Bản đồ điểm phân bố loài Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài thạch tùng răng cưa (huperzia serrata thunb ) ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 53)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n

3.2.2. Bản đồ điểm phân bố loài Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu

Từ dữ liệu tổng hợp được bằng máy định vị cầm tay chúng tôi biên tập bản đồ điểm phân bố của loài Thạch tùng răng cưa bằng phần mềm Mapinfor như sau:

Hình 3.2. Bản đồcác điểm có sự phân bố của loài Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu

3.2.3. Đánh giá phạm vi phân bố của loài Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu

Về phân bố, Thạch tùng răng cưa tập trung ở kiểu rừng kín hỗn giao gữa cây lá rộng với cây lá kim á nhiệt đới, nơi đất giàu mùn, độẩm và độ xốp cao, thoáng khí. Có thể gặp Thạch tùng răng cưa ở ven các khe suối, sườn núi dưới tán rừng ẩm ướt. Tại khu vực nghiên cứu loài chỉđược phát hiện từđộ cao 1400m lến đến 1500m, tập trung 1 khu vực duy nhất ở núi Pa Thiên và chân núi Voi Mẹp, hai đỉnh núi này nằm liền với nhau. Vì vậy chúng ta có thể khẳng định loài tại khu vực nghiên cứu có phạm vi phân bố khá hẹp. Theo kết quảđiều tra thu được có những cây mộc riêng lẻ do phát tán của túi bào tử và có những nơi loài phân bố theo cụm từ 10 – 20 cá thể trên một diện tích hẹp khoảng 10m2. Điều đó có thể nói rằng trong tự nhiên loài này có thể mọc riêng lẽ

hoặc mọc tập trung thành cụm do đặc tính phân bố hẹp của loài và khả năng gieo

Phân bố loài theo cụm nhỏ Phân bố mộc riêng lẻ từng cá thể

Hình 3.3. Kiểu dạng phân bố của loài TTRC tại khu vực nghiên cứu

(1). Đặc điểm phân bố của loài theo độ cao

Đối với sự phân bố của một loài thực vật độ cao là yếu tố rất quan trọng quyết

định sự tồn tại của loài. Đểđánh giá sự phân bố của loài theo độcao, đề tài tiến hành khảo sát trên 8 tuyến điều tra tại 5 xã khác nhau thuộc KVNC. Quá trình điều tra tiến

hành xác định được 251 cá thể có tọa độvà độ cao của từng cá thể bắt gặp. Cụ thểnhư ở bảng 3.5

Bng 3.5. Đặc điểm phân bố của loài theo độ cao

TT cây Địa điểm Độ cao (m)

01 - 53 Pa Thiên 1410 54 - 108 Pa Thiên 1412 108 - 167 Pa Thiên 1432 167 - 190 Voi mẹp 1489 190 - 215 Voi mẹp 1492 215 - 251 Voi mẹp 1455

(Nguồn điều tra thực địa 2016,2017(phụ luc 2))

Qua bảng số liệu bảng 3.5 có thể thấy ở KVNC loài TTRC chỉ mới thấy phân bố ở độ cao từ 1400 – 1500m. Tuy nhiên, chúng phân bốkhông đều theo các độ cao. Số liệu tổng hợp từ bảng trên được thể hiện qua biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố số cá thểtheo độ cao

Qua biểu đồ 3.1 trên cho thấy sự phân bố loài tập trung chủ yếu ở độ cao từ

1410 – 1450m, tiếp theo là ở dộ cao từ 1450 – 1500, ởcác độcao khác chưa phát hiện thấy sự phân bố của loài.

Điều này được giải thích là do ở độcao dưới 1400m, khí hậu trở nên khô nóng

hơn, chếđộ nhiệt không ổn định, tầng cây bụi và thảm tươi nhiều nên không thích hợp

cho loài sinh trưởng phát triển. Ởđộ cao từ 1400m trở lên khí hậu bắt đầu ảnh hưởng mạnh bởi khí hậu núi cao, nền nhiệt trở nên mát mẻ thậm chí có những khu vực bắt

đầu lạnh và nhiều sương mù như ở núi Sa Mù, núi Pa Thiên và núi Voi Mẹp. Thành phần thực vật ở đây chủ yếu là rừng kín tán, nhiều sông suối nhỏ, nền đất ẩm, chếđộ

mùn trong đất phân hủy nhanh nên thích hợp cho loài sinh trưởng phát triển. Ởđộ cao trên 1500m cũng chưa phát hiện thấy sự phân bố của loài, ở KVNC chủ yếu là kiểu rừng á nhiệt đới với thành phần thực vật là rừng thưa tán, ít sông suối, thảm thực vật chủ yếu là các loài cây bụi nhỏ, tre nứa và các cây thân thảo, tầng thảm mục tương đối dày và sự phân hủy xác hữu cơ chậm điều này có thể ảnh hưởng đến khảnăng phân

bố, sinh trưởng, phát triển của loài.

