KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SÂU BỆNH HẠI CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 75 - 77)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.6. KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SÂU BỆNH HẠI CHÍNH

CHÍNH ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

Trong những năm gần đây, diễn biến sâu bệnh hại trên các loại cây trồng đặc biệt là cây lúa đang ngày càng phức tạp. Công tác phòng trừ sâu bệnh hại đang ngày càng khó khăn. Vấn đề sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng đang ngày càng gia tăng về chủng loại và số lượng. Vì vậy, chọn ra giống chống chịu tốt với sâu bệnh hại đang là xu hướng của các nhà chọn tạo giống. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại đang được xem là một trong những yếu tố để xem xét cơ cấu giống lúa trên đồng ruộng. Mỗi loại giống lúa có tính chống chịu với từng loại đối tượng sâu bệnh. Những giống vừa cho năng suất vừa kháng sâu bệnh tốt luôn được ưu tiên trong cơ cấu giống chủ lực nhằm hạn chế việc phun trừ thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Sâu bệnh phát triển trên từng giống lúa còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết, lý tính hóa tính của đất, chế độ dinh dưỡng...Tuy nhiên trong cùng một điều kiện ngoại cảnh, giống lúa nào nhiễm sâu bệnh nhiều hơn thì chứng tỏ khả năng chống chịu sâu bệnh kém hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa theo cách cho điểm và thu được bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại chính vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 (điểm)

Chỉ tiêu Giống

Sâu cuốn lá nhỏ Rầy nâu Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn

HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX GSR50 0 1 1 1 0 1 1 0 GSR58 0 0 1 0-1 0 0-1 0 0 GSR63 0 1 0 0 0 0 1 0 GSR66 1 1 0 0 0 0 0-1 0 GSR81 0 0 0 0 0 0 1 1 GSR90 0 0 0 0 0 0 0-1 1 GSR96 1 1 1 0-1 0 1 0 0-1 DV4 0 0 0 0 0 0 0 0-1 KD18 0 1 0 1 0 0 1 1

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu cuốn lá nhỏ là đối tượng gây hại phổ biến trên ruộng lúa và gây hại chủ yếu vào giai đoạn lúa đẻ nhánh - làm đòng. Theo tiêu chuẩn ngành về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật gây hại lúa [9]: Sâu cuốn lá nhỏ với mật độ thấp (<20 con/m2

ở giai đoạn mạ- đẻ nhánh và <10 con/m2 ở giai đoạn lúa làm đòng) hầu như không ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên khi mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trong vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016, sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện gây hại rải rác. Vụ Hè Thu 2015, giống GSR66 và GSR96 nhiễm nhẹ sâu cuốn lá nhỏ (điểm 1). Các giống còn lại đều không nhiễm sâu cuốn lá. Vụ Đông Xuân 2015-2016, các giống: GSR50, GSR63, GSR66, GSR96, Khang Dân 18 nhiễm nhẹ sâu cuốn lá nhỏ. Các giống còn lại không nhiễm.

- Rầy nâu: Rầy nâu luôn được xem là đối tượng gây hại khá nguy hiểm trên lúa bởi tính chất lây lan nhanh và gây cháy lúa rất nhanh nếu mật độ rầy cao. Rầy nâu thường phát sinh gây hại chủ yếu trên giống nhiễm, đặc biệt hại nặng ruộng gieo dày, bón thừa đạm. Theo số liệu ở bảng 3.14 cho thấy: Vụ Hè Thu 2015, các giống GSR50, GSR58 và GSR96 nhiễm nhẹ rầy nâu (điểm 1). Các giống còn lại đều không nhiễm rầy nâu. Vụ Đông Xuân 2015-2016, các giống: GSR50, GSR58, GSR96, Khang Dân

- Bệnh đạo ôn lá (bệnh cháy lá lúa): Bệnh đạo ôn lá là bệnh gây hại phổ biến trên lúa và gây hại chủ yếu trong vụ Đông Xuân. Do bào tử nấm bệnh phát sinh trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ từ 20-280C. Đây là bệnh khá nguy hiểm do bệnh lây lan nhanh, gây cháy lúa và gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây lúa và thiệt hại lớn đến năng suất. Khi lúa nhiễm bệnh thường gây khó khăn trong việc chăm sóc, bón phân cho lúa. Bệnh sẽ phát triển và gây hại nặng hơn khi ruộng bón thừa đạm. Bệnh phát sinh nhanh trên giống nhiễm. Qua bảng 3.12 cho thấy. Trong vụ Hè Thu 2015, tất cả các giống đều không nhiễm bệnh đạo ôn. Vụ Đông Xuân 2015-2016, các giống GSR50, GSR58, GSR96 nhiễm nhẹ đạo ôn, các giống còn lại không nhiễm.

Bệnh khô vằn: Bệnh thường phát sinh khi điều kiện nóng ẩm cao, gây hại nặng trên ruộng gieo dày bón thừa đạm. Qua bảng 3.12 cho thấy. Trong vụ Hè Thu 2015, các giống GSR50, GSR63, Khang Dân 18 nhiễm nhẹ (điểm 1), Các giống GSR66, GSR90 nhiễm ở mức điểm 0-1. Các giống GSR58, GSR81, DV4 không nhiễm khô vằn. Trong vụ Đông Xuân 2015 -2016, các giống GSR81, GSR90 và Khang Dân 18 nhiễm nhẹ (điểm 1), các giống GSR96, DV4 nhiễm ở mức điểm 0-1. Các giống GSR50, GSR58, GSR63, GSR66 không nhiễm khô vằn.

Nhận xét: Qua đánh giá về mức độ chống chịu sâu bệnh phổ biến trên đồng ruộng của các giống lúa thí nghiệm cho thấy. Hầu hết các giống đều chống chịu tốt với sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn. Một số giống như GSR66, GSR96 nhiễm đạo cuốn lá nhỏ nhưng ở mức nhẹ. Giống GSR50, GSR96 nhiễm nhẹ rầy nâu, bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn. Các giống còn lại đều chống chịu tốt với sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn. Nhìn chung, các đối tượng sâu bệnh hại được theo dõi ở trong bảng 3.13 đều không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của các giống lúa thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)