L Ờ IC ẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a.Vị trí địa lý
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị và thuộc phía Nam của dải Trường Sơn Bắc, cách thành phốĐông Hà khoảng 100 km theo quốc lộ 9
đến thị trấn Khe sanh và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
- Vị trí tọa độđịa lý:
+ Từ 16043'22’’ - 16059’55’’ vĩ độ Bắc. + Từ 106033' - 106047’03’’ kinh độĐông
- Về ranh giới:
+ Phía Bắc giáp ranh giới tỉnh Quảng Bình (khoảng 20 km),
+ Phía Nam giáp các xã: Hướng Linh, Hướng Sơn và Hướng Phùng,
+ Phía Đông giáp với 3 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Đakrông + Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
b. Địa hình địa mạo
Khu BTTN nằm tại vị trí có địa hình là vùng núi thấp ở phía nam của dải
Trường Sơn Bắc với các dãy núi cao trên 1000 m chạy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam dọc ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Về phía Quảng Trị địa hình nâng cao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc cao phổ biến từ 15-25o, có nhiều nơi, nhiều chỗ
dốc đứng. Trong khu vực có các đỉnh cao điển hình như: đỉnh Sa Mù (1550m) gần
đỉnh đèo Sa Mù và đỉnh Voi Mẹp (1771m) ởphía Đông Nam của Khu BTTN. Trong khu vực, ngoài đồi núi đất chiếm đa số còn lại có hai dãy núi đá vôi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy theo hướng Đông-Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt, gần trung tâm xã Hướng Việt có dãy núi đá vôi chạy theo hướng Bắc-Nam. Nơi đây có đặc trưng của địa hình là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dọc theo 2 sườn
Đông và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như
tổ chức sản xuất ởđây gặp khó khăn nhất định.
c. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn Đặc điểm khí hậu
Khu BTTN Bắc Hướng Hoá có đặc điểm khí hậu chung của huyện Hướng Hóa, khí hậu chịu ảnh hưởng của chếđộ nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc trưng riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu lục địa trên đỉnh Trường Sơn.
Tại khu vực nghiên cứu có mùa đông lạnh, mùa khô từtháng 1 đến tháng 5 (Biểu đồ
khí hậu Việt Nam). Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc, nhiệt độ trung bình trong các tháng này ởvùng đồng bằng xuống dưới 22oC.
Trên các vùng có độ cao từ 400-500 m trở lên, nhiệt độ thường xuống dưới 20oC và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 15oC ở Khe Sanh vào tháng 12 và
tháng 1. Ngược lại mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khô. Có tới 3-4 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 29oC, nhiệt độ
cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40oC. So với khí hậu Quảng Trị, vùng này mùa khô đến sớm hơn và mùa mưa cũng đến sớm hơn.
- Chếđộẩm:Vùng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt tới 2400-2800mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa cảnăm. Mưa ít
bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11, tuy vậy lượng mưa trung bình của tháng 5 ở
Khe Sanh cũng đạt tới 157,4 mm.
Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 85-90%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 91%. Mặc dù vậy những giá trị cực đoan thấp vẫn đo được trong thời kỳ khô nóng kéo
dài. Lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm trong đó các tháng 1 - 4 có lượng bốc hơi
cao nhất, đây là thời kỳ dễ gây khô hạn. Độ ẩm trong các tháng này cũng xuống rất thấp, dưới 30%.
- Chếđộ gió: Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, tuy nhiên nhẹ hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thời kỳcó gió khô nóng độ ẩm hạ thấp,
lượng bay hơi lớn và nền nhiệt cao, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Trong vùng còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam từtháng 5 đến tháng 8.
Tuy nhiên khí hậu của Hướng Hoá do chịu tác động của yếu tố độ cao và sự phân chia địa hình, nên có thể phân thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau:
Tiểu vùng Đông Trường Sơn: Chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ nhiệt đới gió mùa, khô nóng về mùa hè, ẩm ướt vềmùa đông. Phân bố chủ yếu ở khu vực các xã:
Hướng Linh, Hướng Sơn.
Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của chếđộ khí hậu phân hoá bởi độcao địa hình của đỉnh Trường Sơn với nền nhiệt bình quân trong năm tương đối ôn hòa, phân bổ chủ yếu ở các xã: Tân Hợp, Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập, Hướng
Tân, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng.
Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: Thể hiện rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt
đới, chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây khô nóng, lượng mưa thấp, phân bổ chủ yếu ở
các xã còn lại.
- Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt:
+Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳđầu và giữa mùa hè (từ
tháng 2-4). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thểvượt quá 39oC và độẩm tối thấp xuống dưới 30%.
+ Sạt lở đất: Đây là vùng có lượng mưa lớn hàng năm, do địa hình dốc, các công trình giao thông đang mở rộng và nâng cấp thường xảy ra sạt lỡ đất, đôi khi lũ
quét cục bộ trong những tháng mùa mưa. Nhìn chung đây là một trong những vùng khí hậu ít thuận lợi. Số liệu khí tượng một số trạm có liên quan đến vùng quy hoạch được thể hiện trong.
Thuỷ văn
Nguồn nước mặt:
Trên địa bàn Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có một sông lớn và nhiều sông suối nhỏ.
+ Đông Bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từsườn đông đều chảy vào sông Bến Hải và đổ ra biển đông ở Cửa Tùng.
+ Phía Tây Bắc và nam của khu bảo tồn là thượng nguồn sông Xê Păng Hiêng
chảy qua Lào vào sông Mê Kông.
