Tỷ lệ gà nhiễm mò đỏ có triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 64 - 65)

Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã quan sát những gà có cường độ

nhiễm nặng và trung bình để ghi lại những biểu hiện lâm sàng của gà mắc bệnh mò đỏ ký sinh. Để thực hiện nội dung này, chúng tôi đã theo dõi 40 con gà trong đó 14 gà mắc với cường độ nhiễm nặng và 26 gà nhiễm ở cường độ

trung bình. Trước khi tiến hành quan sát các triệu chứng lâm sàng thì chúng tôi thực hiện biện pháp tẩy giun cho 40 gà để đảm bảo những biểu hiện lâm sàng quan sát được không bịảnh hưởng bởi nội ký sinh trùng.

Bảng 3.7. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của gà bị mò đỏ ký sinh

STT Biểu hiện lâm sàng Smò ố gà nhiđỏ theo ễm dõi (con) Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) 1 Có nhiều ổ mò đỏở da (đặc biệt là lườn, đùi). 40 40 100 2 Vận động chậm chạp 40 7 17,50

4 Có biểu hiện thiếu máu,

mào tích nhợt nhạt 40 3 7,50

5 Chân khô 40 7 17,50

6 Còi cọc, chậm lớn 40 5 12,50

7 Tỏ ra bứt rứt, khó chịu 40 26 65

Bảng 3.7 cho thấy: gà nhiễm nhiều mò đỏ có các triệu chứng như: gà tỏ

ra bứt rứt, dùng chân cào hoặc mổ vào những vùng da có mò ký sinh; vận

động chậm chạp, lông mọc kém, khô lông, có biểu hiện thiếu máu, mào tích nhợt nhạt, chân khô, gà chậm lớn, kiểm tra có nhiều ổ mò đỏ ký sinh ở bề mặt da. Có 17,50% số gà đi lại chậm chạp, vận động kém, những gà này có rất nhiều mò ký sinh tập trung ở 2 bên đùi và ngực. Trong 40 gà theo dõi có 18 gà có lông khô xơ, không bóng mượt, chiếm 45%. Khi quan sát màu sắc mào, tích để đánh giá mức độ thiếu máu do mò đỏ gây ra thì chỉ có 3/40 gà có biểu hiện mào và tím nhợt nhạt rõ rệt hơn những con gà khác.

Khi có nhiều mò đỏ ký sinh, gà thường ngứa ngáy nên ăn uống giảm, từ đó gà bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến còi cọc chậm lớn. Biểu hiện này chúng tôi cũng quan sát được ở gà bị mò có 5/40 con theo dõi chiếm tỷ lệ

12,50%. Số gà tỏ ra bứt rứt khó chịu chiếm tỷ lệ cao nhất (65%).

Các tác giả: Circella E. và cs (2011), Abdigoudarzi M. và cs (2014), Ashish K.G và cs (2016) cho biết, ảnh hưởng của mò đỏ đối với sức khỏe và trạng thái của gia cầm là nghiêm trọng: thiếu máu do mất máu đáng kể, bồn chồn, rỉa mổ lông, cắn mổ nhau do stress, khối lượng cơ thể giảm và thậm chí có thể chết. Đối với gia cầm đẻ thì giảm kích thước và chất lượng trứng…Từ đó gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ước tính khoảng 230 triệu EUR mỗi năm đối với Châu Âu, do sản lượng trứng giảm và chất lượng trứng kém. Hơn nữa, chuồng gia cầm bị nhiễm mò đỏ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của công nhân (làm lây nhiễm mò đỏ sang người, gây ngứa ngáy khó chịu). Trong nhiều trường hợp mò đỏ có thể gây viêm da, gây ngứa và kích ứng kéo dài ở người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)