L Ờ IC ẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n
2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Loài thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.), là một loài thực vật có mạch trong Họ Thạch tùng (Lycopodiaceae).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trên toàn bộ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thực trạng phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu
- Điều tra, định vị vùng phân bố tự nhiên của loài trong khu vực nghiên cứu; - Xây dựng điểm phân bố của loài trên bản đồ Khu bảo tồn tỷ lệ 1/10.000. - Đánh giá phạm vi phân bố
- Mật độ phân bố (tần suất bắt gặp khi điều tra)
2.2.2. Xác định cấu trúc lâm phầm và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài
- Xác định thành phần thực vật, đặc điểm thảm thực vật rừng tại khu vực phân bố của loài.
- Các đặc điểm hình thái, vật hậu học và tái sinh của loài.
- Khảo sát một sốđặc điểm sinh thái học của loài: Các yếu tốsinh thái (độ cao,
độ dốc, độ tàn che, tính chất đất, độ ẩm, thực bì, các loài sinh vật gây hại…) tại nơi
phân bố tự nhiên của loài.
2.2.3. Đánh giá các yếu tố đe dọa, thực trạng khai thác, sử dụng và bảo tồn loài ở khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu
- Đối tượng, hình thức khai thác loài trong khu vực nghiên cứu
- Đối tượng thu mua, hình thức vận chuyển loài trong khu vực nghiên cứu. - Môi trường sống.
2.2.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài tại khu vực nghiên cứu
- Giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thạch tùng răng cưa
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Khoanh vùng bảo vệ, tác động lâm sinh nhằm bảo tồn và phát triển loài. - Chuyển vị về trồng tại vườn cây dược liệu tại ban quản lý
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Kế thừa tài liệu nghiên cứu 2.3.1. Kế thừa tài liệu nghiên cứu
Tiến hành thu thập các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu đã thực hiện trước
đây như:
- Những tài liệu liên quan đến đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cây thạch tùng răng cưa trong nước và trên thế giới.
- Danh lục thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.
- Danh lục thực vật quý hiếm khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Các loài thực vật nằm trong nghị định 32/2006 của chính phủ, Danh lục các loài thực vật quý hiếm nằm trong sách Việt Nam và Thế giới.
- Báo cáo đề tài thực vật bậc cao có mạch khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa phối hợp thực hiện cùng Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật Việt Nam thực hiện từnăm
2012 – 2014.
- Bản đồ thảm thực vật rừng theo tỷ lệ 1/10.000.
- Những tài liệu vềđiều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại địa bàn NC
2.3.2. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý những người có kiến thức chuyên môn đểđịnh danh thực vật, lập bản đồ phân bố.
Mô tả hình thái: khảo sát trên những cây điều tra được trong tự nhiên về các chỉ
tiêu về hình thái. + Số lá.
+ Đặc điểm phiến lá
+ Đặc điểm thân: chiều cao cây, đường kính thân,
+ Đặc điểm củ: dài đốt củ, đường kính đốt củ + Đặc điểm hoa, quả, hạt
2.3.3. Phương pháp điều tra ngoài thực địa
* Điều tra thực địa theo tuyến: Trên cơ sở bản đồ địa hình, sử dụng GPS tiến
hành xác định ranh giới theo đường bình độ.
Điều tra khảo sát sơ bộ sau đó ta tiến hành vạch tuyến điều tra trên bản đồ. Tuyến được chọn đảm bảo yêu cầu phải chạy qua các sinh cảnh đặc trưng cho khu bảo tồn, chiều dài mỗi tuyến trung bình khoảng 5km, bề rộng tuyến 20m mỗi bên 10m.
Trên mỗi tuyến cắt ngang chọn các ô tiêu chuẩn là những điểm chốt đặc trưng nhất để
nghiên cứu loài và các yếu tố liên quan khác…
Trên tuyến điều tra hiện trường kết hợp tiến hành điều tra, thu và xử lý mẫu ngoài hiện trường.
