Thực trạng đất nhiễm mặn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 28 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3.2. Thực trạng đất nhiễm mặn ở Việt Nam

Đất bị nhiễm mặn ở Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu ha, chiếm gần 3% diện tích tự nhiên cả nước. Trong đó, hai vùng nhiễm mặn tập trung chủ yếu là hai châu thổ lớn Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng. Ảnh hưởng của nước biển ở vùng cửa sông vào đất liền Đồng bằng Sông Hồng chỉ khoảng 15km, nhưng ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có thể xâm nhập tới 40-50km (FAO, 2000).

Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đều bị nhiễm mặn. Đất mặn có diện tích là 744.000ha, chiếm 18,9% làm hạn chế tăng vụ và làm giảm năng suất của vùng. Tình hình hạn hán ở vùng này đang diễn ra ngày càng gay gắt. Theo báo Nhân Dân ngày

19/3/2016 [ 35], trong 3 tháng đầu năm 2016, đã có 168.501ha lúa ở vùng đồng bằng

sông Cửu Long đang giai đoạn làm đòng - trổ bị thiệt hại do hạn hán nhiễm mặn. Dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung đất cũng bị nhiễm mặn như Hà Tĩnh có khoảng 17.979 ha, Quảng Bình có hơn 9.300 ha bị nhiễm mặn và Ninh Thuận có gần 2300ha đất bị nhiễm mặn.

Đất mặn Việt Nam chủ yếu tập trung ở ven biển và theo tổ chức FAO – UNESCO có các loại sau:

Đất mặn sú, vẹt, đước: Theo FAO – UNESCO có diện tích 105.318 ha, phân bố ở nhiều vùng ven biển từ Nam ra Bắc nhưng nhiều nhất là ở vùng ven biển Nam Bộ từ Bến Tre đến Cà Mau.

Đất mặn nhiều:Theo FAO-UNESCO có diện tích 133.288 ha, loại đất này chiếm 0,42% diện tích đất tự nhiên cả nước và 15% nhóm đất mặn. Phần lớn tập trung ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long: 102.000 ha.

Đất mặn trung bình và ít: Có tổng diện tích 732.584 ha, phân bố tiếp giáp với đất phù sa, bên trong vùng đất mặn nhiều, đại bộ phận ở địa hình trung bình, cao còn ảnh hưởng của thủy triều. Loại đất này chiếm 2,4% có diện tích đất toàn quốc và khoảng 75% của nhóm đất mặn, tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đất mặn kiềm: Có diện tích khoảng 200 ha. Phân bố ở môt số vùng thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận với diện tích nhỏ. Trong đất mặn loại này có chứa nhiều Na2CO3 và NaHCO3, đất có độ pH khá cao ( pH>8).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)