Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 66)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như của huyện, được thể hiện ở các mặt sau:

3.2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm do vậy UBND huyện thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác triển khai các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai. Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện Luật Đất đai. Qua đó uốn nắn kịp thời những trường hợp vi phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn, tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện.

3.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập Thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc phân định địa giới hành chính, toàn huyện đã lập được bộ hồ sơ địa giới hành chính khá hoàn chỉnh về địa giới hành chính các cấp. Trên cơ sở đó, thực hiện Quyết định 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 05 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”. Đã thực

hiện nâng cấp và tăng dày, đồng thời điều chỉnh một số vị trí mốc sau khi thống nhất kết quả giải quyết giữa các đơn vị quản lý hành chính cấp xã.

Bản đồ hành chính chung của của toàn huyện tỷ lệ 1/25000, các xã tỷ lệ 1/5000.

Hồ sơ địa giới hành chính của huyện được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định của Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ. Hàng năm, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế đều có công văn về việc kiểm tra hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính. Phòng Nội vụ huyện A Lưới có trách nhiệm báo cáo công tác kiểm tra với UBND huyện và Sở Nội vụ, hoàn chỉnh hồ sơ, mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương. Trường hợp mốc địa giới hành chính bị xê dịch, hư hỏng đã kịp thời báo cáo trình lên các cấp có thẩm quyền để kịp thời sửa chữa.

Hồ sơ địa giới hành chính được phòng Nội vụ huyện A Lưới bảo quản theo đỳng quy định, do đú đó đỏp ứng được cụng tỏc quản lý hành chớnh ở địa phương rừ ràng và chặt chẽ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

3.2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Đo đạc, lập bản đồ địa chính: Kết quả đến nay, toàn huyện đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 21/21 xã, thị trấn, với diện tích 122.521,20 ha.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện và cấp xã đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai (năm 2000, 2005, 2010, 2015). Thiết lập hoàn chỉnh hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện bằng công nghệ số.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Được xây dựng thông qua việc lập quy hoạch sử dụng đất của cấp xã, huyện đến năm 2020.

3.2.2.4. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

Do nhận thức đây là công tác quan trọng để quản lý đất đai theo luật định, định hướng cho người sử dụng đất đúng mục đích có hiệu quả. UBND huyện A Lưới đã giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý đất đai của huyện phối hợp với các cơ quan Trung ương, tỉnh xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013.

Hoàn thành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã thời kỳ 2011 - 2020 trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Hoàn thành xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 - 2020.

3.2.2.5. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn đảm

hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Giám sát, quản lý các dự án được thu hồi giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện theo đúng mục đích sử dụng, đúng ranh giới được giao, cho thuê.

3.2.2.6. Về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật được kiểm tra xử lý thường xuyên, trên địa bàn huyện ít có dự án đã được giao đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích... Thực hiện dự án đo đạc hỗ trợ đất lâm nghiệp cho các hộ dân ảnh hưởng thu hồi đất bởi Dự án Thủy điện A Lưới. Tuyên truyền, vận động người có đất bị thu hồi chấp hành tốt chính sách, pháp luật về đất đai được các cơ quan, đoàn thể chú trọng thực hiện. Xử lý dứt điểm đối với các trường hợp cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công khai, minh bạch khi kiểm đếm, áp giá trong thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi, kịp thời chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi. Công tác tái định cư cho các hộ có đất bị thu hồi được quan tâm, tạo mọi điều kiện để vị trí khu đất tái định cư có kết cấu hạ tầng cơ bản đảm để phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.2.7. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết quả quan trọng. Việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã hoàn thành, hệ thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dừi biến động đất đai, sổ theo dừi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện theo đúng quy định.

Cơ bản diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, phi nông nghiệp thuộc các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng đã được cấp giấy CNQSDĐ, công tác quản lý nhà nước về đất đai dần đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất yên tâm đầu tư khai thác tiềm năng đất đai góp phần ổn định an ninh, trật tự toàn xã hội, phát triển kinh tế.

Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đẩy mạnh. Đến nay, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ 90,16% so với hồ sơ cần cấp.

3.2.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó thống kê đất đai được thực hiện hàng

Công tác thống kê đất đai được thực hiện hàng năm theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 và Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 28 tháng 8 năm 2007 về hướng dẫn thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013 và Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đã hoàn thiện công tác thống kê đất đai năm 2018 nhằm điều tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai, làm cơ sở để đề xuất việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai, phục vụ việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020; cung cấp kịp thời, đầy đủ những thông tin cần thiết, chính xác về đất đai để hoạch định các chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và việc quản lý sử dụng có hiệu quả, hợp lý tài nguyên đất nói riêng trên địa bàn huyện; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng.

Theo số liệu thống kờ đất đai năm 2018 toàn huyện cú 122.521,20 ha, chiếm ẳ diện tích tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai của huyện được triển khai khá tốt. Chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao song vẫn còn có sự sai lệch giữa số liệu, bản đồ và thực tế. Kết quả của các công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

3.2.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong các định hướng quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng công nghệ thông tin là bắt buộc để đáp ứng được các mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện theo hướng phát triển bền vững. Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Trong thời gian qua, UBND huyện đã tạo điều kiện cho cho cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai cấp xã và cấp huyện được tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do các cấp tổ chức. Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ phầm mềm quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính cho cán bộ địa chính cấp xã. Đến nay, hầu hết cán bộ địa chính cấp xã đã sử dụng thành thạo phần mềm để lập và quản lý hồ sơ địa chính.