(2). Đặc điểm phân bố của loài theo lập địa sống

Lập địa sống có vai trò quan trọng quyết định khảnăng thích ứng và tồn tại của loài. Việc nghiên cứu lập địa sống nhằm tìm ra được môi trường sống thích hợp cho loài giúp cho quá trình tìm kiếm phân bố trong tự nhiên và gây trồng phục vụ công tác bảo tồn và phát triển. Quá trình điều tra khảo sát sự phân bố của loài theo lập địa sống tại KVNC, đề tài đã xác định được hai đặc trưng cơ bản về lập địa mà loài thường phân bố, cụ thểnhư ở bảng 3.6

ĐCPB

SLCT Độ Cao

Bng 3.6. Phân bố của loài theo lập địa sống

TT Địa điểm Số

lượng

Nơi mọc Độ dốc Suối Sườn <=30 >30

1 Tuyến 4.1. Thôn Pin – Pa Thiên 167 114 53 53 114 2 Tuyến 4.2. Pa Thiên – Voi Mẹp 48 48 1 0 48 3 Tuyến 7. La rường – Voi Mẹp 36 36 1 0 36

Tần số xuất hiện trên tuyến 1 1 1 3

Tỷ lệ % 75,00 25,00 25,00 75,00

( Nguồn điều tra thực địa năm 2016, 2017 (Phụ lục 1))

Qua số liệu ở bảng 3.6 cho thấy loài thường tập trung phân bố ở khu vực ven suối (75,00%) và ở những nơi có độ dốc lớn hơn 300 (75,00%). Khu vực sườn vẫn có loài phân bố tuy nhiên mức độ phân bố ít hơn (25,00%) chủ yếu là tập trung ở những khu vực ẩm cao trong rừng. Ở những nơi có độ dốc lớn sự phân bố của loài nhiều và

thường phân bốtheo các đám nhỏ tại những điểm bằng phẳng cục bộ trong rừng do bị tác động như các khu vực có đá chắn, bạt chắn ven suối,... tạo nên một diện tích nhỏ

có dộ dốc lớn hơn 300. Đặc biệt chúng thường mọc ở những nơi có địa hình đặc biệt

như bên cạnh các tảng đá, bờ suối, và những khu vực núi có đá, tỷ lệđá nổi đến trung bình 10 - 20%.

(3). Phân bố theo sinh cảnh thảm thực vật rừng

Tại khu vực nghiên cứu chủ yếu tồn tại ở 5 trạng thái thảm thực vật rừng cơ bản là: (i). Trạng thái trảng cỏ, cây bụi, đất chứa có rừng; (ii). Trạng thái thảm thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy; (iii). Trạng thái thảm thực vật rừng phục hồi sau khai thác và sau chiến tranh vẫn thường xuyên bịtác động; (iv). Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh hoặc phục hồi sau chiến tranh ít bị tác động; (v) Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh trên núi cao ít bịtác động. Ở trạng thái trảng cỏ, cây bụi, đất

chưa có rừng đề tài không tiến hành lập các tuyến điều tra mà chỉ kết hợp quan sát trên

đường di chuyển và trên tuyến không phát hiện thấy cá thể Thạch tùng răng cưa nào. Kết quảđiều tra ở trên bốn trạng thái thảm thực vật còn lại như sau:

+ Trạng thái phục hồi sau nương rẫy khi điều tra tại hai địa điểm rừng quanh

thôn Cơp và hai thôn Cuôi, Tri xã Hướng Lập. Đặc trưng trạng thái rừng thuộc nhóm IC chuyển tiếp đến IIA đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh đều tuổi, một tầng gồm các loài Dung lá dài (Symplocos longifolia), các loài cây họ Dẻ tái sinh

(Fagaceae), Bồđề trung bộ (Styracannamensis), Ràng ràng xanh (Ormosia balansae), Vạng trứng (Endospermum chinense), Sòi tía (Sapium discolor)...cây bụi chủ yếu là các loài Mua (Melastoma dodecandrum), Đơn nem (Embelica ribes), Màng tang (Litsea Cubeba), Súm (Eurya nitida)...ở trạng thái này không thấy xuất hiện loài Thạch tùng răng cưa.

