Các mối đe dọa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài TTRC tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài thạch tùng răng cưa (huperzia serrata thunb ) ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 71 - 72)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n

3.3.1. Các mối đe dọa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài TTRC tạ

tại KVNC

Qua kết quả phỏng vấn các hộ dân tại những nơi có Thạch tùng răng cưa phân bố, chúng tôi được biết rằng tại thời điểm trước 2016 TTRC phân bố trong rừng khá nhiều, không bị khai thác do người dân không hiểu biết về loài. Thời điểm 2017 – 2018 đây là thời điểm có đối tượng hỏi mua cây TTRC và cây Thạch tùng đuôi ngựa.

Nhưng cũng rất ít đối tượng biết đến loài, số ít người dân thường xuyên đi sâu vào

rừng dài ngày mới biết được. Đối tượng biết đến loài chỉ khai thác trong những chuyến

đi kết hợp với những công việc khác, chứ rất ít chủđộng tổ chức đi khai thác rầm rộ

loài. Thời điểm ban đầu giá bán mà người thu mua trả cho người dân từ 300 – 500 nghìn đồng/kg. Với đặc điểm của loài là cây thân thảo có kích thước nhỏ nên hàng

ngày người dân đi khai thác được trọng lượng rất ít, cộng với địa hình nơi có sự phân bố của loài thường rất xa khu dân cư và đi lại rất khó khăn và một chuyến đi cũng mất ít nhất đến 2-3 ngày nên kinh phí thu vềcho người dân từ việc khai thác loài TTRC là rất thấp. Vì vậy mặc dù có dấu hiệu khai thác loài tại KVNC nhưng rất ít. Địa phương

xẩy ra khai thác ở xã Hướng Sơn, Hướng Linh.

Kết quả phỏng vấn kết hợp với điều tra thực địa chúng tôi thu được kết quảnhư ở bảng 3.18: Bng 3.18. Thực trạng phân bố và khai thác TTRC tại KVNC TT Địa điểm Mức độ bắt gặp Thực trạng khai thác hiện nay Trước 2016 2016- nay

1 Xã Hướng Linh III I I

2 Xã Hướng Sơn IV II I

3 Xã Hướng Phùng 0 0 0

4 Xã Hướng Việt 0 0 0

5 Xã Hướng Lập 0 0 0

(Nguồn, tổng hợp điều tra, phỏng vấn 2018)

Chú thích: Rất nhiều: IV; Nhiều: III; Ít: II; Rất ít: I; Không có: 0

Qua kết quả bảng 3.18 cho thấy: Trong quá khứ khu vực nghiên cứu tại 2 xã

của người dân trong thời gian từ 2017 đến nay thì hầu như hiện nay TTRC trong tự

nhiên tại khu vực nghiên cứu đã giảm thiểu khá nhiều, Những khu vực tìm thấy phân bố TTRC tại thời điểm hiện tại chủ yếu là các khu vực ít bịtác động do bất lợi vềđịa hình đi lại hiểm trở, khó khăn.

Về tình trạng khai thác: Qua bảng 3.18 có thể thấy hiện nay hoạt động khai thác TTRC tại KVNC hầu như đã chấm dứt, chỉ còn lại một vài khu vực như ở xã Hướng

Sơn và Hướng Linh do khu vực này là địa bàn có sự phân bố nhiều của loài TTRC. Tại những khu vực khác không có dấu hiệu khai thác có thể vì không có sự phân bố của loài hoặc có nhưng sốlượng ít nên không bị khai thác.

Từ kết quảtrên chúng tôi xác định được một số mối đe dọa đối với loài TTRC tại khu vực nghiên cứu như sau:

(1)- Khai thác loài: Với công dụng của loài Thạch tùng răng cưa và giá trị thương phẩm của nó mang lại cho người dân khiến nó trởthành đối tượng bị khai thác. Mặt khác loài được khai thác toàn thân để sử dụng nên mức độảnh hưởng là rất lớn. Thời điểm ban đầu thông thường mỗi chuyến đi 2 – 3 ngày khai thác thì được khoảng 0,3 – 0,5kg, nhưng số lượng từng đợt giảm dần đến lúc người dân không đi khai thác

nữa. Trong khi đó, lực lượng quản lý thiếu và mỏng nhất là lực lượng Kiểm lâm địa bàn, Kiểm lâm tiểu khu ở các xã vùng sâu vùng xa nhất là các xã có sự phân bố của loài, với diện tích mỗi xã gần 10.000ha rừng tự nhiên nhưng chỉ có được 01 cán bộ

phụ trách nên rất khó khăn trong việc tổ chức tuần tra, quản lý, bảo tồn loài. Bên cạnh

đó một số cán bộ còn thiếu thông tin loài như tên loài, mức độ bảo tồn loài…Vì vậy mối đe dọa từ việc khai thác loài tại KVNC được xem là mối đe dọa lớn nhất ảnh

hưởng đến việc bảo tồn và phát triển loài TTRC.

(2)- Tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên: Đó là sinh cảnh sống của loài bị

thu hẹp do tác động suy thoái tài nguyên rừng, khai thác khoáng sản... Bên cạnh đó là ảnh hưởng của yếu tố tựnhiên và đặc điểm sinh học của loài như khảnăng tái sinh tự

nhiên hạn chế, suy thoái rừng làm tăng các loài cây tiên phong ưa sáng dẫn đến tăng sự

cạnh tranh của các loài cây thực bì ở điểm phân bố của loài cũng ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của loài.

Mặt khác loài thường có phân bố cạnh khe suối và sườn núi, đó chính là nơi mà động vật rừng thường di chuyển để kiếm ăn và uống nước. Vì vậy tác động của động vật rừng cũng là mối đe dọa đến sinh trưởng và phát triển của loài.

(3)- Vấn đề dịch hại: Bên cạnh việc khai thác của con người thì với đặc tính của loài là mọc cạn trên mặt đất hoặc dưới thảm mùn nên dễ bị nhiều loài sinh vật gây hại (chuột, heo rừng, côn trùng…) ăn toàn thân và lá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài thạch tùng răng cưa (huperzia serrata thunb ) ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)