3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè
Hè Thu 2015
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa vụ Hè Thu 2015 Giống Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000 hạt (g) Năng suất Lý thuyết Thực thu GSR50 272,07cd 135,73ab 71,40d 53,66 21,3 42,89c 28,86c GSR58 361,60a 129,13abc 87,33b 70,57 21,5 68,56a 47,97a GSR63 247,60e 129,27abc 77,6cd 60,88 21,0 40,10c 28,03c GSR66 296,47b 142,67a 84,93bc 59,99 21,3 53,60b 37,50b GSR81 277,47bc 122,73bcd 73,73d 60,41 21,2 43,44c 30,30c GSR90 295,60b 142,87a 96,60a 68,85 23,2 66,45a 46,50a GSR96 272,47cd 115,47cd 70,13d 60,71 21,2 40,39c 28,23c DV4 259,53cde 111,27d 71,00d 64,76 21,2 39,07c 27,23c KD 18 254,93de 115,13cd 74,93d 65,65 21,4 40,79c 28,50c Cv (%) 4,43 6,9 5,65 - 6,21 5,99 LSD0,05 21,63 15,18 7,69 - 5,20 3,49
(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 95%).
Biểu đồ 3.2: Năng suất các giống lúa thí nghiệm vụ Hè Thu 2015
Năng suất của các giống lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành như: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng hạt…Các yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau, phụ thuộc vào đặc trưng của từng giống và phụ thuộc khá lớn vào điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác. Năng suất lý thuyết được tính dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất, từ đó người ta thường ước tính cho năng suất dự kiến. Năng suất thực thu được tính trên cơ sở thực tế thu được. Năng suất thực thu phụ thuộc khá lớn vào điều kiện ngoại cảnh giai đoạn chín thu hoạch và độ rụng hạt của giống. Vì vậy, giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu luôn có sự chênh lệch khá lớn.
Qua bảng 3.10 và biểu đồ 3.2 cho thấy các yếu tố về cấu thành năng suất và năng suất vụ Hè Thu 2015 như sau:
- Số bông/m2 phụ thuộc vào mật độ, khả năng đẻ nhánh và nhánh hữu hiệu của
giống. Khả năng đẻ nhánh và nhánh hữu hiệu lại phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cân đối đầy đủ và các yếu tố ngoại cảnh khác như thời tiết, đất đai... Qua bảng 3.10 cho thấy:
+ Số bông/m2 của giống dao động từ 247,6 bông đến 361,6 bông. Các giống cho
số bông/m2
cao là GSR58, GSR66 và GSR90 tương ứng với số bông/m2 lần lượt là
361,6 bông, 296,47 bông và 295,47 bông. Trong đó có giống GSR58 có số bông/m2
có sự sai khác rõ rệt với các giống thí nghiệm còn lại. Giống GSR66 và GSR90 có số
bông/m2 tương đương nhau và có sự khác biệt so với các giống thí nghiệm còn lại. Các
giống có số bông/m2
thấp là GSR63, DV4 và Khang Dân 18, có số bông/m2 lần lượt
tương ứng là 247,60 bông, 259,53 bông và 254,93 bông. Đối chiếu với khả năng đẻ nhánh và nhánh hữu hiệu của các giống lúa cho thấy số bông/m2 của các giống lúa rất
phù hợp. Hệ số biến động về số bông/m2của các giống thí nghiệm là 4,43%. Độ lệch
chuẩn nhỏ nhất về số bông/m2 giữa các giống khá lớn (LSD0,05 = 21,63). Sự sai khác về số bông/m2 giữa các giống thí nghiệm rất có ý nghĩa ở mức α =95%.
- Số hạt/bông: Số hạt/bông phụ thuộc vào giống, mật độ, thời vụ, chế độ dinh dưỡng và tình hình sâu bệnh hại. Giống cho bông dài hay ngắn, hạt trên bông kết dày hay thưa sẽ cho kết quả số hạt trên bông nhiều hay ít, mật độ gieo cấy cũng ảnh hưởng đến kích thuốc bông lúa và số hạt trên bông. Mật độ quá dày thường ảnh hưởng xấu đến bông lúa, làm cho bông lúa nhỏ, ngắn. Qua bảng 3.10 cho thấy: Số hạt/ bông của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 111,13 đến 142,87 hạt/ bông. Giống GSR90 có số hạt/bông cao nhất tương ứng với 142,87 hạt/bông. Phân tích thống kê cho thấy giống GSR90 có số hạt/bông cao hơn với các giống khác từ 31,6 hạt/bông đến 7,14 hạt/bông và cao hơn giống Khang Dân 18 (ĐC) 27,74 hạt/bông ở mức ý nghĩa 95%. Các giống GSR50 và GSR66 cho số hạt/bông cao (tương ứng 135,73 hạt/bông và 142,67 hạt/bông). Các giống GSR96, DV4, Khang Dân 18 cho số hạt/bông thấp (từ 111,27 hạt/bông đến 115,47 hạt/bông).