* Điều tra thực địa theo ô tiêu chuẩn: Lập các ô tiêu chuẩn đại diện, điển hình
ở những nơi có sự phân bố của loài ở những độ cao, trạng thái rừng đặc trưng. Diện tích ô tiêu chuẩn thay đổi từ 100m2 – 2.000m2 tuỳ từng điều kiện địa hình, trạng thái rừng, kiểu thảm thực vật. Ở những nơi địa hình phức tạp, độ dốc lớn như đỉnh những ngọn núi thì những ô tiêu chuẩn kích thước 10 m x 10 m hoặc 10 m x 20 m được thiết lập.
Dụng cụ và thiết bị sẽ sử dụng bao gồm GPS, máy ảnh, thước dây, kẹp tiêu bản, báo cũ (khổ lớn), cồn êtylic, foocmol, địa bàn, kéo cắt cành.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra số lượng của loài, tổ thành loài cây chính trong ô, chất lượng cây tái sinh…. , lưu giữ tọa độGPS, lưu hình ảnh và thu mẫu tiêu bản.
Ngoài ra, việc đánh giá mức độ tái sinh của loài được điều tra trên các ô dạng bản, bốn ô đặt ở 4 góc của ô tiêu chuẩn và ô còn lại đặt ở tâm ô tiêu chuẩn. Tổng diện tích ô dạng bản điều tra là 10% diện tích ô tiêu chuẩn.
Ghi chép, xử lý các thông tin liên quan đến sinh thái của lâm phần nơi có sự
phân bố của loài.
Tư liệu hóa các đặc điểm về hình thái, vật hậu như: Chiều cao cây, số lá, chiều dài lá, chiều rộng lá, đặt điểm hoa, quả.
Tư liệu hóa các thông tin liên quan đến các yếu tố sinh thái của loài như:
trạng thái rừng, số tầng rừng, độ tàn che, độ cao thực bì, đày thực bì, độ dày thảm mục, độ dốc, độ chiếu sáng (máy đo ánh sáng), độ ẩm (máy đo độ ẩm tầng mặt, pH bằng máy đo.
Đặc điểm đất: Loại đất, độ xốp đất: Bí chặt, chặt, xốp, tơi xốp, loại đất, màu sắc
đất,% đá nổi
* Nguyên tắc thu mẫu
Chỉ tiền hành lấy đúng sốlượng để nhân giống và làm mẫu tiêu bản, mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là: cành, lá, túi bào tử…
Thu và ghi chép xong cho vào túi tránh va chạm làm hư hỏng mẫu, cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Khi di chuyển tránh để mẫu va chạm với các vật dụng khác.
* Đề tài sử dụng loại máy EXTECH đểđo PH của đất, sử dụng Lux Kế đểđo cường độ chiếu sáng và sử dụng máy đểđo độẩm của đất.
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin
Thực tế, nhiều trường hợp nhà nghiên cứu không thể trực tiếp thu thập thông tin (có thểdo chưa đủ khảnăng, điều kiện tiếp cận…) trên đối tượng khảo sát. Khi đó nhà
nghiên cứu phải phải sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập thông tin gián tiếp qua những người trung gian. Phương pháp được sử dụng là phương pháp phỏng vấn:
- Đối tượng phỏng vấn:
Người dân địa phương: Họ là những những người sống gần rừng, có đời sống gắn bó với rừng và hiểu biết về rừng thông qua các hoạt động sinh kế hàng ngày.
Cán bộ Kiểm lâm địa bàn và Kiểm lâm tiểu khu: Họ là những người thường hay
đi rừng do dặc thù công việc, nhiệm vụ nên thông tin phỏng vấn trao đổi sẽ có nhiều giá trị.
Chúng tôi dự kiến phỏng vấn 20 hộdân, đó là những hộ dân sống gần rừng, biết nhiều về thực vật.