+ Trạng thái thảm thực vật rừng phục hồi sau khai thác kiệt hoặc phục hồi sau chiến tranh; Bao gồm các kiểu IIA, IIB, IIIA (từIIIA1 đến IIIA3) khi điều tra hầu hết

các địa điểm nghiên cứu ở hai xã Hướng Lập và Hướng Việt... Rừng gồm 4 – 5 tầng: Tầng tán chính gồm các loài họ Dẻ (Fagaceae), Giổi thơm (Tsoongiodendron odorum), Trám (Canarium sp), họ re (Lauraceae), Cáng lò (Betula alnoides), Thích bắc bộ (Acer tonkinensis), … Tầng dưới tán gồm các loài: Chân chim (Scheffera octophylla), Ngọa lông, Nhàu (Morinda citrifolia), Ba chạc (Euodia lepta), Lá nến

(Macaranga denticulate), Dái bò (Achidendron robinsonii), Cau rừng (Areca oleracea), Tre nứa, Chuối rừng (musa acuminta)…Tầng thảm tươi gồm các loài: Ráng lá xẻ (Davallia divaricata), Lông cu li (Cibotium baromet), Rau chua (Begonia rupicola), Me đá (Melastoma spp), Thiên niên kiện (Homalomena occulta) Riềng gió (Zingber zerumbert), Gừng dại (Zingber purpurenum), Móng trâu (Angiopteris confertinervia), Râu hùm (Tacca chantrieri), Chuối rừng (musa acuminta), Nưa bắc bộ (Armorphophalus tonkinensis)…Thực vật ngoại tầng gồm: Mây nước (Calamus tonkinenis), Mây voi (Calamus spp), Mây tắt (Calamus tetradactylus), Kim cang mỡ

(Heterosmilax erythrantha), Ngấy (Acanthopanax senticosus), Móng bò (Bauhinia mastipoda), Lông cu li (Cibotium baromet), Rau chua (Begonia rupicola), Me đá

(Melastoma spp), Nưa bắc bộ (Armorphophalus tonkinensis)...Ở trạng thái này vẫn không phát hiện thấy sự phân bố của loài Thạch tùng răng cưa.

+ Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh hoặc phục hồi sau chiến tranh ít bị tác động, trạng thái rừng từ IIIB - IVA chủ yếu trạng thái rừng giàu ở núi Sa Mù, chân

Động La Rường, chân núi Pa Thiên. Thành phần thực vật gồm 5 tầng: Tầng vượt tán gồm các loài: Sến mật (Madhuca sp), Dầu Hansen (Dipterocarpus hasseltii), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierei), Đỉnh Tùng

(Cephalotaxus mannii), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) …Tầng tán chính

gồm các loài: thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Giổi thơm (Tsoongiodendron odorum), Các loài họ Re (Lauraceae), Cáng lò (Betula alnoides), Thích bắc bộ (Acer tonkinensis), Chắp tay (Exbucklandia tonkinensis), … Tầng dưới tán gồm các loài: Cau rừng (Areca oleracea), Nhàu (Morinda citrifolia), Hồi lá nhỏ ( Illicium parvifolium), Các loài họ Đơn nem (Myrsinaceae)...Tầng thảm tươi gồm các loài: Ráng lá xẻ (Davallia divaricata), Lông cu li (Cibotium baromet), Thu hải đường (Begonia rupicola), Me đá

(Melastoma spp), Thiên niên kiện (Homalomena occulta) Riềng gió (Zingber zerumbert), Gừng dại (Zingber purpurenum), Móng trâu (Angiopteris confertinervia),

Thiên nam tinh (Rhizoma Arisaematis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Nưa bắc bộ

(Armorphophalus tonkinensis),...Thực vật ngoại tầng gồm các loài: Mây nước

(Calamus tonkinenis), Mây voi (Calamus sp.), Mây tắt (Calamus tetradactylus), Kim cang mỡ (Heterosmilax erythrantha), Ngấy (Acanthopanax senticosus), Móng bò

(Bauhinia mastipoda)… Tại trạng thái này đã phát hiện 3 điểm có sự phân bố của loài thạch tùng răng cưa.

+ Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh trên núi cao, trạng thái rừng chủ

yếu cây gỗ lùn bịgió tác động mạnh, chủ yếu ở sườn và đỉnh núi Sa Mù, Pa Thiên và Voi mẹp. Thành phần thực vật gồm 3 tầng: Tầng tán chính gồm các loài: các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Giổi thơm (Tsoongiodendron odorum), Các loài họ Re

(Lauraceae), Thích bắc bộ (Acer tonkinensis), Chắp tay (Exbucklandia tonkinensis), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierei), Tầng dưới

tán gồm các loài: Nhàu (Morinda citrifolia), Hồi lá nhỏ ( Illicium parvifolium), Các loài trong họ Mộc lan (Magnoliaceae) ...Tầng thảm tươi gồm các loài: Ráng lá xẻ

(Davallia divaricata), Lông cu li (Cibotium baromet), Thu hải đường (Begonia rupicola), Me đá (Melastoma spp), Thiên niên kiện (Homalomena occulta) Riềng gió (Zingber zerumbert),...Tại trạng thái này đã phát hiện thấy có 3 điểm có sự phân bố

của loài.

Kết quả điều tra sự phân bố theo trạng thái thảm thực vật được thể hiện như

bảng 3.7.

Bng 3.7. Phân bố theo trạng thái thảm thực vật rừng

TT Trạng thái thảm thực vật Kiểu rừng Số cá thể

1 Trạng thái trảng cỏ, cây bụi Đất chưa có rừng 0 2 Trạng thái phục hồi sau nương rẫy IC =>IIA 0

3

Trạng thái thảm thực vật rừng phục hồi sau khai thác và sau chiến tranh vẫn thường xuyên bịtác động

IIA, IIB 0

IIIA (từIIIA1 đến

IIIA3) 0

4 Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh

hoặc phục hồi sau chiến tranh ít bịtác động. IIIB - IVA 167 5 Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh trên

núi cao IIIA3 - IIIB 84

Qua kết quả bảng 3.7 cho thấy:

Ở các trạng thái trảng cỏ, cây bụi thuộc đất chưa có rừng, trạng thái phục hồi

sau nương rẫy IC đang chuyển tiếp đến IIA, và trạng thái rừng phục hồi sau khai thác và sau chiến tranh vẫn thường xuyên bịtác động ở loại rừng nghèo đến trung bình từ IIA đến IIB hầu như không có sự phân bố của loài TTRC, nguyên nhân là do sự tác

động của canh tác nương rẫy làm mất đi nguồn giống và mất đi sinh cảnh vì độ tàn che thấp và thực bì quá dày, độẩm thấp...

Ở trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh hoặc phục hồi sau chiến tranh ít bị tác động thuộc loại rừng giàu từ trạng thái IIIA3 – IVA và trạng thái rừng nguyên sinh trên núi cao thuộc loại rừng từ IIIA3 – IIIB. Ở 2 trạng thái này mới có sự xuất hiện của các cá thể TTRC, có thểnguyên nhân chính là do đây là trạng thái có nhiều sinh cảnh phù hợp cho sự sinh tồn của loài như độtàn che, độ dốc, độ cao... Từ kết quả trên có thể thấy tại KVNC loài TTRC chỉ thấy xuất hiện ở trạng thái thảm thực vật từ IIIA3

đến IVA và cấu trúc tầng tán thực vật thường từ 4 đến 5 tầng. (4). Vùng phân bố tiềm năng của loài TTRC tại KVNC

Từ những kết quả điều tra thực địa kết hợp nghiên cứu vềđặc điểm phân bố, yếu tố sinh thái của loài chúng tôi tiến hành xây dựng các tiêu chí nơi loài có khảnăng

phân bố trong tựnhiên như tại bảng 3.8.

Bng 3.8. Phân cấp các tiêu chí sinh thái

TT Tiêu chí Phân cấp tiêu chí

1

Loại rừng Rừng giàu Rừng TB Rừng nghèo Mức độ thích hợp Rất thích hợp Thích hợp Không thích hợp

Điểm 3 1 0

2

Trạng thái rừng Không có rừng- IIIA1 IIIA3 - IIIB IIIB - IVA Mức độ thích hợp Không thích hợp Thích hợp Rất thích hợp Điểm 0 1 3 3 Độ dốc < = 30 30 – 60 60 - 90 Mức độ thích hợp Thích hợp Rất thích hợp Không thích hợp Điểm 1 3 0 4 Độ cao < 1300 1300-1500 > 1500 Mức độ thích hợp Không thích hợp Rất thích hợp Thích hợp Điểm 0 3 1

