ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 53 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

Mỗi giống lúa có đặc trưng riêng về hình thái. Mỗi đặc điểm về hình thái cũng là một trong những tiêu chí của các nhà chọn tạo giống. Những giống có các đặc trưng hình thái thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi thường được ưu tiên chọn trong sản xuất giống. Vì vậy, chúng tôi đã theo dõi và thu thập số liệu về đặc điểm hình thái và được kết quả ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm vụ HT 2015 CT Giống Dạng cây Độ cứng cây (điểm) Độ tàn lá (điểm) Độ thoát cổ bông (điểm) Độ thuần đồng ruộng (điểm) Tổng số lá/cây (lá) Diện tích lá đòng (cm2) Cao cây cuối cùng (cm) Chiều dài bông (cm) GSR50 Hơi xòe 1 1 1 1 13.67 a 32,54d 97,70ab 24,23ab GSR58 Gọn 1 3 1 1 12,87cd 38,92a 91,94cd 25,47a GSR63 Gọn 3 3 1 1 12,93bcd 32,26d 95,60b 23,73bc GSR66 Hơi xòe 1 1 1 1 13,33 abc 38,81a 99,10a 23,57bc GSR81 Gọn 1 1 1 1 13,53ab 38,92a 96,52b 24,10b GSR90 Gọn 1 5 1 1 13,07abcd 38,06a 93,29c 25,37a GSR96 Hơi xòe 1 3 3 1 13,33 abc 35,90b 98,73a 22,6cd DV4 Gọn 1 3 3 1 13,20abc 34,98bc 97,45ab 22,77c KD18 Gọn 1 5 1 1 12,53d 32,26d 90,65d 21,4d Cv% 2,70 3,46 1,27 3,01 LSD0,05 0,615 2,15 2,11 1,24

(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 95%).

Đặc điểm hình thái của cây lúa là các đặc tính nông học quan trọng để đánh giá giống lúa. Những đặc điểm hình thái quan trọng bao gồm hình dạng cây, độ cứng cây, chiều cao cây, diện tích lá đòng, số lá, chiều dài bông, độ tàn lá, độ thoát cổ bông, độ thuần đồng ruộng...Các đặc tính này phụ thuộc phần lớn vào yếu tố di truyền, và phụ thuộc vào ngoại cảnh như mùa vụ, đất đai, dinh dưỡng...Các đặc tính này cũng sẽ phản ánh khả năng sinh trưởng phát triển tốt hay xấu của các giống lúa, sự thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tiềm năng cho năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh

hại…Những giống có độ cứng cây tốt, dạng cây gọn, chiều cao cây thấp hoặc trung bình, diện tích lá đòng lớn, bông dài thường được ưu tiên lựa chọn bởi nó phản ảnh khả năng chống chịu điều kiện bất lợi và tiềm năng cho năng suất.

Qua bảng 3.6 cho thấy hình thái cây lúa vụ Hè Thu 2015 như sau:

- Dạng cây: Các giống GSR50, GSR66, GSR96 có dạng hình hơi xòe. Các giống GSR58, GSR63, GSR90, DV4, Khang Dân 18 có dạng hình gọn. Dạng hình gọn tạo thuận lợi hơn cho quá trình canh tác.

- Độ cứng cây: Độ cứng cây phản ánh giống chống chịu tốt với điều kiện bất lợi như gió bão, mưa giông. Thường những giống cứng cây cho độ chống chịu sâu bệnh tốt. Hầu hết các giống thí nghiệm đều có độ cứng cây tốt và đạt điểm 1, riêng giống GSR63 có độ cứng cây vừa (điểm 3).

- Độ tàn lá: Độ tàn lá phản ánh khả năng nuôi hạt của giống lúa. Những giống có độ tàn lá quá sớm thì ảnh hưởng đến độ chắc của hạt lúa. Những giống có độ tàn lá quá muộn sẽ ảnh hưởng đến thu hoạch và dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại. Vụ Hè Thu 2015, các giống GSR63, GSR96, GSR58, DV4 có độ tàn lá trung bình (điểm 3), các giống GSR90 và Khang Dân 18 có độ tàn lá khá sớm (điểm 5). Các giống GSR50, GSR66, GSR81 có độ tàn lá muộn (điểm 1).

- Độ thoát cổ bông: Độ thoát cổ bông phản ánh giống lúa trổ hoàn toàn hay không thoát khỏi bẹ lá đòng. Giống trổ thoát cổ bông hoàn toàn là đặc tính nông học tốt. Vụ Hè Thu 2015, các giống lúa GSR50, GSR58, GSR63, GSR66, GSR81, GSR90, Khang Dân 18 đều có độ thoát cổ bông khá tốt (điểm 1). Các giống GSR96, DV4 có độ thoát cổ bông trung bình (điểm 3).

- Độ thuần đồng ruộng: Độ thuần đồng ruộng phản ánh sự đồng đều của giống lúa trong cùng một điều kiện canh tác. Độ thuần đồng ruộng càng cao thì việc đánh giá giống lúa càng đảm bảo. Vụ Hè Thu 2015, tất cả các giống đều có độ thuần đồng ruộng cao, không có lẫn tạp.

- Diện tích lá đòng: Dinh dưỡng cung cấp để nuôi hạt chủ yếu được tổng hợp ở lá đòng, diện tích lá đòng càng lớn cho thấy khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của giống lúa càng cao. Diện tích lá đòng của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 32,26cm2 đến 38,92cm2. Các giống GSR58, GSR66, GSR81 và GSR90 có diện tích lá đòng lớn (từ 38,06 đến 38,92 cm2

). Giống có diện tích lá đòng lớn nhất là

GSR58 và GSR81 (38,92 cm2). Các giống GSR50, GSR63, GSR96, DV4 và Khang

Dân 18 có diện tích lá đòng nhỏ (từ 32,26 đến 35,90 cm2); trong đó GSR63 và Khang

Dân 18 có diện tích lá đòng nhỏ nhất (32,26cm2

).

- Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, những giống có chiều cao cây thấp, thân rạ cứng thường là những giống chịu thâm canh cao,

có khả năng chống đổ tốt. Các giống có chiều cao cây từ 90,56 đến 99,10cm. Trong đó, giống GSR50, GSR66, DV4 và GSR96 có chiều cao cây cao (từ 97,45cm đến 99,10cm). Giống GSR66 có chiều cao cây cao nhất (99,10cm). Giống GSR66 và GSR96 có chiều cao cây có sự sai khác hoàn toàn so với các giống còn lại. Các giống Khang Dân 18, GSR58, GSR90 có chiều cao cây thấp (90,65cm; 91,94cm và 93,29cm). Giống có chiều cao cây thấp nhất là giống Khang Dân 18 (90,65cm). Về chọn lọc độ cao cây thích hợp với chống chịu với tính chống đổ thì có thể chọn các giống GSR58, GSR90, Khang Dân 18.

- Chiều dài bông là một trong những đặc tính có ảnh hưởng đến năng suất giống bởi bông càng dài thì khả năng cho số hạt càng cao. Tuy nhiên, số hạt nhiều hay ít trên bông còn do nhiều yếu tố như giống, dinh dưỡng, thời vụ, quy trình kỹ thuật canh tác, kết hạt trên bông dày hay thưa. Vụ Hè Thu 2015, chiều dài bông dao động trong khoảng 21,40cm đến 25,45cm. Trong đó các giống GSR58 và GSR90 có bông dài nhất (25,37cm và 25,47cm), có sự sai khác có ý nghĩa với các giống khác ở mức ý nghĩa α = 95%. Giống Khang Dân 18, DV4 và GSR96 có chiều dài bông thấp (tương ứng 21,4cm; 22,6cm và 22,77cm). Giống Khang Dân có chiều dài bông ngắn nhất (21,4cm) và sai khác với các giống khác ở mức ý nghĩa α = 95%.

- Tổng số lá/cây: Tổng số lá/cây của các giống lúa dao động từ 12,53 lá/cây đến 13,67 lá/cây. Giống có tổng số lá/cây cao nhất là GSR50 (13,67 lá/cây). Giống có tổng số lá/cây thấp nhất là Khang Dân 18 (12,53 lá/cây).