- Cách thức phỏng vấn:
Kết hợp với các buổi họp thôn tuyên truyền, các chuyến đi rừng để thu thập thông tin từngười dân có kinh nghiệm về các loài thực vật.
Phỏng vấn thông tin qua việc mô tả đặc điểm sinh thái học của loài thực vật
như: môi trường sống, dạng sống, phân bố, kích thước, dạng hoa, quả; mùa ra hoa, kết quả; thời gian quả chín….Kết quả phỏng vấn được ghi lại để xữlý thông tin. Để kiểm
định kết quả phỏng vấn, trong trường hợp có thểcho người được phỏng vấn nhận dạng thông qua một số hình ảnh của các loài đã chuẩn bị.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
* Tổng hợp số liệu bằng phần mền exel, word: Nhập dữ liệu điều tra hiện trường và quá trình theo dõi nhân giống loài vào biểu để lưu giữ và phân tích, đối chiếu số liệu.
* Xử lí mẫu vật thu thập: Các mẫu sau khi đưa từ rừng về đến vườn ươm cần tiến hành xửlý ngay để hạn chế làm mẫu khô héo. Tiến hành xử lý bằng thuốc kích thích và bốtrí đúng vào theo từng thí nghiệm.
* Xây dựng bản đồ: Bằng phần mềm Mapinfo.
Bản đồ hiện trạng khu vực điều tra (Bản đồ thể hiện tuyến, ô tiêu chuẩn và điểm phân bố loài tỷ lệ 1/10.000)
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên a.Vị trí địa lý a.Vị trí địa lý
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị và thuộc phía Nam của dải Trường Sơn Bắc, cách thành phốĐông Hà khoảng 100 km theo quốc lộ 9
đến thị trấn Khe sanh và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
- Vị trí tọa độđịa lý:
+ Từ 16043'22’’ - 16059’55’’ vĩ độ Bắc. + Từ 106033' - 106047’03’’ kinh độĐông
- Về ranh giới:
+ Phía Bắc giáp ranh giới tỉnh Quảng Bình (khoảng 20 km),
+ Phía Nam giáp các xã: Hướng Linh, Hướng Sơn và Hướng Phùng,
+ Phía Đông giáp với 3 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Đakrông + Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
b. Địa hình địa mạo
Khu BTTN nằm tại vị trí có địa hình là vùng núi thấp ở phía nam của dải
Trường Sơn Bắc với các dãy núi cao trên 1000 m chạy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam dọc ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Về phía Quảng Trị địa hình nâng cao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc cao phổ biến từ 15-25o, có nhiều nơi, nhiều chỗ
dốc đứng. Trong khu vực có các đỉnh cao điển hình như: đỉnh Sa Mù (1550m) gần
đỉnh đèo Sa Mù và đỉnh Voi Mẹp (1771m) ởphía Đông Nam của Khu BTTN. Trong khu vực, ngoài đồi núi đất chiếm đa số còn lại có hai dãy núi đá vôi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy theo hướng Đông-Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt, gần trung tâm xã Hướng Việt có dãy núi đá vôi chạy theo hướng Bắc-Nam. Nơi đây có đặc trưng của địa hình là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dọc theo 2 sườn
Đông và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như
tổ chức sản xuất ởđây gặp khó khăn nhất định.
c. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn Đặc điểm khí hậu
Khu BTTN Bắc Hướng Hoá có đặc điểm khí hậu chung của huyện Hướng Hóa, khí hậu chịu ảnh hưởng của chếđộ nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc trưng riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu lục địa trên đỉnh Trường Sơn.
Tại khu vực nghiên cứu có mùa đông lạnh, mùa khô từtháng 1 đến tháng 5 (Biểu đồ
khí hậu Việt Nam). Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc, nhiệt độ trung bình trong các tháng này ởvùng đồng bằng xuống dưới 22oC.