Từ các tiêu chí và trọng số cho điểm các tiêu chí ở bảng 3.8, thông qua chồng ghép 4 lớp bản đồ được xây dựng trên 4 tiêu chí trên chúng tôi thu được bản đồ phân bố tiềm năng của loài TTRC tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa như sau:

Hình 3.4. Bản đồ phân bố tiềm năng loài TTRC tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

Theo kết quả bản đồ phân bố (Hình 3.4) cho thấy chỉ có 2 vùng có sự phân bố

của loài Thạch tùng răng cưađó là ở khu vực quanh núi Sa Mù và khu vực quanh núi Pa Thiên và chân núi Voi Mẹp. Tuy nhiên mức độ phân bố có sự khác nhau về mức

độ, số liệu cụ thểđược thể hiện qua bảng 3.9.

Bng 3.9. Diện tích vùng phân bố tiềm năng loài TTRC (ĐVT: ha)

Mức độ thích hợp Tổng Không thích hợp Thích hợp Rất thích hợp (2+3+4) (3+4) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Hướng Linh 1.053,05 198,74 312,12 1.563,91 510,86 Hướng Sơn 6.999,69 456,51 1.227,68 8.683,88 1.684,19 Hướng Phùng 198 0 135,21 333,21 135,21 Hướng Việt 2.102,00 0 142,00 2.244,00 142,00 Hướng Lập 10.648,04 0 0 10.648,04 0 21000,78 655,52 1.817,01 23.456,70 2.472,26 (Nguồn số liệu thống kê từ Mapinfor)

Qua số liệu bảng 3.9 có thể thấy tại khu vực nghiên cứu có khoảng 23.456,70

ha đất là có khảnăng có sự phân bố loài, trong đó có 2.472,26 ha có thể thuộc thích hợp và rất thích hợp với loài (gồm 655,52 ha thích hợp và có 1.817,01 ha là rất thích hợp). Trong số 5 xã thuộc KVNC thì Hướng Sơn là xã có diện tích phân bố tiềm năng

loài TTRC nhiều nhất, tiếp đến là các xã Hướng Linh, Hướng Việt, Hướng Phùng. Kết quả này khá phù hợp với kết quảđiều tra tại hiện trường.

3.2.4. Mật độ phân bố (tần suất bắt gặp khi điều tra) của loài Thạch tùng răng cưa

Trong quá trình điều tra nhóm bắt gặp 6 điểm có sự phân bố của loài, tại mỗi

điểm có sự phân bố của loài đều được lập ô tiêu chuẩn 100m2 đểđo đêm sốlượng loài và các yếu tố khác của lâm phần.

Do loài Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu phân bố rải rác và không

đồng đều. Đểxác định khách quan mật độ trung bình cho cây Thạch tùng răng cưa trên một ha, chúng tôi tiến hành lập 6 ÔTC (100m2/ô) tại các điểm có sự phân bố của loài. Kết quả tính toán và tổng hợp mật độ trung bình của cây Thạch tùng răng cưađược thể

Bng 3.10. Mật độ của cây Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu

OTC Số cây/Ô Mật độ cây/ha

1 54 5400 2 54 5400 3 59 5900 4 23 2300 5 25 2500 6 36 3600

(Nguồn: điều tra thực đia 216, 2017)

Qua bảng điều tra, chúng tôi thấy mật độ cây ởđây khá lớn, cao nhất là OTC3 với 5900 cây/ha và thấp nhất ở OTC4 với 2300 cây/ha.

3.3. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC LÂM PHẦM VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI

3.3.1 Thành phần loài thực vật, đặc điểm thảm thực vật rừng tại khu vực phân bố của loài của loài

Đề tài tiến hành điều tra trên năm kiểu thảm thực vật chính là: (i). Trạng thái trảng cỏ, cây bụi, đất chứa có rừng; (ii). Trạng thái thảm thực vật rừng phục hồi sau

nương rẫy; (iii). Trạng thái thảm thực vật rừng phục hồi sau khai thác và sau chiến tranh vẫn thường xuyên bịtác động; (iv). Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh hoặc phục hồi sau chiến tranh ít bịtác động; (v) Trạng thái thảm thực vật rừng nguyên sinh trên núi cao ít bịtác động. Trong đó chỉ có hai kiểu thảm (iv, v) mới có sự phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài thạch tùng răng cưa (huperzia serrata thunb ) ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 53)