giống Khang Dân 18 và thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 95%. Giống GSR63 có năng suất thực thu thấp hơn 6,48 tạ/ha so với giống Khang Dân 18 và sai khác ở mức ý nghĩa α = 95%. Các giống GSR81, GSR90, GSR96, DV4 mặc dù có sự chênh lệch nhưng kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa ở mức α = 95%. Như vậy, các giống GSR50, GSR66, GSR58 có năng suất cao hơn giống Khang Dân 18 đang sản xuất phổ biến ở địa phương trong vụ Đông Xuân. Các giống này được đánh giá là những giống có triển vọng để đưa vào sản xuất trong vụ Đông Xuân.

Đối chiếu, so sánh với kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu mặn từ bộ lúa siêu xanh ở Phú Yên, Thừa Thiên Huế cho thấy:

Kết quả nghiên cứu tại Phú Yên, theo Đặng Văn Mạnh, Trần Thị Lệ, Hoàng Long và Hoàng Kim [4], từ 20 giống thu thập và giống ML49 làm đối chứng được trồng phổ biến ở địa phương. Khảo nghiệm cơ bản trong hai vụ với điều kiện độ mặn của ruộng lúa dao động 5-8‰, có thời điểm tăng đến 10,56%. Kết quả đã chọn được 5 giống lúa có năng suất cao là GSR38, GSR50, GSR66 và GSR90 và H11. Khảo nghiệm sản xuất 5 giống lúa chịu mặn triển vọng này với giống ML49 làm đối chứng trên ruộng có độ mặn 4,7-7,0‰ trong vụ Đông Xuân 2014-2015. Kết quả đã chọn được 3 giống lúa triển vọng GSR50, GSR90 và GSR38 có năng suất thực thu 76,1 tạ/ha, 74,7 tạ/ha và 70,4 tạ/ha, vượt 54,98%, 52,13% và 43,385 so với ML49 đạt 49,1 tạ/ha.

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế của Đại học Nông Lâm Huế: Từ 22 giống lúa siêu xanh và giống lúa Khang Dân 18 làm đối chứng. Khảo nghiệm cơ bản trong hai vụ (ĐX 2012-2013 và HT 2013) với điều kiện độ mặn ruộng lúa dao động 3 -5,26‰. Khảo nghiệm sản xuất 3 giống lúa chịu mặn triển vọng này với giống Khang Dân 18 làm đối chứng trên ruộng có độ mặn 3-5,0‰ trong vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014. Kết quả: Các giống GSR50,

GSR58 GSR90, GSR38 và Khang Dân 18 lần lượt có năng suất thực thu 69,7 tạ/ha, 64,6 tạ/ha, 47,6 tạ/ha và 59 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 37,62 tạ/ha, 40,42 tạ/ha, 40,23 tạ/ha và 22,13 tạ/ha trong vụ Hè Thu 2014. Như vậy, vụ Hè Thu có các giống GSR50, GSR58, GSR90 có năng suất cao hơn 70,0%, 82,65%, 81,79% so với giống Khang Dân đạt 22,13 tạ/ha. Vụ Đông Xuân gồm có các giống GSR50 và GSR58 có năng suất cao hơn 18,14% và 9,5% so với giống Khang Dân đạt 59 tạ/ha. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm tại Thừa Thiên Huế đã chọn được giống GSR58 phù hợp cho sản xuất trong cả 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu) trên vùng đất nhiễm mặn ở Thừa Thiên Huế, năng suất đạt 64,6 tạ/ha (ĐX) và 40,4 tạ/ha (HT). Ngoài ra, giống GSR50 và GSR90 cũng có thể bổ sung vào bộ giống có khả năng chịu mặn cho địa phương.

So sánh với kết quả nghiên cứu tại Phú Yên năm 2014-2015 và kết quả nghiên cứu giống lúa chịu mặn tại Quảng Trị năm 2015-2016 có một số kết quả chung: Các giống GSR50, GSR90 được đánh giá là giống chịu mặn, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt hơn so với giống ML49 được trồng phổ biến ở Phú Yên và giống Khang Dân 18 được trồng phổ biến ở Quảng Trị.

So sánh với kết quả nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế năm 2012-2014 và kết quả nghiên cứu giống lúa chịu mặn tại Quảng Trị năm 2015-2016 có một số kết quả chung: Các giống GSR50, GSR58, GSR90 được đánh giá là giống chịu mặn, cho năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)