Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 48 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Sau khi cấy, cây lúa bén rễ hồi xanh rồi bước và thời kỳ đẻ nhánh. Đây là thời kỳ có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống cây lúa và quá trình tăng năng suất về sau. Thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc vào thời vụ, giống và biện pháp kỹ thuật canh tác.

Trong thời kỳ đẻ nhánh nói chung, có thể phân ra thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và thời gian đẻ nhánh vô hiệu. Thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu là thời kỳ rất quan trọng bởi nó quyết định số bông lúa/m2. Thời kỳ này cần được quan tâm và có chế độ đầu tư hợp lý đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây để cây lúa đẻ nhánh tập trung và cho số nhánh hữu hiệu cao.

Đẻ nhánh được coi là một trong những đặc tính sinh lý quan trọng của cây lúa, quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số lượng nhánh hữu hiệu từ đó quyết định số bông/m2, thời gian đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu chịu ảnh hưởng của yếu tố giống, mật độ, kỹ thuật cấy, mùa vụ, đất đai, dinh dưỡng và chế độ nước tưới. Có giống có khả năng đẻ nhánh khỏe, cho nhiều nhánh hữu hiệu nhưng cũng có giống thì ngược lại. Mật độ cấy thưa thường đẻ nhánh nhiều hơn so với mật độ cấy dày. Cấy đảm bảo kỷ thuật, đúng độ sâu thì cây lúa đẻ nhánh đầy đủ so với cấy quá sâu hoặc quá nông. Dinh dưỡng và nước tưới đầy đủ thì cây lúa đẻ nhánh nhiều hơn, chất lượng nhánh tốt hơn so với thiếu dinh dưỡng. Thời tiết lạnh kéo dài làm cho cây lúa đẻ nhánh chậm hơn so với thời tiết ấm.

Thời kỳ đẻ nhánh là thời kỳ mà hình thái cây lúa có nhiều chuyển biến so với giai đoạn mạ. Đồng thời đây cũng là quá trình sinh lý phức tạp yêu cầu cao về dinh dưỡng thiết nên phải bón thúc đẻ nhánh cho lúa khi cây lúa vào giai đoạn đẻ nhánh. Giai đoạn đẻ nhánh được xem là giai đoạn quan trọng có ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa về sau. Chính vì vậy, chúng tôi đã theo dõi động thái đẻ nhánh và số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa ở hai vụ và thu được những kết quả như bảng 3.4:

Bảng 3.4. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Chỉ tiêu

Giống

Số nhánh đẻ …ngày sau cấy

7 14 21 28 35 42 HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX GSR50 1,13 1.13 3,45 1,40 4,53 2,20 6,73 5,67 8,33 8,60 8,33 10,27 GSR58 1,4 1.20 3,67 2,27 6,13 3,73 8,07 7,4 9,33 10,33 9,33 10,33 GSR63 1,06 1.13 3,40 3,00 6,10 3,93 8,07 6,73 8,53 8,00 8,53 9,07 GSR66 1,20 1.20 4,40 3,67 6,67 5,40 7,70 7,93 8,80 9,40 8.80 11,1 GSR81 1,13 1.13 3,20 2,87 5,60 4,6 7,87 6,67 8,33 8,80 8,33 9,93 GSR90 1,20 1,27 3,67 3,0 6,73 5,13 8,47 8,67 9,60 10,0 9,60 10,0 GSR96 1,07 1,13 3,80 2,87 9,93 5,87 10,0 9,07 10,07 10,4 10,07 10,8 DV4 1,07 1,07 3,47 2,67 5,53 4,53 7,87 7,27 8,33 8,67 8,33 8,73 ĐC 1,13 1,07 3,2 2,0 7,00 6,0 8,12 8,33 8,80 9,20 8,80 9,20

Qua bảng 3.4 cho thấy động thái đẻ nhánh của các giống ở vụ Hè Thu và Đông

Xuân là khác nhau. Ở vụ Hè Thu, tất cả các giống đều có thời gian đẻ nhánh ngắn hơn vụ Đông Xuân. Trong vụ Hè Thu, các giống đều đẻ nhánh tập trung trong khoảng 14 ngày đến 28 ngày sau cấy. Nhưng ở vụ Đông Xuân, các giống đều đẻ nhánh tập trung trong khoảng 21 ngày đến 35 ngày sau cấy. Điều này có thể giải thích là bởi yếu tố thời tiết ở 2 vụ khác nhau. Ở vụ Đông Xuân do thời tiết rét kéo dài giai đoạn đầu vụ nên tốc độ đẻ nhánh chậm hơn ở giai đoạn đầu và thời gian đẻ nhánh kéo dài hơn.