Trên các vùng có độ cao từ 400-500 m trở lên, nhiệt độ thường xuống dưới 20oC và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 15oC ở Khe Sanh vào tháng 12 và
tháng 1. Ngược lại mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khô. Có tới 3-4 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 29oC, nhiệt độ
cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40oC. So với khí hậu Quảng Trị, vùng này mùa khô đến sớm hơn và mùa mưa cũng đến sớm hơn.
- Chếđộẩm:Vùng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt tới 2400-2800mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa cảnăm. Mưa ít
bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11, tuy vậy lượng mưa trung bình của tháng 5 ở
Khe Sanh cũng đạt tới 157,4 mm.
Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 85-90%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 91%. Mặc dù vậy những giá trị cực đoan thấp vẫn đo được trong thời kỳ khô nóng kéo
dài. Lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm trong đó các tháng 1 - 4 có lượng bốc hơi
cao nhất, đây là thời kỳ dễ gây khô hạn. Độ ẩm trong các tháng này cũng xuống rất thấp, dưới 30%.
- Chếđộ gió: Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, tuy nhiên nhẹ hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thời kỳcó gió khô nóng độ ẩm hạ thấp,
lượng bay hơi lớn và nền nhiệt cao, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Trong vùng còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam từtháng 5 đến tháng 8.
Tuy nhiên khí hậu của Hướng Hoá do chịu tác động của yếu tố độ cao và sự phân chia địa hình, nên có thể phân thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau:
Tiểu vùng Đông Trường Sơn: Chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ nhiệt đới gió mùa, khô nóng về mùa hè, ẩm ướt vềmùa đông. Phân bố chủ yếu ở khu vực các xã:
Hướng Linh, Hướng Sơn.
Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của chếđộ khí hậu phân hoá bởi độcao địa hình của đỉnh Trường Sơn với nền nhiệt bình quân trong năm tương đối ôn hòa, phân bổ chủ yếu ở các xã: Tân Hợp, Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập, Hướng
Tân, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng.
Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: Thể hiện rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt
đới, chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây khô nóng, lượng mưa thấp, phân bổ chủ yếu ở
các xã còn lại.
- Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt:
+Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳđầu và giữa mùa hè (từ
tháng 2-4). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thểvượt quá 39oC và độẩm tối thấp xuống dưới 30%.
+ Sạt lở đất: Đây là vùng có lượng mưa lớn hàng năm, do địa hình dốc, các công trình giao thông đang mở rộng và nâng cấp thường xảy ra sạt lỡ đất, đôi khi lũ
quét cục bộ trong những tháng mùa mưa. Nhìn chung đây là một trong những vùng khí hậu ít thuận lợi. Số liệu khí tượng một số trạm có liên quan đến vùng quy hoạch được thể hiện trong.
Thuỷ văn
Nguồn nước mặt:
Trên địa bàn Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có một sông lớn và nhiều sông suối nhỏ.
+ Đông Bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từsườn đông đều chảy vào sông Bến Hải và đổ ra biển đông ở Cửa Tùng.
+ Phía Tây Bắc và nam của khu bảo tồn là thượng nguồn sông Xê Păng Hiêng
chảy qua Lào vào sông Mê Kông.
+ Phía Đông Nam, bao gồm Bắc động Sa Mù và Đông động Voi Mẹp là thượng nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt.
+ Phía nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị (Thạch Hãn). Thượng nguồn từ núi cao của xã Hướng Sơn, chảy qua Hướng Linh, Tân Hợp rồi đổ vào sông Quảng Trị (tại xã Đakrông), sông dài 30km, nguồn nước khá dồi dào. Hiện nay đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng Hồ thủy lợi thủy điện Quảng Trịở hạlưu của Sông Rào Quán.
+ Suối Nậm Xê: chảy qua xã Hướng Lập, theo hướng từĐông sang Tây và chảy