+ Phía Đông Nam, bao gồm Bắc động Sa Mù và Đông động Voi Mẹp là thượng nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt.
+ Phía nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị (Thạch Hãn). Thượng nguồn từ núi cao của xã Hướng Sơn, chảy qua Hướng Linh, Tân Hợp rồi đổ vào sông Quảng Trị (tại xã Đakrông), sông dài 30km, nguồn nước khá dồi dào. Hiện nay đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng Hồ thủy lợi thủy điện Quảng Trịở hạlưu của Sông Rào Quán.
+ Suối Nậm Xê: chảy qua xã Hướng Lập, theo hướng từĐông sang Tây và chảy
sang nước CHDCND Lào.
+ Sông Cam và suối Tiên Hiên: Bắt nguồn từ dãy núi cao của xã Hướng Sơn đổ
ra sông Cam Lộ.
+ Khe Tà Bồng: Bắt nguồn từ phía Bắc xã Hướng Sơn chảy xuống phía Nam xã rồi đổ vào sông Rào Quán.
+ Ngoài ra Phía còn rất nhiều khe suối nhỏ có ở hầu hết các xã và đổ vào sông Rào Quán.
Nhìn chung hệ thống sông, suối trong vùng khá dày đặc, nguồn nước khá dồi
dào, nhưng do địa hình quá dốc, nên việc khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn có một số hồđập quan trọng phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường như: Hồ XaKia (Hướng Phùng), đập Hướng Tân (Hướng Tân), Hồ chứa nước thuỷ lợi - thuỷ điện Quảng Trị…
- Nguồn nước ngầm:
Qua điều tra thực tế cho thấy mực nước ngầm trong vùng rất sâu, hầu hết các giếng
đào có mạch nước ngầm sâu hơn 15 - 20m. Theo kết quả khảo sát của Công ty cấp
thoát nước Quảng Trị tại các điểm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh cho thấy chất
d. Địa chất, thổ nhưỡng Địa chất
Theo bản đồđịa chất Việt Nam, khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm trên hệđịa máng - uốn nếp Caledon Việt Lào ở Bắc Trung Bộ. Các phức hệđịa máng phát triển từ kỷ Cambri (có thể từSini) cho đến cuối Silur hoặc đầu Đevon. Trên chúng đã hình thành các lớp phủ nền trẻ Epicaledon Paleozoi giữa-muộn, cũng như các võng chồng hoạt hoá - tạo núi trong Mesozoi - Kainozoi.Hầu hết các núi trung bình được cấu tạo bởi đá Granit phân bố khá phổ biến trong vùng. Các núi thấp được cấu tạo bởi
đá trầm tích lục nguyên tuổi Ocdovic - Silur gồm có cát kết Mica, cát kết phân phiến, bột kết và sét kết phân phiến bị biến chất yếu ở dạng Xirixit. Ngoài đá Granit nêu trên là các đá biến chất yếu tuổi Cambri - Ordovic hạ bao gồm phiến thạch kết tinh, phiến thạch Xirixit, Pyrit, cát kết bị quarzit hoá
Thổ nhưỡng
Sựđa dạng về các loại đá mẹđã tạo ra nhiều loại đất khác nhau, cụ thể trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất nâu đỏ vàng trên núi cao (Ha): Phân bốtrên các đỉnh núi cao ở các xã: Hướng Sơn,Hướng Phùng; Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn khá (từ
2,5 - 3%), đất chua PHKCL: 3,5 – 4, tầng đất có độ dày từ 70 - 100cm.
- Đất đỏ vàng trên phiến đá sét (Fs): Loại đất này phân bố ở xã Hướng Lập.
Chúng thường nằm trên dạng địa hình đồi núi. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng, hàm lượng mùn trung bình (1,5 - 2%), lân dễ tiêu nghèo (3 -
5mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (7 - 10mg/100g đất), đất có phản ứng chua, tầng
đất dày phổ biến từ 50 - 100cm.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất(Fj): Loại đất này phân bố ở các xã (Hướng Lập, Hướng Sơn, Hướng Phùng). Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng, hàm lượng mùn trung bình (1,5 - 2%), lân dễ tiêu nghèo (3 - 5mg/100g
đất), kali dễ tiêu trung bình (7 - 10mg/100g đất), đất hơi chua PHKCL:4 - 4,5, tầng
đất dày từ 70 - 100cm.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Loại đất này phân bố ở hầu hết các xã trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng mùn nghèo (1 - 1,5%) lân và kali dễ tiêu nghèo (3 - 5mg/100g đất), đất chua PHKCL: 3,5 – 4, tầng đất dày từ 50 - 70cm.
- Đất trong các thung lũng (T): Loại đất này phân bố trong các thung lũng và bồn địa, được hình thành từ vật liệu ở nơi khác chuyển đến, đất phân tầng không rõ ràng, tầng đất có độ dày từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất có hàm
lượng mùn khá (trên 2%), lân và kali dễ tiêu trung bình(10 - 15mg/100g đất) đất chua vừa PHKCL: 5 - 5,5.
- Đất phù sa (P): Loại đất này có nguồn gốc từ sản phẩm bồi tụ thường xuyên
vào các mùa mưa lũ. Đất phù sa phân bố rải rác ở các suối nhỏ thuộc các xã Hướng Lập, Hướng Sơn.