L Ờ IC ẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n
1.3.3. Tại khu vực nghiên cứu
1.3.3.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu
Nằm trên địa giới hành chính 05 xã: Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh,
Hướng Việt và Hướng Lập. Địa hình chia cắt bởi dãy núi Sa Mù và Voi Mẹp tạo thành
hai hướng phơi Tây Nam và Đông Bắc rõ rệt. Hầu hết các núi trung bình được cấu tạo bởi đá granit phân bố khá phổ biến trong vùng.
Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, quanh năm mây mù che phủ
tập trung vào sáng sớm và chiều tối. Các tháng có lượng mưa nhiều nhất là 7, 8 và 9. Từtháng 3 đến tháng 6 thường có gió Lào khô và nóng. Nhiệt độ trung bình năm là 20
– 22oC. Vùng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt tới 2400 – 2800 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Độ ẩm không khí
trong vùng đạt tới 85 – 90%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới hơn 90%.
Khu vực nghiên cứu nằm xa các khu dân cư,phía chân đèo Sa Mù và bản Pin chủ yếu là người Vân Kiều sống gần rừng, với tập quán canh tác nương rẫy là chính, trồng ngô, sắn, lúa, chăn nuôi lợn gà, dê để tự giải quyết lương thực thực phẩm. Một số hộ gia đình khá giảhơn nhờ canh tác cây cà phê gián tiếp làm giảm tác động của
người dân đến rừng, bên cạnh đó còn có một sốngười dân vẫn vào rừng săn bắn, chặt hạcây gây tác động không nhỏđến tài nguyên rừng tại khu vực.
1.3.3.2. Thực trạng tài nguyên rừng Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
Bảng 1.1. Thực trạng tài nguyên rừng Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
Tổng diện tích tự nhiên 23.456 (ha)
A. Đất có rừng 21.477,2 I. Rừng tự nhiên 21.477,2 1. Rừng gỗ 19.586,1 - Giàu 1.912,4 - Trung bình 14.806,4 - Nghèo 983,9 - Phục hồi 1.883,4 2. Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa 13,2 3. Rừng trên núi đá 1.891,1 II. Rừng trồng 0,0 1. RT có trữlượng 0,0 2. RT chưa có trữlượng 0,0 B. Đất chưa có rừng 1.822,9
1. Không có gỗ tái sinh (Ia,Ib) 184,0
2. Có gỗ tái sinh (Ic) 1.003,9
3. Núi đá không có rừng 635,0
C. Đất khác (nông nghiệp,thổcư,..) 0,0
(Nguồn: Kiểm kê rừng năm 2016)
Tổng diện tích: 23.456 ha, bao gồm:
Diện tích đất có rừng khu bảo tồn là 21.477,2 ha chiếm 94 % diện tích KBT.
Trong đó rừng trung bình 14.806,4ha chiếm 65,2% diện tích đất có rừng; rừng nghèo 983,9 ha chiếm 3%; rừng giàu là 1.912,4ha chiếm 8,2%; rừng phục hồi 1.883,4ha chiếm 6,3%; rừng hỗn giao là 13,2 ha; rừng trên núi đá 2.076,9 ha chiếm 9,5% diện tích đất có rừng.
Diện tích rừng trên phân bố tương đối đồng đều trên toàn khu, rừng trung bình chủ yếu tập trung trên các đỉnh núi cao, chưa bị tác động bởi con người. Diện tích đất không có rừng trong toàn khu bảo tồn còn rất ít chỉ 1.822,9 ha chiếm 6,4 % tổng diện tích tựnhiên. Trong đó diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh (Ia, Ib) là 184,0ha;
đất trống có cây gỗ tái sinh (Ic) là 566,9 ha. Diện tích đất trống nhỏ phân bố rải rác ở nơi thấp, địa hình đơn giản, lập địa tốt nên diện tích đất trống này có khảnăng khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên thành rừng rất cao.
