Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm tinh dầu của một số cây thảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 44 - 46)

mc trong phòng tr bnh mò đỏ trên gà th vườn

2.4.3.1. Phương pháp sản xuất tinh dầu tỏi, sả và quế bằng thiết bị chưng cất tinh dầu theo phương pháp chưng cất kéo hơi nước

Quy trình sản xuất từng loại tinh dầu như sau:

* Qui trình sản xuất tinh dầu sả:

Lá sả tươi: đảm bảo nguyên liệu là lá sả tươi đạt độ chín kỹ thuật, đầu lá tính từ ngoài vào đã khô từ 2 - 10 cm.

Làm héo: Sau khi đạt độ chín kỹ thuật thì được thu hái và phơi héo đến khi độ ẩm bằng 50% độ ẩm ban đầu thì vận chuyển đi chưng cất. Nếu nguyên liệu không được chưng cất ngay thì được phơi trong âm can cho khô, rồi được

để ở kho và nơi lưu trữ để độ ẩm là 35%, việc này sẽ làm giảm hàm lượng tinh dầu trong quá trình chưng cất. Trước khi đưa vào chưng cất phải loại bỏ

tạp chất, sả trồng để thực hiện đề tài được thu hái luôn cả củ và phơi, sau đó chưng cất. Khi chưng cất thì lá sả chỉ cần để cả lá dài, không phải cắt cũng có thể chưng cất được, nhưng riêng củ sả trước khi chưng cất thì đập dập để dễ

Chưng cất: Mỗi mẻ đưa vào chưng cất là 30 kg sả có cả lá, cả củ. Lá sả

thì để cả đoạn dài 50 cm, còn củ thì đập dập, sau đó cho 70 lít nước vào và chưng cất trong 2 giờ. Sau khi chưng cất xong thì tách nước và tinh dầu riêng rồi bảo quản trong lọ kín.

* Quy trình chưng cất tinh dầu tỏi:

Khai thác tinh dầu tỏi có nhiều cách, tuy nhiên chúng tôi dùng cách đơn giản và dễ làm nhất là chưng cất theo phương pháp cất kéo hơi nước. Tỏi sau khi thu hoạch được cho vào máy nghiền với nước để làm cho tinh dầu trong củ tỏi được giải phóng và dễ bay hơi. Sau đó cho hỗn hợp dung dịch tỏi vào nồi chưng cất với tỷ lệ đảm bảo là 100 kg hỗn dịch tỏi/mẻ có 30 kg tỏi và 70 lít nước, chưng cất trong 2 giờ. Sau khi chưng cất thì tách tinh dầu và đóng chai màu tối bảo quản.

* Qui trình chưng cất tinh dầu quế:

Tinh dầu quế cũng được chưng cất tương tự như tinh dầu sả, tuy nhiên có một số lưu ý như sau: Nguyên liệu dùng để cất tinh dầu quế có thể là cành, lá hoặc vỏ quế vụn. Khi thực hiện đề tài, chúng tôi mua vỏ quế về nghiền, sau

đó ngâm với nước cho các liên kết với tinh dầu bị phá vỡ một phần, khi chưng cất tinh dầu sẽ dễ dàng bay hơi cùng với nước. Ngưng tụ, thu được tinh dầu và nước, sau đó phân ly riêng tinh dầu. Tinh dầu vỏ quế thành phẩm có màu vàng nâu. Nếu chưng cất bằng nồi thủ công và đun lửa thì việc chưng cất tinh dầu quế sẽ khó hơn so với 3 loại tinh dầu còn lại.

2.4.3.2. Thử nghiệm dùng tinh dầu để trị mò đỏ

Bố trí thí nghiệm xác định nồng độ tinh dầu có tác dụng diệt mò đỏ: pha loãng tinh dầu nguyên chất với cồn 40O thành dung dịch 1%, 2%, 3% và 4%. Cồn 40O dùng để làm dung môi pha loãng tinh dầu vừa có tác dụng là dung môi dẫn tinh dầu, vừa không làm biến chất của tinh dầu khi pha loãng, điều này góp phần làm tăng hiệu quả của tinh dầu khi sử dụng điều trị mò đỏ cho gà.

- Dùng bình xịt tinh dầu đã pha loãng ở nồng độ 1%, 2%, 3% hoặc 4% trực tiếp vào vị trí mò đỏ ký sinh trên cơ thể gà. Trước khi dùng tinh dầu, xác

định tỷ lệ và sốổ mò đỏ trên gà. Sau khi dùng tinh dầu 5 ngày, kiểm tra lại để

xác định hiệu lực trị mò của mỗi loại tinh dầu, ở mỗi nồng độ đã sử dụng bằng cách đếm lại sốổ mò trung bình còn lại/gà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)