Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài thạch tùng răng cưa (huperzia serrata thunb ) ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 41 - 49)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

Vùng đệm khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa được xác định là một phần rừng và đất còn lại của các xã đã cắt một phần diện tích rừng và đất vào trong Khu BTTN, và những xã có phần ranh giới tiếp giáp với ranh giới của Khu BTTN. Vùng đệm bao gồm 8 xã thuộc 4 huyện, trong đó có xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng,

Hướng Sơn, Hướng Linh (thuộc huyện Hướng Hóa); xã Hướng Hiệp (huyện

Đakrông); xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh ) và xã Linh Thượng (huyện Gio Linh). Trong 8 xã vùng đệm của Khu BTTN hiện nay có 2 thôn (Thôn Cựp, thôn Cuôi) nằm trọn vẹn trong ranh giới của Khu BTTN. Hai thôn này thuộc xã Hướng Lập – huyện Hướng Hóa.

a. Dân số, dân tộc

Dân số và phân bố dân cư

Dân sốvùng đệm Khu BTTNBắc Hướng Hóa có 19.116 khẩu, 4.467 hộ, mật độ

trung bình 119,17 người/ km2. Mật độdân cư các xã nằm trong vùng đệm không đồng

đều, xã có mật độdân cư cao nhất là xã Hướng Phùng có mật độ 39,36 người/km2, xã

Hướng Lập và xã Hướng Sơn có mật độ thấp nhất là 9,1 người/km2. Dân cư trong xã cũng phân bốkhông đều, chủ yếu tập trung ở khu trung tâm xã, nơi có điều kiện thuận lợi như: địa hình tương đối bằng phẳng, có khảnăng làm lúa nước và có đường giao thông qua lại. Mỗi hộ trung bình có khoảng 4 người/hộ. Các xã vùng đệm có tỷ lệtăng

dân số khá cao trung bình đạt 1,83 % gồm cả tỷ lệtăng dân số tựnhiên và tăng dân số cơ học.

Đặc biệt hiện nay trong khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa còn có 40 hộ, với 215 nhân khẩu, thuộc 02 thôn (thôn Cựp và thôn Cuôi ), xã Hướng Lập nằm trong ranh giới của Khu bảo tồn.

Lao động và cơ cấu lao động

Tổng sốngười trong độ tuổi lao động trong khu vực vùng đệm là 9.990 người, chiếm 52,52% tổng dân số, trong đó lao động nữ chiếm 50,44% tổng sốlao động.

Thành phần lao động trong ngành Nông, Lâm, Thủy sản. chiếm 68% còn lại là các nghành nghềkhác như thương mại, dịch vụ…

Do đặc điểm về khí hậu vùng cao, ảnh hưởng khí hậu Lào trong khi công tác thủy lợi còn hạn chế, cơ cấu cây trồng và nghành nghề phụ chưa phát triển. Theo số

liệu của Chi cục thống kê, Phòng Lao động Thương binh và xã hội cho thấy, có đến 10% số lao động trong tổng số lao động không có việc làm. Thời gian sử dụng lao

động trong nông thôn bình quân đạt 189 ngày/năm.

Dân sốvà lao động các xã được thống kê tại Bảng Dân sốvà lao động dưới đây:

Bng 3.1. Dân Sốvà Lao Động Các Xã Vùng Đệm TT Tên xã Diện tích (km2) Số Hộ Số khẩu Mật Độ (Ng/km2) Lao Động Nữ 1 Hướng Lập 160,2 272 1.452 9,1 768 382 2 Hướng Việt 59,4 244 1.316 22,1 650 330 3 Hướng Phùng 125,1 1.485 4.916 39,3 2.873 1.349 4 Hướng Sơn 207,8 376 1.893 9,1 936 444 5 Hướng Linh 114,7 421 2.105 18,4 951 485 6 Hướng Hiêp 141,9 982 4.442 31,3 2.212 1.150 7 Vĩnh Ô 87,9 264 1.209 13,8 562 321 8 Linh Thượng 172,7 423 1.783 10,3 1.038 578 Tổng/TB 1.070 4.467 19.116 19,17 9.990 5.039

Nguồn: Niên Giám thống kê huyện Hướng Hóa và số liệu báo cáo các xã 2017.

b. Hiện trạng sản xuất Tình hình thu nhập

Thu nhập của nhân dân trong vùng chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Tổng sản lượng cây lương thực 8 xã vùng đệm là 8.653,8 tấn, bình quân

lương thực đầu người: 2.732,5kg/người/năm, trong đó riêng thóc là 1.506,2 kg/người/năm.

