DIỄN BIẾN ĐỘ MẶN NƯỚC Ở KHU VỰC RUỘNG THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 42 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. DIỄN BIẾN ĐỘ MẶN NƯỚC Ở KHU VỰC RUỘNG THÍ NGHIỆM

Độ mặn ở khu vực ruộng thí nghiệm là yếu tố có ảnh hưởng rõ ràng đến tính chịu mặn của các giống lúa thí nghiệm. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có khả năng chịu mặn khác nhau. Trong đó có những giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với độ mặn như giai đoạn mạ, giai đoạn làm đòng, giai đoạn trổ.

Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến độ mặn nước. Thời tiết nắng nắng gây khô hạn sẽ làm cho độ mặn nước ruộng thí nghiệm tăng. Để thấy được sự ảnh hưởng của độ mặn nước đến từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống lúa thí nghiệm, chúng tôi đo độ mặn định kỳ và tính độ mặn trung bình cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa và thu được các bảng 3.1.

Bảng 3.1. Diễn biến độ mặn nước (‰) ở ruộng thí nghiệm

Ngày sau cấy 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 98 105 112 HT2015 3,0 3,5 4,5 7,5 7,0 5,5 4,0 5,5 6,5 8,0 7,5 6,5 6,0 6,0 ĐX 2015/16 2,5 2,5 2,5 2,5 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 4,0

Qua bảng 3.1 cho thấy: Diễn biến độ mặn của ruộng thí nghiệm biến động khá lớn trong vụ Hè Thu 2015, còn vụ Đông Xuân biến động nhỏ, thay đổi không đáng kể. Độ mặn ruộng thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2015 dao động từ 3‰ đến 8‰. Độ mặn cao điểm trong vụ Hè Thu 2015 là ở giai đoạn 28 ngày đến 35 ngày sau gieo và giai đoạn 70 đến 77 ngày sau gieo. Đây là giai đoạn cao điểm của nắng hạn thiếu nước.

Độ mặn ruộng thí nghiệm ở vụ Đông Xuân dao động từ 2,5‰ đến 4‰. Độ mặn cao nhất trong vụ Đông Xuân 2015-2016 là ở giai đoạn 28 ngày đến 35 ngày sau gieo và giai đoạn 70 đến 112 ngày sau gieo. Tuy nhiên, độ mặn ruộng thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2015-2016 ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Để thấy được sự ảnh hưởng của độ mặn nước ruộng thí nghiệm đến từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa, chúng tôi tiến hành tính giá trị trung bình độ mặn nước trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa và thu được bảng số liệu 3.2 và biểu đồ 1:

Bảng 3.2. Diễn biến độ mặn nước (‰) của ruộng thí nghiệm theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

Giai đoạn Cây

con Đẻ nhánh Làm đòng Trổ Vào chắc Thu hoạch HT 2015 Khoảng 3-3,5 4,5-7,5 4-6,5 6,5-8 6,5-8,5 6-6,5 TB 3,25 6,00 5,00 7,25 7,00 6,25 ĐX 2015/16 Khoảng 2,50 2,5-3 3-3,5 3-3,5 3,5 3-4 TB 2,50 2,75 3,25 3,25 3,5 3,00

Biểu đồ 3.1. Diễn biến độ mặn nước tại thời điểm nghiên cứu

Qua bảng 3.2 và biểu đồ 1 cho thấy: Vụ Hè Thu 2015, giai đoạn lúa đẻ nhánh và giai đoạn ôm đòng - trổ có độ mặn nước cao nhất. Giai đoạn đẻ nhánh rộ (khoảng 28 ngày sau cấy) ruộng thí nghiệm có độ mặn nước từ 4,5‰ đến 7,5‰. Như vậy, độ mặn nước ở giai đoạn này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đẻ nhánh, tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm. Giai đoạn đòng -trổ (khoảng 60 -70 ngày sau cấy) ruộng thí nghiệm có độ mặn từ 5,5‰ đến 8‰. Đây được xem là độ mặn cao và ảnh hưởng đến quá trình làm đòng - trổ của các giống lúa. Qua diễn biến độ mặn ở các thời kỳ có thể đánh giá khả năng chịu mặn của các giống lúa thí nghiệm. Những giống có thời gian trổ muộn hơn và kéo dài hơn chịu ảnh hưởng mặn lớn hơn.

- Vụ Đông Xuân 2015-2016. Tình trạng hạn không xảy ra. Ruộng thường xuyên được cung cấp đủ nước nên độ mặn nước trên ruộng thí nghiệm thấp hơn nhiều ở vụ Hè Thu. Độ mặn nước thấp, dao động trong khoảng 2,5‰-4‰. Trong đó, giai đoạn lúa làm đòng - trổ có độ mặn cao nhất là 3,5‰ - 4‰. Độ mặn nước ruộng thí nghiệm thấp nhất ở giai đoạn cây con - đẻ nhánh. Độ mặn nước ruộng thí nghiệm vụ Đông Xuân 2015 - 2016 thấp, ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng phát triển của các giống lúa thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)