Các đặc điểm hình thái, vật hậu học và tái sinh của loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài thạch tùng răng cưa (huperzia serrata thunb ) ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 64 - 71)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n

3.3.2. Các đặc điểm hình thái, vật hậu học và tái sinh của loài

3.3.2.1. Đặc điểm hình thái ca cây trưởng thành

Đó là cây thảo, mộc ở đất, có thân rể mộc dài; thân trên đất mộc đứng, mang nhiều lá mộc cách quanh thân từchân đến ngọn cây.

- Đặc điểm thân rể: Thân rể nằm sát mặt đất, đôi khi hơi nghiêng. Chiều dài thân rể từ 1-3cm, trung bình là 2cm. Đường kính thân rể từ 0,2 – 0,3cm, trung bình là 0,25cm, thân rểthường có màu nâu đỏ, không phủ long.

Đặc điểm thân khí sinh: Thân khí sinh thường mộc thẳng đứng trên mặt đất, ít khi mộc nghiêng, chỉ riêng phần thân gần với thân rểthường cong lên do phần lớn loài phân bốởnơi có độ dộc lớn nên dểvươn lên nơi có nhiều ánh sáng. Chiều dài thân khí sinh từ 7 – 18cm, trung bình 12,5cm. Đường kính thân khí sinh từ 0,2 – 0,25cm, trung bình 0,22cm, thân thường đơn hay lưỡng phân 1 – 2 lần không phủ long, thường có màu xanh nhạt.

Đặc điểm của rể: Cây thuộc dạng rể chùm, mộc ra từ thân rể, rểthường mộc tỏa ra đều các hướng sát mặt đất. Số lượng và kích thước rể cũng rất thay đổi tùy theo cá thể. Số rể trên một cây thường từ 7 – 20, trung bình là 13 rể. Chiều dài của rểthay đổi từ 1 – 6cm, rể dài nhất trung bình là 5cm và ngắn nhất trung bình là 2cm, chiều dài các rể trên một cây là 3cm.

Đặc điểm của lá: lá mộc cách và xoắn đều quanh thân, mặt lá gần như vuông

gốc với thân cây, số lá trên một thân tương đối khá nhiều từ 70 – 100 lá. Lá thuôn hẹp dài từ 1 – 3cm, trung bình 2cm, rộng từ 0,3 – 0,4cm, đầu lá nhọn và có mũi ngắn, cuống lá gần như bẹ dài từ 0,2 – 0,4cm, trung bình là 0,3cm và có màu trắng xanh.

Lá có màu xanh, tương đối mỏng, bìa có răng không đều. Gân giửa rỏ, các gân phụ

không rỏ.

Đặc điểm của bào từ: Bào từ nang ở nách lá, có dạng hình thận, thường có màu vàng tươi, có kích thước khá nhỏ chỉ từ 0,05cm, cây ra bào tử vaò tháng 10 năm trước và bắt đầu rụng vào tháng 3 năm sau.

Hình thái toàn cây Hình thái rể cây

Lá cây chụp từ trên xuống Hình thái lá cây

Túi bào tử mộc ra từ nách lá Hình thái túi bào tử

3.3.2.2. Đặc điểm vt hu hc và tái sinh loài

(1). Về đặc điểm vật hậu, từ kết quảđiều tra đề tài đã xác định được quy luật sinh trưởng, phát triển của loài như sau:

Bng 3.12. Lịch sinh trưởng và phát triển của loài TTRC

Giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Tháng

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Thời gian đâm chồi cây tái sinh Thời gian ra túi bào tử Thời gian rụng túi bào tử

(Nguồn tổng hợp điều tra hiện trường nă 2016, 2017)

Qua kết quả bẳng trên cho thấy: Thạch tùng răng cưa là cây thân thảo nhiều

năm. Thời gian cây bắt đầu tái sinh mạnh bắt đầu xuất hiện vào tháng 4 hàng năm và

tiếp tục phát triển đến tháng 7 thì xuất lá non. Cho đến khi cây trường thành thì cây bắt

đầu ra túi bào từ vào tháng 10 năm trước và bắt đầu rụng vào khoảng từtháng 2 đến

tháng 3 năm sau.

(2). Vềđặc điểm tái sinh loài

Trong tự nhiên tại khu vực nghiên cứu chỉ mới thấy loài Thạch tùng răng cưa

chỉ tái sinh theo hình thức là tái sinh bằng túi bào tử. Với đặc trưng là khảnăng nảy mầm của bào tử thấp, thời gian ngủ nghỉ và nẩy mầm kéo dài cộng với những rủi ro do bào tử nhỏ nhẹ dể bị nước, gió đưađi ra khỏi khu vực có sinh thái phù hợp với loài nên mức độ tái sinh của loài khá hạn chế, nhưng ngược lại sốlượng túi bào tử trên một cây mẹ là khá nhiều nên tỷ lệ cây tái sinh là khá lớn và thông thường loài tái sinh theo

đám nhỏ.