- Số hạt chắc/bông phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết đặc biệt là thời tiết giai đoạn trổ, đồng thời phụ thuộc vào dinh dưỡng được cung cấp đặc biệt là lân và kali. Thời kỳ ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông là thời kỳ phân hóa đòng đến thời kỳ vào chắc. Thực tế sản xuất cho thấy, số hạt chắc trên bông phụ thuộc khá nhiều vào dinh dưỡng, nhất là lượng kaly, yếu tố ngoại cảnh, sâu bênh hại...Để tăng số hạt chắc/bông cần gieo cấy đúng thời vụ, chế độ dinh dưỡng cân đối, tăng cường Kaly vào giai đoạn lúa làm đòng, phòng trừ tốt sâu bệnh hại...
+ Trong vụ Hè Thu 2015, giai đoạn lúa phân hóa đòng đến vào chắc cũng là giai đoạn cây lúa trải qua những đợt mặn cao điểm. Điều này đã làm ảnh hưởng đến số hạt/bông và số hạt chắc/bông của các giống lúa. Độ mặn cao làm cho tỷ lệ hạt chắc giảm đi nhiều. Như vậy, giống nào cho số hạt chắc/bông cao, chứng tỏ giống có khả năng chịu mặn tốt. Qua bảng 3.10 cho thấy: Số hạt chắc/bông của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 70,13 đến 96,60 hạt/ bông. Giống GSR90 có số hạt chắc/bông cao nhất (96,60 hạt chắc/bông), cao hơn các giống khác từ 9,27 hạt chắc/bông đến 26,47 hạt chắc/bông, cao hơn giống Khang Dân 18 (ĐC) 21,67 hạt chắc/bông ở mức ý nghĩa 95%. Giống GSR96 cho số hạt chắc/bông thấp nhất (70,13 hạt chắc/bông). Phân tích thống kê cho thấy, các giống GSR58, GSR66 cho hạt chắc/bông cao (tương ứng 87,33 và 84,73 hạt chắc/bông); Các GSR50, GSR81, GSR96,DV4 và Khang Dân 18 cho số
Tỷ lệ hạt chắc: Tỷ lệ hạt chắc của các giống thí nghiệm dao động từ 53,66% đến 70,57%. Giống GSR58 là giống có tỷ lệ hạt chắc cao nhất (70,57%). Giống GSR50 là giống có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất (53,66%). Trong vụ Hè Thu 2015, phần lớn các giống thí nghiệm đều cho tỷ lệ hạt chắc thấp, đăc biệt những giống dài ngày có tỷ lệ hạt chắc rất thấp, giai đoạn đòng - trỗ trùng với cao điểm về độ mặn. Điều này có thể giải thích do độ mặn nước tăng cao giai đoạn lúa trổ chín đã ảnh hưởng đến qua trình tổng hợp chất dinh dưỡng và vận chuyển tinh bột về hạt để hình thành hạt chắc. Vì vậy, các giống GSR50, GSR66, GSR96 có số hạt/bông cao nhưng tỷ lệ hạt chắc lại thấp so với các giống khác.
- Khối lượng 1000 hạt cũng là yếu tố có quyết định đến năng suất, khối lượng 1000 hạt tương đối ổn định theo từng giống, ít bị thay đổi bởi điều kiện đất đai, chăm sóc, phân bón...Tuy nhiên trong điều kiện bất lợi cho tích lũy dinh dưỡng thì khối lượng 1000 hạt cũng có biến đổi nhỏ. Khối lượng 1000 hạt do đặc tính giống quyết định và do hai thành phần tạo nên trong nó là vỏ trấu và lượng tinh bột tích lũy ở trong đó. Trong vụ Hè Thu 2015, các giống thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt dao động từ 21,0 đến 23,2g. Trong đó, giống có khối lượng 1000 hạt cao nhất là GSR90, khối lượng 1000 hạt đạt 23,2g, cao hơn giống đối chứng 1,8g, giống có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là giống GSR63, thấp hơn giống đối chứng 0,4g.
- Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết là cơ sở khoa học để đánh giá một cách toàn diện về giống. Để tính năng suất lý thuyết cần biết được số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Đây là những chỉ tiêu quan trọng và được theo dõi chặt chẽ. Các chỉ tiêu này phản ánh về giống, điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc.