- Xét về khả năng cho số nhánh/cây:

+ Các giống cho số lượng nhánh/cây cao trong cả hai vụ là GSR58, GSR90, GSR96 (9,33 nhánh/cây đến 10,1 nhánh/cây ở vụ Hè Thu và 10,0 đến 10,8 trong vụ Đông Xuân 2015-2016). Trong đó giống GSR96 cho số nhánh/cây cao nhất (10,1 nhánh/cây ở vụ Hè Thu 2015 và 10,8 nhánh/cây ở vụ Đông Xuân 2015-2016).

+ Các giống GSR50, GSR66 cho số nhánh rất cao trong vụ Đông Xuân là tương ứng là 10,27 nhánh và 11,1 nhánh.

+ Các giống cho số nhánh thấp trong cả hai vụ là GSR63, GSR81, DV4 và Khang Dân 18 (từ 8,33 đến 8,8 nhánh/cây ở vụ Hè Thu 2015 và từ 8,73 đến 9,93 nhánh/cây ở vụ Đông Xuân 2015-2016). Trong đó giống DV4 cho số nhánh/cây thấp nhất ở cả hai vụ (8,33 nhánh/cây ở vụ Hè Thu 2015 và 8,73 nhánh/cây ở vụ Đông Xuân 2015-2016).

- Xét về thời gian đẻ nhánh: Thời gian đẻ nhánh sớm hay muộn và kéo dài bao lâu là tùy vào giống và phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết.

+ Vụ Hè Thu 2015, các giống lúa đẻ nhánh sớm (sau cấy 7 ngày) và đẻ nhánh rộ trong khoảng 21 đến 28 ngày sau cấy. Các giống có kết thúc đẻ nhánh tương đương nhau (khoảng 35 ngày sau cấy).

+Trong vụ Đông Xuân 2015-2016, các giống lúa đẻ nhánh sớm (sau cấy 7 ngày) và đẻ nhánh rộ trong khoảng 21 đến 35 ngày sau cấy. Những giống có thời gian đẻ nhánh kéo dài là GSR50, GSR63, GSR66 và GSR96 (khoảng 42 ngày sau cấy).

+ Những giống có thời gian đẻ nhánh sớm kết thúc là GSR58, GSR90 (28 ngày ở vụ Hè Thu 2015 và 35 ngày ở vụ Đông Xuân 2015-2016).

Những giống có thời gian đẻ nhánh kết thúc sớm phản ánh giống có khả năng đẻ nhánh tập trung. Những giống có thời gian đẻ nhánh kéo dài sẽ ảnh hưởng qua trình trổ về sau.

Ở cả hai vụ, các giống lúa đều đẻ nhánh khá tập trung. Các giống lúa đều cho số nhánh/cây khá cao. Trong đó, các giống GSR58, GSR90, GSR96 cho số nhánh/cây cao ở cả hai vụ. Giống GSR50 và GSR66 cho số nhánh/cây cao trong vụ Đông Xuân 2015-2016. Vụ Hè Thu, các giống đẻ nhánh trong khoảng 7 đến 28 ngày sau cấy. Vụ Đông Xuân 2015-2016 các giống đẻ tập trung trong khoảng 7 đến 35 ngày sau cấy.

Khả năng cho tổng nhánh/cây của cây lúa là rất quan trọng, nhưng số nhánh hữu hiệu lại là yếu tố quyết định số bông/m2, từ đó quyết định năng suất. Nhánh hữu hiệu phần lớn là các nhánh cấp 1, cấp 2, các nhánh được đẻ tập trung trong khoảng 2 đến 3 tuần đầu trong thời gian đẻ nhánh. Để đảm bảo trở thành nhánh hữu hiệu, cây lúa cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước. Các nhánh đẻ muộn về sau thường là nhánh vô hiệu hoặc nhánh cho số hạt/bông rất thấp. Vì vậy, việc hạn chế đẻ nhánh lai rai kéo dài là một trong những kỹ thuật tác động hạn chế đẻ nhánh vô hiệu.