Đặc điểm cây tái sinh: Kết quả nghiên cứu bước đầu chúng tôi xác định được 59 cây tái sinh là những cây có chiều cao trung bình thấp thường dưới 3cm, kích thước lá nhỏ từ 0,8 – 1,2cm, trung bình là 1cm, số lá ít từ 8 – 12 lá, trung bình 10 lá và chưa

có khảnăng ra bào tử. Đối với những cây tái sinh, trong năm tái sinh đầu tiên thường chỉ có 1 thân khí sinh có hình thái giống với thân của cây trưởng thành nhưng có số lá

ít hơn và kích thước thân và lá nhỏhơn.

a) Mật độ cây tái sinh

Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu phản ứng mức độảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây tái sinh với nhau với tầng cây bụi, khảnăng thích nghi của cây tái sinh với những thay đổi của điều kiện sống. Mật độcây tái sinh được thống kê ở bảng 3.13 như sau:

Bng 3.13. Đặc điểm cây tái sinh của loài thạch tùng răng cưa

OTC Số cây /ô Số cây mẹ Số cây tái sinh Mật độ tái sinh/ha

1 54 44 10 1000 2 54 45 9 900 3 59 46 13 1300 4 23 16 7 700 5 25 15 10 1000 6 36 27 9 900

(Ngun: điều tra thực địa 2016, 2017)

Kết quảở bảng cho thấy cây tái sinh có số lượng khá lớn. Mật độ cây tái sinh cao nhất ở OTC 3 là 1300 cây/ha. Thấp nhất là OTC6 với 900 cây/ha.

b) Chất lượng cây tái sinh

Chiều cao và đường kính thân rễ cây tái sinh là một trong những cơ sởđểđánh

giá chất lượng cây tái sinh.. Kết quả thống kê chất lượng cây tái sinh được thể hiện ở

bảng 3.14 như sau:

Bng 3.14. Chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu

OTC Số cây tái sinh Chất lượng cây Tốt TB Xấu 1 10 6 2 2 2 10 7 2 1 3 13 8 3 2 4 7 6 1 0 5 10 6 2 1 6 9 5 1 3 Tổng 59 39 11 9

(Ngun: điều tra thực đia 216, 2017)

Kết quảở bảng cho thấy cây tốt có sốlượng cao nhất là 39 cây, chiếm 66,10%, tỷ lệ cây xấu chiếm tỷ lệ thấp nhất (9 cây) chiếm 15,25%. Hầu hết cây tái sinh từ bào tử, mọc thành các cụm cây từ 3-8 cây, các cây tái sinh mộc cách nhau từ 2 – 15cm.

Kích thước giữa các cây tái sinh Kích thước giữa các cây tái sinh

Đo kích thước cây tái sinh Đo đếm sốlượng cây tái sinh trong OTC

Hình 3.6. Hình ảnh đo đếm cây tái sinh tại Khu vực nghiên cứu.

3.3.3.3. Mt sđặc điểm sinh thái hc ca loài

(1). Đặc điểm đất:

Qua điều tra tại các khu vực nghiên cứu chúng tôi thấy rằng loài Thạch tùng

răng cưa thường phân bố ở những nơi có độ dày thảm mục khoảng 2 – 3 cm, đất nơi ẩm ướt, có lượng phân giun nhiều hoặc những nơi đất thịt nhẹ có lẫn ít sạn sỏi. Cụ thể đặc điểm của đất tại các điểm có TTRC phân bốđược thể hiện như ở bảng 3.15.

Bng 3.15. Đặc điểm đất nơi loài TTRC phân bố

Địa điểm Độ dày tầng thảm mục (cm) Màu sắc đất Độ xốp pH Độẩm đất 0 – 30 cm (%) Pa Thiên 2 - 3 Vàng xám Xốp 6,2 – 6,5 10 - 20 PT– Voi Mẹp 1 - 3 Vàngđen Tơi xốp 6,5 – 6,9 10 - 25 LR – Voi Mẹp 2 - 3 Xám đen Tơi xốp 6,7 – 6,9 10 - 25

TB 2 - 3 Xám đen

–vàng xám

Xốp

–Tơi xốp 6,2 – 6,9 10 - 25 (Nguồn tổng hợp điều tra thực địa 2016,2017)

Qua bảng 3.15 có thể thấy loài TTRC thường phân bố ở những nơi có độ dày tầng thảm mục từ 2 – 3cm, nơi độ chặt của đất từ xốp đến tơi xốp thuộc loại đất vàng alit nhiều mùn vùng núi cao, có mầu đen xám đến xám vàng. Độẩm đất nếu đối chiếu theo tiêu chuẩn độ ẩm đất xám mùn trên núi độ sâu 0 – 30cm của Việt Nam (dẫn theo theo Ngô Sỹ Giai. Kết quảđánh giá điều kiện ẩm và mức độ hạn đất đối với nhóm cây trên 5 loại đất chủ yếu ở Việt Nam) thì có thể khẳng định vùng phân bố TTRC thuộc

đất chớm hạn đến đất ẩm tối ưu (10 – 25%) độ pH đất từ 6,2 – 6,9 thuộc loại đất hơi

chua đến trung tính.