Các nguồn thu nhập từ chăn nuôi, ngành nghề phụ không đáng kể. Một số xã thuộc huyện Hướng Hóa đang phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê đem lại thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình, như xã Hướng Phùng tổng diện tích trồng cà phê toàn xã là 1278. 9 ha

Đời sống của người dân

Trong thời gian số hộnghèo đói trên địa bàn các xã đã được giảm đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ số hộđói nghèo vẫn còn cao hơn so với các xã khác trong huyện, tỉnh; Tỷ

lệ hộ nghèo bình quân trong vùng là 53,3%; Số hộ trung bình và khá chiếm tỷ lệ nhỏ

và chủ yếu tập trung ở những hộ gia đình có thêm ngành nghề phụ, có người hưởng

lương và biết lối làm ăn. Riêng 02 thôn trong vùng lõi có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 67,4% tổng số hộ (thôn Cuôi 66,7%, thôn Cựp 68,2%). Đây cũng là vấn đềđáng quan tâm và

cần phải có những giải pháp thích hợp, nhanh chóng phát triển nâng cao đời sống tinh thần của người dân sống trong vùng lõi, đảm bảo cho công tác quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong KBT.

Nhìn chung là đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng đệm KBTTN Bắc

Hướng Hóa, đặc biệt là các hộgia đình tại 02 thôn nằm trong Khu BTTN còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân kinh tếchưa phát triển là do kết cấu hạ tầng trong vùng còn hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, người dân thiếu đất canh tác, không có đủ vốn tái đầu tư cũng như nâng cao kỹ thuật canh tác, cộng với thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên.

c. Sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là nghành sản xuất chính của dân địa phương trong vùng đệm,

trong đó cây lúa và một số loại hoa màu vẫn là cây trồng chủ yếu trong vùng. Việc tổ

chức thực hiện và lồng ghép có hiệu quả các chương trình dự án đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp và bộ mặt nông thôn mới, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống giao thông thuận lợi hơn đã góp phần tích cực vào việc tiêu thụ hàng hoá cho nông dân, khuyên khích,

thúc đấy phát triển sản xuất.

Các vùng sản xuất tập trung như sắn, cà phê, cao su, chuối; Tạo ra một số

sản phẩm có giá trị kinh tếcao như: Cà phê, tiêu, sắn nguyên liệu, chuối. Vi vậy, để

tiếp cận thịtrường và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, giá trị sản phẩm. Sản xuất nông sản gắn với các cơ sở thu mua, chế biến đã góp phần tăng giá

trị sản phẩm.

Việc tổ chức triển khai trồng cao su vẫn còn những vấn đề bất cập, việc tiếp cận nguồn đầu tư từnhà nước, doanh nghiệp cũng như nội lực của nông dân còn hạn chế, nên phát triển diện tích trồng cây cao su tiểu điền không đạt kế hoạch đề ra; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiếu nhất là việc giao đất cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc.

Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp tại các xã vùng đệm Khu BTTN Bắc

Trồng trọt

Diện tích trồng cây lúa đạt 1.746,2 ha ( tập trung chủ yếu ở xã Hướng Hiệp,

Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Linh, Hướng Việt. Xã có diện tích cây lúa thấp nhất là xã Vĩnh Ô, chỉ có 51 ha). Tổng sản lượng đạt 4.770 tấn, năng suất bình quân

đạt 27,32 tạ/ha;

Diện tích cây mầu toàn vùng đạt 904 ha, tổng sản lượng đạt 3.883,8 tấn. Diện tích trồng cây hoa mầu chủ yếu tập trung tại hai xã Hướng Hiệp (huyện Đakrông) và

xã Hướng Linh (Hướng Hóa). Xã có diện tích trồng cây mầu thấp nhất là Linh Thượng, Vĩnh Ô và Hướng Việt.

