Đặc điểm và công dụng của tinh dầu tỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 27 - 30)

Cây tỏi (Allium sativum L.) Theo Hồ Huy Cường (2013), tỏi (Garlic) có tên khoa học là Allium sativum L., thuộc họ Alliaceae. Cây tỏi có nguồn gốc ở khu vực Trung Á, hiện nay được trồng phổ biến ở các nước trên thế giới. Ngoài giá trị về dược học như trong thành phần có chứa các chất kháng sinh, phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao và mỡ máu, tỏi cũng được đánh giá là một trong những đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế cao và có tác dụng trừ sâu sinh học, diệt côn trùng. Tại Việt Nam, tỏi được du nhập khá lâu và được trồng phổ biến trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành là Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Ninh Thuận, với tổng diện tích khoảng 6.000 ha, năng suất bình quân đạt từ 6 - 8 tấn/ha, thuộc nhóm các quốc gia có năng suất tỏi trung bình trên thế giới và còn thấp so với tiềm năng vốn có về khí hậu cũng nhưđiều kiện đất đai.

- Giá trị sử dụng của cây tỏi:

Tỏi là cây gia vị phổ biến được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Theo Viện Dược liệu (2013), thành phần hóa học của củ tỏi gồm nước (khoảng 62,8%), protein (khoảng 6,3%), chất béo (khoảng 0,1%), hydratcarbon (khoảng 29,0%), Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, C, E, A và Alixin.

Theo Đỗ Tất Lợi (2004), trong củ tỏi có Iốt, tinh dầu, protein và Alixin. Đặc biệt, hàm lượng tinh dầu có từ 60 gam đến 200 gam trong 100 kg tỏi, tùy theo giống và kỹ thuật canh tác. Trong y học, tỏi là dược liệu quý của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước Châu Á. Công dụng chữa bệnh của tỏi đã được nhà sinh lý học La Mã Dioscoride soạn thảo vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Thời xa xưa người cổ đại Ai cập đã biết dùng tỏi làm 22 vị thuốc quý chữa bệnh đau đầu, suy nhược cơ thể và u thanh quản. Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, mùi hắc, tính ẩm, hơi độc. Tỏi có tác dụng chữa cảm cúm, thấp khớp, điều hòa nhịp tim, chống nhiễm trùng, làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự tạo thành các cục nghẽn

trong máu, chữa lỵ, trĩ, đái tháo đường, hạn chế tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt…

Ngày nay, người ta đã chứng minh được hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là Alixin (C6H10OS2). Alixin có ở tinh dầu Tỏi, là một hợp chất chứa sunfua, có tác dụng diệt vi khuẩn Staphylococcus, Streptococus; Salmonella, E. coli, tả, lỵ, trực khuẩn gây bệnh bạch hầu và vi khuẩn gây thối rữa. Ngoài ra, Bhyan Etal (1974) đã cho biết, tỏi còn tham gia vào thành phần thuốc trừ sâu sinh học, có tác dụng đuổi ruồi muỗi, tỏi còn có tác dụng tiêu diệt côn trùng và được nghiên cứu sử dụng trong phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương (2009), kỹ thuật canh tác cây tỏi như sau:

- Thời vụ: tỏi được trồng từ tháng 9 đến tháng 10, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 3 năm sau.

- Làm đất: trên cùng dải một lớp đất màu dày khoảng 1 - 2 cm , đầm chặt đất rồi bón phân lót (phân chuồng + phân NPK). Sau khi bón phân lót xong, phủ một lớp cát dày 2 - 3 cm.

- Mật độ, khoảng cách trồng: mật độ trồng là 600.000 - 750.000 cây/ha. Khoảng cách: hàng x hàng là 13 - 16 cm; cây x cây là 10 cm.

Cách trồng: Găm đứng tép tỏi, phủ nhẹ một lớp cát mỏng, tránh tép tỏi tiếp xúc với phân bón lót.

- Bón phân: lượng phân bón đầu tư cho 1 ha là 10 tấn/ha lân hữu cơ + 500 kg urê + 200 kg su per lân + 400 kg kali + 300 kg NPK.

- Chăm sóc:

Tưới phun bằng nguồn nước giếng. Tưới nước với độ ẩm ở mức 75 - 85% ở giai đoạn phát triển thân lá và khoảng 60 - 65% ở giai đoạn phát triển củ.

- Phòng trừ sâu, bệnh hại tỏi:

Sâu xám (Agrotis ipsilon): thường xuất hiện vào tháng 11,12, khi tỏi mới được hai lá, sâu chui ở dưới đất lên vào ban đêm, cắn ngang làm cây tỏi bị trụi. Sâu khoang (Spodoptera litura): thường xuất hiện vào tháng 9-10 và kéo dài đến tháng 1-2 năm sau, sâu ăn trụi lá tỏi. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): xuất hiện quanh năm, ăn lá tỏi. Khi phát hiện các loại sâu trên, dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Karate 2.5EC (liều lượng dùng: 1 lít/ha); Trigard 100SL (liều dùng: 0,4 lít/ha); Match 050 (liều dùng: 0,4 lít/ha).

Đối với nhện, bọ trĩ: Sử dụng các loại thuốc Outus 5EC liều dùng 0,5 lít/ha; Nissorun 5EC liều dùng 0,5 lít/ha; Daniton liều dùng 0,5 lít/ha.

Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger): Xuất hiện khi trời âm u, thiếu ánh nắng lại có mưa phùn và sương mù. Phun thuốc phòng bệnh trước khi bệnh xuất hiện: Bayfidan 200EC liều dùng 0,5 lít/ha; Ridomin 68WP liều dùng 2 lít/ha; CurzeteM8 72WP liều dùng 1 lít/ha. Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới nước rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp.

Bệnh than đen trên củ(Urocystis Cepula Prost): bệnh xuất hiện ở củ tỏi vào lúc sắp thu hoạch. Lưu ý bảo quản củ nơi thoáng mát, hạn chếẩm độ vào mùa đông, ngăn ngừa phát triển bệnh này.

Bệnh thối rễ gây vàng lá (botrytis byssoydea): sử dụng thuốc Monceren 100SL, liều dùng 0,5 lít/ha; Aliette 800WG, liều dùng 1 lít/ha.

Sau trồng từ 120 - 130 ngày, lúc lá đã già chuyển sang màu vàng, thân giả mềm và có khuynh hướng ngã ngang thì tiến hành thu hoạch. Nhổ củ, giũ sạch đất, cắt rễ, ngọn, lấy củđem phơi.

Thu hoạch về phơi ngay, phơi từ 18 - 20 nắng (nắng tốt) hoặc sấy, phơi khi nào tách củ thấy bên trong vỏ khô giòn thì đưa vào bảo quản. Sau khi phơi, để củ dịu nhiệt mới cho vào bao bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)