(2). Đặc điểm vềĐộ cao phân bố của loài.

Đối với sự phân bố của một loài thực vật độ cao là yếu tố rất quan trọng quyết

định sự tồn tại của loài. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, theo số liệu

được xuất từ phần mềm Mapinfor thì KBT có độ cao từ 330 - 1775m. Như đã phân tích rỏở mục phân bố của loài theo độ cao thì loài chỉ mới được phát hiện có phân bố

tại độ cao từ1400m đến 1500m. Mặt khác tại khu vực nghiên cứu chỉ có hai khu vực

đạt độ cao nói trên là khu vực núi Sa Mù và khu vực quanh núi Pa Thiên và núi Voi Mẹp, có diện tích khá nhỏ so với diện tích cả khu bảo tồn, tuy nhiên theo số liệu điều tra thì mới chỉ phát hiện loài tại khu vực núi Pa Thiên và Voi Mẹp.

(3). Điều kiện lập địa.

Lập địa sống có vai trò quan trọng quyết định khảnăng thích ứng và tồn tại của loài. Việc nghiên cứu lập địa sống nhằm tìm ra được môi trường sống thích hợp cho loài giúp cho quá trình tìm kiếm phân bố trong tự nhiên và gây trồng phục vụ công tác bảo tồn và phát triển. Qua số liệu điều tra thì chỉ mới phát hiện loài có phân bốở ven suối và sườn trên núi cao, nơi có độ ẩm thấp, không khí lạnh và thường có sương mù quanh năm. Qua thống kê ta có số liệu ở bảng sau:

Bng 3.16. Điều kiện lập địa sống của loài Thạch tùng răng cưa tại KVNC TT Nơi mọc Độ dốc Độ cao (m) Sốlượng (Cây) Tỷ lệ (%)

1 Sườn núi < =30 1400 – 1500 53 21,11

2 Ven suối >30 1400 - 1500 198 78,89

Bên cạnh yếu tốđộ dốc, đặc điểm địa hình thì yếu tốđộ tàn che và thảm thực bì cũng có vị trí quan trọng trong nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài. Từ kết quả điều tra thực địa chúng tôi đã tiến hành tổng hợp những đặc điểm về yếu tốđộ tàn che và thảm tươi như ở bảng 3.17.

Bng 3.17. Đặc điểm độ tàn che và thảm tươi nơi phân bố loài TTRC

Địa điểm Số cá thể Độ tàn che (%)

Che phủ thực bì (%)

Cao thực bì (cm)

Tuyến 4.1. Thôn Pin – Pa Thiên 167 70 - 80 30 - 40 20 - 30 Tuyến 4.2 Pa Thiên – Voi Mẹp 48 75 - 80 40 - 50 10 - 20

Tuyến 7. La Rường – Voi Mẹp 36 70 - 80 30 - 40 20 - 30

Trung bình 70 - 80 30 - 50 10 - 30

(Nguồn tổng hợp điều tra thực địa 2016,2017(phụ lục 1))

Qua kết quả bảng 3.17 cho thấy:

Độ tàn che nơi có loài TTRC phân bố thường có độ tàn che ở mức độ trung bình từ 70 – 80%. Điều này giải thích được tại sao tại các khu vực rừng phục hồi nghèo kiệt IC – IIA không thấy phân bố và trạng thái rừng giàu từ IIB – IIIA2 rất ít gặp. Đối với độ chiếu sáng, thông qua đo đếm bằng Lux kế tại những nơi có TTRC

phân bố ở khu vực nghiên cứu cho thấy độ chiếu sáng từ 25.000 – 30.000 Lux, ở

những độche bóng này thường gặp những cá thể mọc theo cụm nhỏ hoặc đơn lẻ. Ởđộ

che bóng từ 60% đến dưới 80 %, độ chiếu sáng đo được từ 40.000 – 68.000 Lux tại những điểm này phát hiện thấy xuất hiện cụm nhiều cá thể.

Đặc điểm thực bì tương đối đơn giản chủ yếu là các loài Ráng lá xẻ (Davallia divaricata), Lông cu li (Cibotium baromet), Thu hải đường (Begonia rupicola), Me đá

(Melastoma spp), Thiên niên kiện (Homalomena occulta) Riềng gió (Zingber zerumbert), Gừng dại (Zingber purpurenum), Móng trâu (Angiopteris confertinervia), Râu hùm (Tacca chantrieri), Nưa bắc bộ (Armorphophalus tonkinensis),... với độ che phủ thực bì thấp chỉ từ 30 – 50%, và chiều cao thực bì trung bình từ 10 – 30cm.

3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ĐE DỌA, THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO TỒN LOÀI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài thạch tùng răng cưa (huperzia serrata thunb ) ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)