Diện tích gieo trồng nhóm cây thực phẩm trên địa bàn các xã vùng đệm đạt

132,5 ha, nhưng năng suất tăng không ổn định và có xu hướng giảm diện tích. Nguyên nhân chính là do sản xuất không hiệu quả, năng suất thấp, giá cả không ổn định và không có tính cạnh tranh do chi phí vận chuyển cao… Các loài cây trồng chủ yếu

trong vùng như: cây mía, cây sắn, cây dong riềng, cây lạc, cây đậu tương, khoai lang,

lạc và đậu đỗ các loại..

Cây lâu năm, cây ăn quả: là thế mạnh của các xã vùng đệm, tuy nhiên hiện nay diện tích các loài cây này còn rất hạn chế. Các loài cây trồng công nghiệp chủ yếu là: Quế, Cà phê (1.558,0 ha), Hồ Tiêu (29,9 ha) diện tích cây Tiêu trong những năm qua

do dịch bệnh ở các vùng trọng điểm nên diện tích giảm đáng kể, Dó trầm, Cao su

(426,23ha), Hoàng đàn giả…; Các loài cây ăn quả như Cam, Nhãn, Xoài,.. hiện đã

được người dân đưa vào trồng trong vườn nhà và phát triển ổn định.

Tồn tại: Phương thức canh tác của các hộ đồng bào dân tộc vẫn mang nặng tập quán canh tác ruộng cạn dưới dạng nương rẫy, theo hình thức quảng canh là chủ yếu,

chưa chú trọng đến khâu làm đất và bón phân, khảnăng tiếp thu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thấp,…đây là rào cản rất lớn để phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa trong tương lai.

Chăn nuôi

Phần lớn sản phẩm chăn nuôi ở các xã vùng đệm chỉ mới phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và lễ hội. Các xã vùng đệm có tiềm năng rất lớn để phát triển chăn nuôi gia

súc theo mô hình trang trại nông lâm kết hợp. Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, chăn nuôi còn theo hình thức thả rông, không có thói quen làm chuồng trại, chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia

đình. Các loại giống gia súc, gia cầm chủ yếu là các loại giống địa phương, tuy có khả năng thích nghi với các điều kiện tự nhiên của vùng, nhưng năng suất thấp, chất lượng

Trong năm 2016 đã xảy ra dịch lở mồm long móng tại xã Hướng Lập, tổng số đàn bò bị bệnh là 45 con, đã kịp thời khống chế và xử lý nên không bị lây lan. Tổng

đàn gia súc hiện có: Đàn trâu có 3.373 con; Đàn bò có 4.051 con; Đàn dê có 1.406 con; Đàn lợn có 3.536 con; Đàn gia cầm có 105.859 con…

Các xã đã được cấp vaccine và tiến hành tiêm phòng dại chó và đàn gia súc gia

cầm với các loại vaccine như: Lở môm long móng trâu, bò; Tụ huyết trùng trâu, bò; Vaccine kép và dịch tảcho đàn lợn.

Tồn tại: Do nguồn vốn hạn hẹp, thiếu nguồn thức ăn chế biến công nghiệp, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật còn chậm, cùng với mạng lưới thú y còn quá mỏng manh nên bệnh dịch sảy ra khá phổ biến, hiệu quả kinh tế thấp và còn gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng và công tác bảo tồn.

Qua đây cho thấy, ngành chăn nuôi của các xã trong vùng đệm cần được đầu tư

phát triển nhiều hơn như: công tác cải tạo giống gia súc, gia cầm và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi chưa được chú trọng,...

d. Sản xuất lâm nghiệp

Trong những năm qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã vùng

đệm chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng theo chương trình 661 và khoanh nuôi phục hồi rừng bằng tái sinh tựnhiên. Các cơ sở sản xuất cây giống và chế

biến lâm sản chưa phát triển, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chưa đúng tầm với địa bàn các xã miền núi.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng:

Hoạt động bảo vệ rừng đã có những tiến bộđáng kể, diện tích rừng trong vùng

đã được giao cho các chủ quản lý; các xã đều thành lập ban lâm nghiệp và có sự phối hợp với lực lượng kiểm lâm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng toàn địa bàn. Tuy nhiên, nạn phá rừng trên địa bàn các xã vẫn đang có chiều hướng gia tăng, một phần là do nhân dân thiếu đất canh tác nên lấn chiếm rừng lấy đất canh tác, phá rừng.