3.2.2.10. Quản lý tài chính về đất đai và công tác điều tra xây dựng bảng giá đất, phân loại khu vực, vị trí đất

Công tác tài chính về đất được xây dựng hàng năm theo nguyên tắc một giá đất.

Hàng năm cơ quan chuyên môn cấp huyện có trách nhiệm điều tra để trình UBND tỉnh xem xét làm cơ sở xây dựng phê duyệt giá đất hàng năm trên địa bàn tỉnh. UBND huyện căn cứ vào giá đất của tỉnh để xây dựng giá đất cho các khu vực, vị trí đất.

Chính sách, pháp luật về giá đất trong thời gian vừa qua đã có nhiều đổi mới, từng bước đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, qua đó làm tăng thu từ đất đai cho ngân sách nhà nước (NSNN) hạn chế đầu cơ, phát triển thị trường QSDĐ trong hệ thống thị trường bất động sản. Giá đất, đơn giá thuê đất được ban hành phù hợp với khung giá do Chính phủ quy định. Sau khi có cơ chế đấu giá QSDĐ, huyện đã chỉ đaọ các địa phương lập quy hoạch tạo quỹ đất, đưa vào đấu giá QSDĐ, qua đó đã phát huy giá trị QSDĐ, tăng thu ngân sách huyện qua từng năm.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng bảng giá đất, đội ngũ cán bộ tham gia mạng lưới điều tra khảo sát chưa mang tính chuyên trách, biên chế còn thiếu nên việc điều tra, khảo sát giá đất thực tế còn mang tính đại diện chưa cụ thể đến từng khu vực, vị trí, thửa đất. Do đó, giá đất khi xây dựng có một số vùng chưa thực sự phù hợp và sát với giá thị trường. Tổng hợp các nguồn thu từ đất giai đoạn 2015 - 2019 được thể hiện tại Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tổng hợp nguồn thu từ đất giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng thu ngân sách 101,7 115 98,6 108,28 135 Nguồn thu từ đất 29,29 35,48 31,63 32,9 39,8 Tỷ lệ (%) 28,80 30,85 32,08 30,38 29,48

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện A Lưới) Qua Bảng 3.3 cho thấy, công tác quản lý tài chính đất đai, các nguồn thu từ đất, số thu NSNN tăng dần hàng năm giai đoạn 2015 - 2019, số thu từ đất chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu thu NSNN, tỷ lệ phần trăm các nguồn thu từ đất đóng góp vào NSNN hàng năm đạt từ 28,80% - 32,08%. Các khoản thu ngân sách về đất như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế, phí, lệ phí từ đất về cơ bản đã được thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN, với mức độ tăng dần năm sau cao hơn năm trước. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để đầu tư vào việc xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa

3.2.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Căn cứ vào quy định của pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng, trong những năm qua các cấp, các ngành trong địa bàn huyện đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày một tốt hơn. Điều đó thể hiện ở việc các cấp Uỷ đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện ở địa phương, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người dân, đồng thời cũng động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước bằng việc thực hiện tốt các chính sách thuế.

Tuy nhiên một số xã còn xảy ra tình trạng nhiều hộ gia đình mua, bán chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang làm đất ở, đất sản xuất kinh doanh không làm thủ tục với cơ quan nhà nước. Chính quyền cơ sở chưa thường xuyờn chỉnh lý, theo dừi nắm chắc tỡnh hỡnh biến động đất đai, khụng phỏt hiện kịp thời để kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai đối với người sử dụng đất lấn chiếm trái phép, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên giải quyết, vẫn còn phát sinh nhiều vụ việc tranh chấp đất đai, việc tổ chức triển khai tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai chưa thực sự chú trọng quan tâm đến với người dân.

3.2.2.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

UBND huyện đã thường xuyên chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, các vấn đề liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, thực hiện các chính sách về hỗ trợ đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Duy trì việc tổ chức tiếp công dân của lãnh đạo huyện và thủ trưởng các cơ quan đơn vị. Qua đó phát hiện những vi phạm, những vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật Đất đai để kịp thời điều chỉnh nắm bắt đôn đốc các ngành các xã giải quyết tháo gỡ kịp thời, đồng thời từ đó hoàn chỉnh chính sách đất đai. Ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng hàng năm. Thực hiện kê khai minh bạch tài sản, thu nhập đối với cán bộ, công chức theo đúng quy định của pháp luật.

3.2.2.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai theo tinh thần của Luật Đất đai năm 2013, kịp thời áp dụng văn bản pháp luật mới liên quan đến đất đai như: Luật Đất đai, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, cập nhật kịp thời các quyết định do UBND tỉnh ban hành về thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường áp dụng tại UBND cấp huyện. Thường xuyên tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện Luật Đất đai. Qua đó uốn nắn, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)