L Ờ IC ẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n
3.3.1 Thành phần loài thực vật, đặc điểm thảm thực vật rừng tại khu vực phân bốc ủa
SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI
3.3.1 Thành phần loài thực vật, đặc điểm thảm thực vật rừng tại khu vực phân bố của loài của loài
Đề tài tiến hành điều tra trên năm kiểu thảm thực vật chính là: (i). Trạng thái trảng cỏ, cây bụi, đất chứa có rừng; (ii). Trạng thái thảm thực vật rừng phục hồi sau
nương rẫy; (iii). Trạng thái thảm thực vật rừng phục hồi sau khai thác và sau chiến tranh vẫn thường xuyên bịtác động; (iv). Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh hoặc phục hồi sau chiến tranh ít bịtác động; (v) Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh trên núi cao ít bịtác động. Trong đó chỉ có hai kiểu thảm (iv, v) mới có sự phân bố của loài, trong đó thành loài thực vật chính của từng thảm cụ thểnhư sau:
+ Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh hoặc phục hồi sau chiến tranh ít bị tác động. Thành phần thực vật gồm 5 tầng: Tầng vượt tán gồm các loài: Sến mật
(Madhuca sp), Dầu Hansen (Dipterocarpus hasseltii), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierei), Đỉnh Tùng (Cephalotaxus mannii), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) …Tầng tán chính gồm các loài: thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), Giổi thơm (Tsoongiodendron odorum), Các loài họ Re (Lauraceae), Cáng lò (Betula alnoides), Thích bắc bộ (Acer tonkinensis), Chắp tay (Exbucklandia tonkinensis), … Tầng dưới tán gồm các loài: Cau rừng (Areca oleracea), Nhàu (Morinda citrifolia), Hồi lá nhỏ ( Illicium parvifolium), Các loài họ Đơn nem
(Myrsinaceae)...Tầng thảm tươi gồm các loài: Ráng lá xẻ (Davallia divaricata), Lông cu li (Cibotium baromet), Thu hải đường (Begonia rupicola), Me đá (Melastoma spp),
Thiên niên kiện (Homalomena occulta) Riềng gió (Zingber zerumbert), Gừng dại (Zingber purpurenum), Móng trâu (Angiopteris confertinervia), Thiên nam tinh (Rhizoma Arisaematis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Nưa bắc bộ (Armorphophalus tonkinensis),...Thực vật ngoại tầng gồm các loài: Mây nước (Calamus tonkinenis), Mây voi (Calamus sp.), Mây tắt (Calamus tetradactylus), Kim cang mỡ (Heterosmilax erythrantha), Ngấy (Acanthopanax senticosus), Móng bò (Bauhinia mastipoda)…
+ Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh trên núi cao, trạng thái rừng chủ
yếu cây gỗ lùn bịgió tác động mạnh. Thành phần thực vật gồm 3 tầng chính: Tầng tán
chính gồm các loài: thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Giổi thơm (Tsoongiodendron odorum), Các loài họ Re (Lauraceae), Thích bắc bộ (Acer tonkinensis), Chắp tay (Exbucklandia tonkinensis), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierei), Tầng dưới tán gồm các loài: Nhàu (Morinda citrifolia), Hồi lá nhỏ ( Illicium parvifolium), Các loài trong họ Mộc lan (Magnoliaceae) ...Tầng thảm tươi gồm các loài: Ráng lá xẻ (Davallia divaricata), Lông cu li (Cibotium baromet), Thu hải đường (Begonia rupicola), Me đá (Melastoma spp), Thiên niên kiện (Homalomena occulta) Riềng gió (Zingber zerumbert).
Bảng 3.11. Cấu trúc thực vật trong sinh cảnh loài TTRC
TT Cấu trúc tầng tán Thực vật
1 Tầng vượt tán Thông nàng, Hoàng đàn giả, Sến, Chua trường, Thích
xẻ thùy, các loài họ De, họ Re…
2 Tầng tán chính Các loài Dẻ, Giổi thơm, Thông tre lá dài, các loài họ
Re, Cáng lò, Thích bắc bộ, Chắp tay, …
3 Tầng dưới tán Nóng sổ, Chân chim, Nhàu, Ba chạc, Lá nến, Cau
rừng, Mua, Dương xỉ mộc, Tre nứa… 4 Tầng thảm tươi
Riềng gió, Ráng lá xẻ, Nưa Bắc bộ, Lông cu li, Ráy 3
lá, Thiên niên kiện, Rau chua, Me đá, Nghệ rừng,
Gừng dại, Móng trâu, Thiên niên kiện, Môn thục…
5 TV ngoại tầng Mây nước, Mây tắt, Kim cang mỡ, Ngấy, Ráy leo,…
6
Các loài TV chủ yếu
chỉ thị cho sinh cảnh nơi loài phân bố
Tầng cây cao: Hoàng Đàn Giả, Thông Tre, Thông
Nàng, Chắp Tay, Thích xẻ thùy
Tầng dưới tán: Nóng sổ, Hồi lá nhỏ, Các loài thuộc
họ đơn nem
Tầng thảm tươi: Nưa Bắc bộ, Râu hùm, Ráy 3 thùy, Móng trâu, Thu hải đường, Môn thục, các loại dương
xỉ nhỏ và rong rêu.
Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên khỏi tán rừng, không có tính liên tục, trong sinh cảnh loài này thường rất ít, chủ yếu bắt gặp là các loài họ Dẻ
(Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Tô hạp (Altingiaceae) và một số loài họ
Thông tre (Podocarpaceae)
Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính liên tục, nhóm này thường đặc trưng cho độ cao chủ yếu gồm các loài thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), Cáng lò (Betula alnoides) , Giổi thơm
(Tsoongiodendron odorum), Thích bắc bộ (Acer tonkinensis), Chắp tay (Exbucklandia tonkinensis)...
Tầng dưới tán: Chủ yếu là những cây gỗ ưa bóng và ưa ẩm như Nóng sổ, Cau rừng (Areca oleracea), Hồi lá nhỏ ( Illicium parvifolium)...
Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi, tầng này khá nhiều loài nhưng
chủ yếu là các loài ưa ẩm như các loài thuộc họ Ráy (Araceae), họ Dương xỉ
(Polypodiaceae), họ Ráng lá dừa (Blechnaceae), họ Gừng (Zingiberaceae)...
Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo có lối sống theo bụi thân nhỏ, trong sinh cảnh gặp chủ yếu là các loài thuộc họ Cau dừa (Arecaceae), họ Kim cang (Smilacaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Loài chỉ thị: Đây là những loài thường mọc cùng với loài TTRC và tần suất bắt gặp trong sinh cảnh rất cao. Hầu hết các loài chỉ thị thân gỗ là những loài chỉ phân bố ở những vùng núi cao và sống ven suối hoặc các khe cạn, điển hình là loài Thông tre lá
dài, Hoàng đàn giả, thông nàng, Chắp tay, Hồi lá nhỏ... Riêng đối với tầng thảm tươi
chủ yếu vẫn là các loài ưu ẩm, chịu bóng và có quan hệ gần gũi như Nưa bắc bộ, Râu
hùm, Me đất, Thiên niên kiện, Môn thục, Thu hải đường, các loài thuộc họDương xỉ, Rong rêu…