- Công tác phát triển rừng:

Trong mấy năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các chương

trình 06/Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các

chương trình: Trồng cây phân tán, dự án 661…, đã được nhân dân trong vùng hưởng

ứng. Tuy nhiên, công tác phục hồi phát triển rừng toàn địa bàn trong thời gian qua còn chậm. Hầu hết các diện tích phục hồi chỉ áp dụng phương thức khoanh bảo vệ phục hồi rừng tự nhiên. Đểđẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển rừng, ngoài việc đầu tư phủ xanh đất trống đồi trọc, giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng bổ

Nhìn chung hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, công tác phát triển rừng, công tác khai thác chế biến lâm sản phụchưa được chú trọng tham gia của nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng còn ít, đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn còn thấp so với tiềm năng. Trên cơ

sở chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển ngành lâm nghiệp, chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới cần tiến hành công

tác giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình và các thôn quản lý bảo vệ nhằm năng

cao hiệu quả của công tác bảo vệ rừng cũng như khai thác tiềm năng đất đai tài nguyên

phát triển kinh tếtrên địa bàn.Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã vùng

đệm chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng theo chương trình 661 và khoanh nuôi phục hồi rừng bằng tái sinh tựnhiên. Các cơ sở sản xuất cây giống và chế

biến lâm sản chưa phát triển.

e. Hệ thống hạ tầng thiết yếu Cơ sở công trình sự nghiệp

Những năm qua, được sựquan tâm đầu tư của Nhà nước và các chương trình mục tiêu quốc gia và Dự án giảm nghèo của Chính phủ, các xã vùng đệm của Khu

BTTN đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trong đó có trụ sở làm việc của UBND các xã, nhà văn hóa xã, trạm y tế, hệ thống trường học… đã được xây dựng kiên cố.

Hệ thống giao thông

Trên địa bàn huyện có các tuyến đường giao thông chính sau: Tuyến Quốc lộ 9 dài 25 km chạy từ Đông sang Tây. Là tuyến lưu thông huyết mạch có ý nghĩa quan

trọng cả về kinh tế và xã hội; có thểcoi đây là thuận lợi lớn của Hướng Hoá về điều kiện lưu thông; Tuyến đường Hồ Chí Minh dài 65 km, chạy qua 07 xã, thị trấn (thị trấn Khe Sanh, Tân Hợp, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Lập, Hướng Việt). Ngoài ra trên địa bàn có một số tuyến đường quan trọng khác nối thông nhau tạo nên hệ thống giao thông khá liên hoàn như đường tỉnh lộ Hướng Phùng - Hướng Sơn,

các tuyến đường liên xã, các đường liên thôn, xóm.

Trong những năm gần đây huyện đã triển khai xây dựng, nâng cấp một số tuyến

đường giao thông nông thôn, nội thị bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đểđáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Một số công trình đã thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Lĩnh vực vận tải ngày càng phát triển đảm bảo vận tải hàng hoá phục vụ nhu cầu trên địa bàn, một số tuyến vận tải hành khách đã mở rộng đến Hướng Phùng, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng mà còn thực hiện tốt các tour du lịch trong vùng liên kết với các tour du lịch ngoài vùng có liên quan. Tốc độ của ngành vận tải tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tếvà giao lưu hàng hóa trong khu vực

Hệ thống thủy lợi

Là địa bàn miền núi, đa phần tại các xã của huyện Hướng Hoá nói chung và các xã trên địa bàn Khu BTTN nói riêng có địa hình dốc và bị chia cắt nên điều kiện phát triển thuỷ lợi rất hạn chế. Đến nay, trên địa bàn có 09 công trình phục vụ sản xuất và 01 công trình dùng cho nước sinh hoạt (hồLương Lễ). Ngoài công trình thuỷ lợi - thuỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài thạch tùng răng cưa (huperzia serrata thunb ) ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)