Để đánh giá đúng tiềm năng năng suất của giống lúa, chúng tôi đã tiến hành theo dõi số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2015, Đông Xuân 2015-2016 và thu được bảng 3.5.

Bảng 3.5. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

TT Giống

Hè Thu 2015 Đông Xuân 2015-2016

Số nhánh tối đa (nhánh /cây) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/cây) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) Số nhánh tối đa (nhánh /cây) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/cây) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) 1 GSR50 8,33c 5,47bc 65,60 10,27ab 7,33ab 71,43 2 GSR58 9,33abc 6,93a 74,29 10,06ab 7,6a 75,50 3 GSR63 8,53c 4,87cd 57,03 9,07de 5,47d 61,76 4 GSR66 8,80bc 6,00b 68,18 10,73a 7,87a 73,29 5 GSR81 8,33c 5,13cd 61,60 9,67cde 6,60c 68,28 6 GSR90 9,60ab 6,87a 71,53 10,00cde 6,67bc 68,67 7 GSR96 10,07a 5,13cd 50,99 10,80a 6,87bc 63,61 8 DV4 8,33c 4,53d 54,40 8,70e 6,20c 67,18 9 KD18 8,80bc 4,53d 51,52 9,20cde 6,47c 70,29 Cv% 6,84 9,03 4,90 5,83 LSD0,05 1,05 0,86 0,83 0,69

(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 95%).

Qua bảng 3.5 cho thấy số nhánh/cây, nhánh hữu hiệu/cây và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm như sau:

- Đối với vụ Hè Thu 2015:

+ Số nhánh/cây của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 8,33 nhánh/cây đến 10,07 nhánh/cây. Trong đó giống GSR96 cho số nhánh/cây cao nhất (10,07 nhánh/cây); các giống GSR50, GSR63, GSR81, DV4, Khang Dân 18 đều cho số nhánh/cây thấp (8,33 nhánh/cây đến 8,80 nhánh/cây).

+ Số nhánh hữu hiệu: Số nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 4,53 đến 6,93 nhánh hữu hiệu/cây. Trong đó các giống GSR58, GSR90 cho số nhánh hữu hiệu cao (từ 6,93 đến 9,87 nhánh hữu hiệu/cây); các giống GSR63, DV4, Khang Dân 18 cho số nhánh hữu hiệu thấp (từ 4,53 đến 4,87 nhánh hữu hiệu/cây).

+ Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 50,99% đến 74,29%. Trong đó, giống cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất là GSR58 (74,29%), giống cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất là GSR96 (50,99%). Các giống GSR50, GSR66, GSR90 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu khá cao (từ 65,60% đến 71,53%). Giống DV4, Khang Dân 18 cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp (51,52% đến 54,40%).

- Đối với vụ Đông Xuân 2015-2016:

+ Số nhánh/cây của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 8,70 nhánh/cây đến 10,80 nhánh/cây. Các giống GSR50, GSR58, GSR66, GSR90 cho số nhánh/cây cao (từ 10,00 đến 10,80 nhánh/cây; trong đó giống GSR96 cho số nhánh/cây cao nhất (10,80 nhánh/cây). Các giống GSR63, GSR81, DV4 và Khang Dân 18 đều cho số nhánh/cây thấp (8,70 nhánh/cây đến 9,67 nhánh/cây); trong đó giống DV4 cho số nhánh/cây thấp nhất (8,70 nhánh/cây).

+ Số nhánh hữu hiệu/cây: Số nhánh hữu hiệu/cây của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 5,47 đến 7,87 nhánh hữu hiệu/cây. Các giống GSR50, GSR58, GSR66 cho số nhánh hữu hiệu/cây cao (từ 7,33 đến 7,87 nhánh hữu hiệu/cây); giống GSR66 cho số nhánh hữu hiệu/cây cao nhất (7,87 nhánh hữu hiệu/cây). Các giống GSR63, GSR81, GSR89, GSR 96, DV4, Khang Dân 18 cho số nhánh hữu hiệu/cây thấp (từ 5,47 đến 6,87 nhánh hữu hiệu/cây); trong đó giống GSR63 cho số nhánh hữu hiệu/ cây thấp nhất (5,47 nhánh hiệu/cây).

+ Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 61,76% đến 75,50%. Các giống GSR50, GSR58, GSR66, Khang Dân 18 cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu tương đối cao (từ 70,29% đến 75,50%), trong đó giống cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất là GSR58 (75,50%). Các giống GSR63, GSR81, GSR90, GSR96, DV4, Khang Dân 18 cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp (61,67% đến 68,67%); trong đó giống cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất là GSR63 (61,76%).

- Xét chung cả hai vụ:

+ Các giống GSR58, GSR66 cho số nhánh/cây, nhánh hữu hiệu/cây, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao ở cả hai vụ. Trong vụ Hè Thu 2015, giống GSR58 có số nhánh/cây đạt 9,33 nhánh/cây, nhánh hữu hiệu/cây đạt 6,93 nhánh hữu hiệu/cây, tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt 74,29%. So với giống Khang Dân 18 cao hơn 1,40 nhánh hữu hiệu/cây và 22,77%. Trong vụ Đông Xuân 2015-2016, giống GSR58 có số nhánh/cây đạt 10,06 nhánh/cây, nhánh hữu hiệu/cây đạt 7,60 nhánh hữu hiệu/cây, tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt 75,50%. So

với giống Khang Dân 18 cao hơn 0,86 nhánh hữu hiệu/cây và 5,21%. Giống GSR66 có số nhánh/cây đạt 10,73 nhánh/cây, nhánh hữu hiệu/cây đạt 7,87 nhánh hữu hiệu/cây, tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt 73,29%.

+ Các giống GSR63, GSR96, DV4 và Khang Dân 18 cho số nhánh/cây, nhánh hữu hiệu/cây, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp ở cả hai vụ. Giống GSR96 tuy có số nhánh/cây cao trong cả hai vụ (10,07 nhánh cây đối với vụ Hè Thu 2015 và 10,80 nhánh/cây đối với vụ Đông Xuân 2015-2016) nhưng tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất ở vụ Hè Thu 2015 (50,99%). Giống GSR63 cho số nhánh hữu hiệu và tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất trong vụ Đông Xuân 2015-2016 (5,47 nhánh hữu hiệu/cây và tỷ lệ nhánh hữu hiệu là 61,76%).

+ Giống GSR90 cho số nhánh hữu hiệu cao và tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao trong vụ Hè Thu 2015 nhưng lại thấp ở vụ Đông Xuân 2015-2016. Trong vụ Hè Thu 2015, số nhánh hữu hiệu đạt 6,87 nhánh hữu hiệu/cây và tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt 71,53%. Nhưng trong vụ Đông Xuân 2015-2016, tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt 63,61%, so với giống Khang Dân 18 thấp hơn 1,67%.

+ Giống GSR50 cho số nhánh hữu hiệu cao và tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp trong vụ Hè Thu 2015 nhưng lại cao ở vụ Đông Xuân 2015-2016. Trong vụ Hè Thu 2015, số nhánh hữu hiệu đạt 5,47 nhánh hữu hiệu/cây và tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt 65,60%. Nhưng trong vụ Đông Xuân 2015-2016, số nhánh hữu hiệu đạt 7,33 nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt 71,43%. So với giống Khang Dân 18 cao hơn 14,08% ở vụ Hè Thu 2015 và 1,14% ở vụ Đông Xuân 2015-2016.

Nhìn chung, trong vụ Đông Xuân 2015-2016, phần lớn các giống thí nghiệm đều có số nhánh/cây, số nhánh hữu hiệu/cây, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn so với vụ Hè Thu 2015. Điều này phù hợp với thực tế điều kiện thời tiết diễn ra trong hai vụ và diễn biến độ mặn ở cả hai vụ. Thời tiết vụ Đông Xuân tuy rét đầu vụ nhưng ruộng luôn được cung cấp đủ nước, độ mặn nước ruộng thí nghiệm thấp. Vụ Hè Thu, thời tiết nắng nóng, độ mặn trên ruộng thí nghiệm cao đã ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của hầu hết các giống lúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)