3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.8. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG CƠM CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ
lúa thấp, đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Độ dài hạt gạo: Độ dài hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 6,15mm đến 6,80mm. Giống có độ dài hạt gạo lớn nhất là GSR50 (6,80mm), giống có độ dài hạt ngắn nhất là Khang Dân 18 (6,15mm). Các giống GSR66, GSR90 và GSR96 có độ dài hạt gạo là 6,70mm tương đối lớn so với các giống còn lại. Các giống GSR58, GSR81 có độ dài hạt từ 6,4mm đến 6,50mm.
- Độ rộng hạt gạo: Độ rộng hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 1,84mm đến 2,04mm. Giống có độ rộng hạt gạo lớn nhất là GSR50 (2,04mm), giống có độ rộng hạt ngắn nhất là DV4 (1,84mm). Các giống GSR66, GSR90 và Khang Dân 18 có độ rộng hạt gạo từ 2,00mm đến 2,03mm tương đối lớn so với các giống còn lại. Các giống GSR63, GSR81 có độ rộng hạt trung bình từ 1,85mm đến 1,96mm.
- Tỷ lệ dài/rộng hạt gạo của các giống lúa dao động trong khoảng 3,13 đến 3,58. Giống có tỷ lệ dài/rộng hạt gạo lớn nhất là GSR63 và DV4 tương ứng 3,57 và 3,58. Giống có tỷ lệ dài/rộng hạt gạo nhỏ nhất là Khang Dân 18 tương ứng 3,13. Các giống GSR58 và GSR66 có tỷ lệ dài/rộng tương ứng là 3,32. Các giống GSR50, GSR81, GSR90, GSR96 có độ dài hạt trung bình so với các giống còn lại (từ 3,30 đến 3,49)
- Dạng hạt gạo gồm có các dang như tròn, dài, thon dài…Xét về giá trị thương mại, các giống cho dạng hạt gạo thon dài thường cho giá trị thương mại cao. Qua bảng 3.16 cho thấy các giống lúa đều cho dạng hạt gạo thon dài, tuy nhiên về tỷ lệ dài/rộng của các giống lúa có sự khác nhau.
3.8. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG CƠM CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM THÍ NGHIỆM
Chất lượng cơm là giá trị thực tế gắn với người sử dụng. Chất lượng cơm phản ánh chân thực về giá trị thương phẩm của hạt gạo. Phần lớn, những gạo cho mùi thơm, cơm mềm, có vị ngon và cơm trắng sẽ được ưa chuộng hơn, có giá bán cao hơn. Sau khi xay xát, chúng tôi tiến hành nấu cơm và đánh giá chất lượng cơm bằng phương pháp cảm quan cho điểm và thu được bảng 3.15.
Bảng 3.15. Chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm (điểm) Chỉ tiêu Giống Mùi thơm Mềm cơm Độ dính Độ trắng Độ bóng Vị ngon GSR50 5 3 4 4 4 5 GSR58 5 4 4 4 4 4 GSR63 3 4 3 3 2 3 GSR66 3 3 3 4 3 3 GSR81 4 4 3 3 2 2 GSR90 3 3 4 4 3 4 GSR96 2 4 3 4 3 3 DV4 3 3 3 3 2 2 KD18 2 2 3 4 3 2
- Mùi thơm: Mùi thơm của các giống lúa đạt từ điểm 2 đến điểm 5 tương ứng mức thơm nhẹ đến rất thơm. Trong đó giống GSR50 và GSR58 được đánh giá là rất thơm (điểm 5). Giống GSR96 và Khang Dân 18 hơi thơm (điểm 2). Giống GSR81 đạt 4 điểm tương ứng mức thơm. Giống GSR63, GSR66, GSR90, DV4 đạt điểm 3 mức thơm vừa.
- Mềm cơm: Các giống lúa thí nghiệm có điểm mềm cơm đạt từ điểm 2 đến điểm 4 tương ứng các mức cứng, hơi mềm, mềm. Trong đó giống GSR58, GSR63, GSR96 được đánh giá là mềm (điểm 4). Giống GSR50, GSR66, GSR90 được đánh giá hơi mềm cơm (điểm 3). Giống Khang Dân 18 được đánh giá là cứng cơm (điểm 2).
- Độ dính: Các giống lúa thí nghiệm có độ dính cơm đạt từ điểm 3 đến điểm 4 tương ứng các mức hơi dính và dính. Trong đó, các giống GSR50, GSR58, GSR90 được đánh giá là dính cơm (điểm 4). Giống GSR63, GSR66, GSR81, GSR96, DV4, Khang Dân 18 được đánh giá hơi dính cơm (điểm 3).
- Độ trắng cơm: Độ trắng cơm là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cơm bởi nó liên quan nhiều đến độ thẩm mỹ và đem lại cảm giác ngon miệng cho người sử dụng. Xét về giá trị thương mại thì các giống lúa cho cơm có độ trắng cao
điểm 3 đến điểm 5 tương ứng các mức trắng hơi xám, trắng ngà đến trắng. Trong đó, các giống GSR50, GSR58, GSR66 được đánh giá là trắng (điểm 5). Các giống GSR90, GSR96, Khang Dân 18 được đánh giá là trắng ngà (điểm 4).Giống GSR63, GSR81, DV4 được đánh giá trắng hơi xám (điểm 3).
- Độ bóng cơm: Độ bóng cơm là một chỉ tiêu đánh giá phẩm chất khá quan trọng bởi nó liên quan đến thẩm mỹ. Các giống lúa có độ bóng cơm thường được ưa chuộng hơn các giống cho cơm không bóng, mờ xỉn. Các giống lúa thí nghiệm có độ bóng cơm đạt từ điểm 2 đến điểm 4 tương ứng các mức hơi mờ xỉn, hơi bóng và bóng. Trong đó, các giống GSR50, GSR58 được đánh giá là bóng cơm (điểm 4).Giống GSR66, GSR90, GSR96, ĐC được đánh giá hơi bóng cơm (điểm 3). Các giống GSR63, GSR81 được đánh giá là hơi mờ xỉn (điểm 2).
- Vị ngon: Vị ngon là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá chất lượng cơm của các giống lúa. Khi chọn gạo để nấu cơm, người tiêu dung luôn muốn chọn các loại gạo cho chất lượng cơm ngon. Vì vậy, các giống lúa cho cơm ngon luôn là tiêu chí của các nhà chọn tạo giống và cũng là lựa chọn của người trồng lúa. Các giống lúa thí nghiệm có vị ngon cơm đạt từ điểm 2 đến điểm 5 tương ứng các mức hơi ngon, ngon vừa, ngon và rất ngon. Trong đó, các giống GSR50 được đánh giá rất ngon cơm (điểm 5), giống GSR58 được đánh giá là ngon cơm (điểm 4). Giống GSR63, GSR90, GSR96 được đánh giá ngon vừa (điểm 3).Các giống GSR81, DV4 và ĐC được đánh giá là hơi ngon (điểm 2).