+ Trong vụ Hè Thu 2015, năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 40,10 tạ/ha đến 68,56 tạ/ha. Giống có năng suất lý thuyết cao nhất là GSR58 đạt 68,56 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 27,77 tạ/ha. Giống GSR90 đạt 66,45 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 25,66 tạ/ha. Theo bảng 3.9 cho thấy năng suất lý thuyết của 2 giống GSR58 và GSR90 giống nhau và cùng có sự khác biệt so với các giống khác trong hệ số biến động là 6,21% và độ lệch chuẩn nhỏ nhất LSD = 5,2 ở mức ý nghĩa 95%. Các giống có năng suất thấp là GSR50, SGR63, GSR81, GSR96 và DV4. Các giống này có năng suất dao động từ 39,07 tạ/ha đến 43,44 tạ/ha. Giống có năng suất thấp nhất là DV4 chỉ đạt 39,07 tạ/ha. Giống có năng suất tương đối cao trong các giống lúa thí nghiệm là GSR66 đạt 53,60 tạ/ha, cao hơn năng suất giống đối chứng 12,41 tạ/ha. Như vậy các giống GSR58, GSR66, GSR90 là những giống có tiềm năng năng suất trong sản xuất vụ Hè Thu.
- Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đơn vị diện tích, là kết quả thu được chính xác cuối cùng của sản xuất. Năng suất thực thu phản ánh tương đối
chính xác về mặt di truyền cũng như sự thích nghi của các giống lúa trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Để đưa một giống mới vào sản xuất thì năng suất thực thu đóng vai trò rất quan trọng bởi đó là chứng cớ thuyết phục nhất đối với ngời dân. Tuy nhiên, mỗi giống lúa cho năng suất cao chỉ phát huy trong điều kiện sinh thái nhất định. Cùng điều kiện sinh thái, cùng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc, giống nào cho năng suất cao chứng tỏ giống đó có khả năng thích nghi trong điều kiện sinh thái đó. Trong cùng điều kiện mặn của ruộng thí nghiệm, giống nào cho năng suất thực thu cao chứng tỏ giống đó có khả năng chịu mặn tốt.
+ Đối với vụ Hè Thu 2015: Năng suất thực thu của các giống biến động từ 27,23 tạ/ha (DV4) đến 47,97 tạ/ha (giống GSR58), giống Khang Dân 18 có năng suất thực thu là 28,50 tạ/ha. Giống có năng suất thực thu cao nhất là giống GSR58 đạt 47,97 tạ/ha cao hơn giống đối chứng 19,47 tạ/ha. Giống DV4 là giống có năng suất thực thu thấp nhất tương ứng 27,23 tạ/ha, thấp hơn giống đối chứng 1,27 tạ/ha. Các giống GSR58, GSR66, GSR90 cho năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng từ 9 tạ/ha đến 19,47 tạ/ha ở mức ý nghĩa 95%. Trong đó giống GSR58 và GSR90 là những giống có năng suất thực thu cao vượt trội so với Khang Dân 18 từ 18 tạ/ha đến 19,47 tạ/ha. Giống GSR66 có năng suất thực thu cao hơn Khang Dân 18 (9 tạ/ha), có thể xem giống GSR66 có tiềm năng cho năng suất. Các giống GSR50, GSR63, GSR81, GSR96, DV4 có năng suất thấp hơn hoặc tương đương giống Khang Dân 18. Hệ số biến động năng suất thực thu giữa các giống là khá lớn (5,99%), chứng tỏ giữa các giống có sự sai khác khá lớn về năng suất thực thu. Độ lệch chuẩn nhỏ nhất về năng suất thực thu (LSD0,05= 3,99) cho thấy sự sai khác có ý nghĩa lớn về mặt thống kê.
Qua phân tích số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa vụ Hè Thu 2015 có thể thấy rằng: Độ mặn ruộng thí nghiệm đã ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất từng giống lúa. Độ mặn tăng cao giai đoạn lúa trổ - chín nên phần lớn các giống đều chịu ảnh hưởng mặn. Nước ruộng mặn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển đặc biệt là quá trình trổ và nuôi hạt nên cho số hạt chắc/bông thấp dẫn đến năng suất thấp. Các giống GSR58, GSR66, GSR90 có khả năng chịu mặn cao hơn nên cho năng suất cao hơn Khang Dân 18 và các giống còn lại. Điều này là phù hợp với số liệu ở bảng 3.8 về khả năng chống chịu mặn của các giống lúa. Giống Khang Dân 18 được trồng phổ biến ở địa phương cho năng suất thấp trong điều kiện
mặn. Một số giống như GSR50, GSR81, GSR96 mặc dù cho số bông/m2, số hạt/bông
khá cao nhưng số hạt chắc/bông lại rất thấp. Các giống có thời gian sinh trưởng dài như GSR50, GSR96 không phù hợp với sản xuất Hè Thu.