Qua phân tích trên cho thấy, các giống thí nghiệm đều có những đặc trưng riêng về đặc điểm hình thái. Các giống lúa thí nghiệm trong vụ Hè Thu 1015 có: Về độ cứng cây, các giống thí nghiệm đều đạt. Về độ tàn lá và độ thoát cổ bông, các giống đều ở mức tàn muộn đến trung bình. Về độ thuần đồng ruộng, các giống đều đạt tiêu chuẩn. Xét về chiều cao cây, các giống đều có chiều cao cây tương đối thấp hoặc ở mức trung bình, độ lệch chuẩn về chiều cao cây giữa các giống không lớn phản ánh các giống thí nghiệm có chiều cao cây khá tương đương trong sản xuất. Trong đó các giống GSR58, GSR90 và Khang Dân là những giống có chiều cao cây thấp nhất nên rất được ưu tiên chọn để sản xuất phù hợp với tính chống đổ. Xét về diện tích lá đòng, các giống thí nghiệm có sự khác biệt nhau về diện tích lá đòng. Các giống GSR58, GSR66, GSR81, GSR90 là những giống có diện tích lá đòng lớn phản ánh khả năng tổng hợp dinh dưỡng nuôi hạt có tiềm năng cho năng suất. Xét về chiều dài bông, các giống thí nghiệm đều có chiều dài bông phù hợp trong sản xuất. Trong đó, các giống GSR50, GSR58, GSR81, GSR90 có chiều dài bông lớn hơn các giống khác cho thấy tiềm năng về khả năng cho số hạt/bông. Như vậy, các giống lúa thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn về hình thái đưa ra sản xuất.

Bảng 3.7. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2015 - 2016 Chỉ tiêu Giống Dạng cây Độ cứng cây (điểm) Độ tàn lá (điểm) Độ thoát cổ bông (điểm) Độ thuần đồng ruộng (điểm) Tổng số lá/cây (lá) Diện tích lá đòng (cm2) Cao cây cuối cùng (cm) Chiều dài bông (cm) GSR50 Hơi xòe 1 1 1 1 13,67 a 40,2ab 104,4a 27,67a GSR58 Gọn 1 1 1 1 12,87cd 39,1bc 98,97bc 24,9bcd GSR63 Gọn 1 1 1 1 12,93bcd 34,9d 98,35bc 24,33cd GSR66 Hơi xòe 1 1 1 1 13,33 abc 41,9a 104,2a 27,00ab GSR81 Gọn 1 1 1 1 13,53ab 38,7bc 99,47b 24,83cd

GSR90 Gọn 3 1 1 1 13,07abcd 39,3abc 95,55d 25,6abc

GSR96 Hơi xòe 1 3 3 1 13,33 abc 41,0ab 96,91cd 24,13cd DV4 Gọn 1 3 3 1 13,20abc 37,0cd 97,4bcd 24,10cd KD18 Gọn 1 1 1 1 12,53d 36,9cd 95, 07d 23,47d Cv% 2,70 3,93 1,47 4,78 LSD0,05 0,615 2,60 2,50 2,08

(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 95%).

Qua bảng 3.7 cho thấy hình thái của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2015-2016 như sau:

- Dạng cây của các lúa thí nghiệm giống nhau ở cả vụ Đông Xuân 2015-2016 và vụ Hè Thu 2015. Các giống GSR58,GSR63, GSR90, DV4, Khang Dân 18 đều có dạng hình gọn. Các giống GSR50, GSR66, GSR96 đều có dạng hình hơi xòe.

- Độ cứng cây: Các giống GSR63 và GSR90 có độ cứng cây vừa (điểm 3), các giống còn lại đều có độ cứng tốt (điểm 1).

- Độ tàn lá: Các giống GSR96, DV4 và Khang Dân 18 có độ tàn lá trung bình (điểm 3), các giống GSR50, GSR58, GSR66, GSR90 có độ tàn lá muộn (điểm 1).

- Độ thoát cổ bông: Các giống GSR50, GSR58, GSR63, GSR66, GSR81, GSR90 và Khang Dân 18 có độ thoát cổ bông khá tốt (điểm 1). Các giống GSR96, DV4 có độ thoát cổ bông trung bình (điểm 3).

- Độ thuần đồng ruộng: Vụ Hè Thu 2015 và vụ Đông Xuân 2015-2016, tất cả các giống đều có độ thuần đồng ruộng cao, không có lẫn tạp.

- Diện tích lá đòng: Dinh dưỡng cung cấp để nuôi hạt chủ yếu được tổng hợp ở lá đòng, diện tích lá đòng càng lớn cho thấy khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của giống lúa càng cao. Vụ Đông Xuân 2015-2016, diện tích lá đòng của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 34,9cm2 đến 41,9cm2

. Các giống GSR50, GSR58,

GSR66, GSR90 và GSR96 có diện tích lá đòng lớn (từ 39,1 đến 41,9cm2), giống nhau

về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 95% . Giống có diện tích lá đòng lớn nhất là

GSR66 (41,9cm2). Các giống GSR63, GSR81, DV4 và Khang Dân 18 có diện tích lá

đòng nhỏ (từ 34,9 đến 38,7cm2); trong đó GSR63 có diện tích lá đòng nhỏ nhất (34,9cm2) và hoàn toàn khác biệt với các giống khác về mặt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α = 95% .

- Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, những giống có chiều cao cây thấp, thân rạ cứng thường là những giống chịu thâm canh cao, có khả năng chống đổ tốt. Các giống lúa thí nghiệm có chiều cao cây từ 95,55cm đến 104,4cm. Giống cao nhất là GSR50 (104,4cm), giống thấp nhất là Khang Dân 18 (95,07cm). Các giống GSR63, GSR66, GSR81, GSR96 và DV4 có chiều cao cây cao (từ 96,91cm đến 104,2cm). Giống GSR50 và GSR66 có chiều cao cây cao và sai khác hoàn toàn so với các giống còn lại ở mức ý nghĩa α = 95%. Các giống Khang Dân 18, GSR58, GSR90có chiều cao cây thấp (95,075cm; 95,55cm). Độ lệch chuẩn nhỏ nhất về chiều cao giữa các giống tương đối thấp (LSD0,05= 2,5), hệ số biến động (Cv% = 1,47%).

- Chiều dài bông là một trong những đặc tính có ảnh hưởng đến năng suất giống bởi bông càng dài thì khả năng cho số hạt càng cao. Tuy nhiên, số hạt nhiều hay ít trên bông còn do nhiều yếu tố như giống, dinh dưỡng, thời vụ, quy trình kỹ thuật canh tác, kết hạt trên bông dày hay thưa. Vụ Đông Xuân 2015-2016, chiều dài bông dao động trong khoảng 23,47cm đến 27,67cm. Trong đó các giống GSR50 có bông dài nhất (27,67cm), có sự sai khác có ý nghĩa với các giống khác ở mức ý nghĩa α = 95%. Giống Khang Dân 18, DV4 và GSR63 có chiều dài bông thấp (tương ứng 23,47cm; 24,01 và 24,33cm). Giống Khang Dân 18 có chiều dài bông ngắn nhất (23,47cm) và

bông giữa các giống là 4,78%. Độ lệch chuẩn nhỏ nhất về chiều cao giữa các giống tương đối thấp (LSD0,05= 2,08)

- Tổng số lá/cây: Tổng số lá/cây của các giống lúa của vụ Đông Xuân 2015- 2016 giống vụ Hè Thu 2015 dao động từ 12,53 lá/cây đến 13,67 lá/cây. Giống có tổng số lá/cây cao nhất là GSR50 (13,67 lá/cây). Giống có tổng số lá/cây thấp nhất là Khang Dân 18 (12,53 lá/cây).

Qua phân tích trên cho thấy, các giống thí nghiệm đều có những đặc trưng riêng về đặc điểm hình thái. Xét về độ cứng cây, độ tàn lá, độ thoát cổ bông, độ thuần đồng ruộng của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2015-2016 cho thấy: Về độ cứng cây, độ tàn lá và độ thoát cổ bông, các giống đều ở mức tàn muộn đến trung bình. Về độ thuần đồng ruộng, các giống đều đạt tiêu chuẩn. Xét về chiều cao cây, các giống đều có chiều cao cây tương đối thấp hoặc ở mức trung bình, độ lệch chuẩn về chiều cao cây giữa các giống không lớn (tương đương vụ Hè Thu 2015) phản ánh các giống thí nghiệm có chiều cao cây khá tương đương trong sản xuất. Trong đó các giống GSR58, GSR90 và Khang Dân là những giống có chiều cao cây thấp nhất nên rất được ưu tiên chọn để sản xuất phù hợp với tính chống đổ. Xét về diện tích lá đòng, các giống thí nghiệm có sự khác biệt nhau về diện tích lá đòng. Các giống GSR50, GSR58, GSR66, GSR81, GSR90 là những giống có diện tích lá đòng lớn phản ánh khả năng tổng hợp dinh dưỡng nuôi hạt có tiềm năng cho năng suất. Xét về chiều dài bông, các giống thí nghiệm đều có chiều dài bông tương đối phù hợp trong sản xuất. Trong đó, các giống GSR50, GSR58, GSR66, GSR90 là những giống có chiều dài bông lớn hơn các giống khác cho thấy tiềm năng về khả năng cho số hạt/bông và cho năng suất. Như vậy, xét cả hai vụ, các giống lúa thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn về hình thái để đưa ra sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh quảng trị (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)