1.3.3.3. Các nghiên cứu về thực vật Bắc Hướng Hóa.
Từ khi thanh lập cho đến nay, đã có một vài nghiên cứu về phân loại thảm thực vật rừng, bước đầu xây dựng danh lục thực vật và một số nghiên cứu quy mô nhỏ chỉ
tập vào phân loại thực vật theo công dụng hay chỉ tập trung nghiên cứu một nhóm loài
nào đó. Nổi bật hơn cả là các nghiên cứu sau:
- Kết quả nghiên cứu vềđa dạng sinh học tại Bắc Hướng Hóa các năm 2004 và
2005 của Tổ chức BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam phối hợp với Chi cục Kiểm Lâm Quảng Trị đã đánh giá tài nguyên rừng của Bắc Hướng Hóa có tính đa
dạng sinh học cao. Khu hệ thực vật bước đầu điều tra đã thống kê được 920 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và 130 họtrong đó: có 17 loài quý hiếm được ghi
trong sách đỏ Việt Nam, 23 loài được ghi trong sách đỏ thế giới (IUCN). Cũng theo
kết quả của nghiên cứu này, phân chia các kiểu thảm thực vật Bắc Hướng Hóa theo đai độcao 600m. Dưới 600m là kiểu Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, trên 600m là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp, ngoài ra còn có kiểu thảm thực vật
trên núi đá vôi, Rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy, trảng thứ sinh tre nứa (Trúc sặt) phân bốởđộ cao 600m trở lên...
- Năm 2011 Trung tâm tư vấn thông tin Lâm nghiệp-Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị nghiên cứu và xác định các kiểu thảm thực vật rừng dựa vào ảnh vệ tinh Spot5, kết quảđã đưa ra 14 loại thảm thực vật rừng Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.
Trong đó:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Có 3 loại thảm thực vật đặc trưng:
(1) Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, nguyên sinh ít bịtác động (2) Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa bịtác động mạnh
(3) Rừng lá rộng thường xanh ít bịtác động
+ Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích rừng nguyên sinh ít bịtác động chiếm phần lớn, ngoài ra có diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diện tích nương rẫy, lúa
(1) Rừng lá rộng thường xanh, nguyên sinh (trên 600m) (2) Rừng lá rộng thường xanh ít bịtác động (dưới 600m)
+ Cấu trúc rừng:
(1)Rừng giàu:
a. Rừng kín thường xanh đất thấp dưới 600m. b. Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi
c. Rừng kín thường xanh núi thấp: Độ cao trên 600m. (2) Rừng trung bình
(3) Rừng thứsinh sau nương rẫy
- Năm 2008, Viện sinh thái và tài nguyên Sinh vật đã đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên thực vật Bắc Hướng Hóa và đã đưa ra được một số kết quả quan trọng góp phần cụ thể hóa công dụng của các loài thực vật như sau:
(1) Nhóm tài nguyên thực vật lấy gỗ: 117 loài thuộc 90 chi, 36 họ trong 2 ngành thực vật bậc cao có mạch, Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành thực vật có nhiều loài dùng lấy gỗ nhất với 111 loài (chiếm 95%), thuộc 85 chi (chiếm 94,4%), 34 họ (chiếm 94,4%)
(2) Nhóm tài nguyên thực vật làm thuốc: 476 loài thuộc 334 chi, 135 họ, trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, Mộc lan là ngành thực vật có nhiều loài dùng làm thuốc nhất với 461 loài, thuộc 124 chi, 117 họ...
(3) Nhóm tài nguyên thực vật chứa tinh dầu: 47 loài thuộc 19 họ. Phần lớn các loài tập trung trong ngành mộc lan.
(4) Nguồn tài nguyên song mây: 10 loài, tùy theo đặc tính sinh vật học của các loài mà chúng phân bốở trạng thái rừng khác nhau cũng như là ở các vịtrí tương ứng với các
độ cao khác nhau.
(5) Nhóm tài nguyên thực vật làm cảnh và bóng mát: 50 loài thuộc 37 chi, 20 họ. Các nghiên cứu về khu hệ thực vật nơi đây chưa thực sựđánhgiá đầy đủđộđa
dạng vốn có của nó. Việc nghiên cứu thực vật bậc cao có mạch tại đai cao của Khu BTTN BHH là công trình nghiên cứu đầu tiên của BQL Khu BTTN Bắc Hướng Hóa từkhi được thành lập, nhằm góp phần đánh giá sựđa dạng của một khu vực cụ thể và từđó làm căn cứ cho nhiều nghiên cứu thực vật về sau của toàn khu bảo tồn.
1.3.3.4. Các Nghiên cứu về loài tại khu vực nghiên cứu
Ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa nói chung và tỉnh Quảng Trị nói
bậc cao (trên 800m) tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, đã ghi nhận thêm 115 loài thực vật mới chưa từng có phân bố tại đây, trong đó có loài Thạch tùng răng cưa(Huperzia serrata Thunb.). Nghiên cứu mới chỉ ghi nhận duy nhất 01 điểm có sự
phân bố của loài. Vì vậy việc tìm hiểu, mở rộng phạm vi điều tra là hết sức ý nghĩa và cần thiết để bảo tồn và phát triển loài.
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU