Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 39 - 42)

2.4.1. Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu ngẫu nhiên theo phương pháp ước tính một tỷ lệ: là phương pháp thường được dùng để tính tỷ lệ hiện hành (prevalence) một bệnh nào đó. Như vậy để ước tính cỡ mẫu trong điều tra tỷ lệ hiện hành của một bệnh cần phải biết 2 thông số: sai số ɛ mong muốn và tỷ lệ hiện hành p (prevalence) của bệnh. Tỷ lệ ước đoán p có thể tham khảo từ các công trình điều tra trước

đây. Nếu không có thì lấy giá trị cho p = 0,50 khi đó cỡ mẫu sẽ có trị số lớn nhất áp dụng công thức:

ɛ. Là khoảng tin cậy của tỷ lệ số mẫu điều tra. Coi độ tin cậy 95% Ta có ɛ = 0,05

ɛ = 1,96xSE

SE (standard error): sai số chuẩn. Trong phân phối nhị phân ta có:

p là tỉ lệ gà nhiễm bệnh ước tính n là cỡ mẫu

Do chưa có kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm mò đỏ trên gà thả vườn tại tỉnh Phú Thọ, nên chúng tôi lấy giá trị p = 0,05. Thay vào công thức ở trên, ta có giá trị mẫu cần lấy là

n = 384. Như vậy, cần lấy ít nhất 384 mẫu gà thả vườn tại huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ để điều tra tỷ lệ nhiễm mò đỏ hiện hành, do có 4 xã Tuy Lộc, Phương Xá, Phùng Xá và Nga Sơn là 4 xã có các hộ chăn nuôi gà thả

vường nhiều trong huyện nên chúng tôi lấy mẫu tại 4 xã trên. Trong tổng số

384 mẫu gà cần lấy này, chúng tôi lấy theo tỷ lệ đàn hiện có của bốn xã trong tổng đàn của 4 xã. Căn cứ vào báo cáo quý I/2019 của phòng Nông nghiệp &

PTNT huyện Cẩm Khê, trong đó xã Tuy Lộc có đàn gà chiếm 20%, xã Phùng Xá là 35% , Phương Xá 35%, Sơn Nga là 10%. Số mẫu tương ứng cần lấy ở

các xã lần lượt là Tuy Lộc: 76 mẫu gà; xã Phùng Xá là 135 mẫu gà; xã Phương Xá là:135 mẫu gà, xã Sơn Nga là 38 mẫu gà.

* Phương pháp lấy máu gà để kiểm tra chỉ số huyết học

Lấy mẫu máu của gà khỏe và gà nhiễm mò ở tĩnh mạch cánh để xét nghiệm số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố của gà khỏe và gà nhiễm mò.

Số mẫu máu gà xét nghiệm: 10 mẫu máu gà khỏe và 10 mẫu máu gà bệnh. * Phương pháp lấy mẫu đệm lót nền chuồng, mẫu đất ở khu vực vườn thả gà và mẫu đất khu vực xung quanh chuồng nuôi gà

+ Mẫu chất đệm lót chuồng: Tại mỗi chuồng lấy mẫu ở 4 góc và ở giữa ô chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm, khối lượng 200 g/mẫu. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu. Mẫu được kiểm tra ngay trong ngày.

+ Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi gà: Trong khoảng bán kính 5 m xung quanh chuồng gà, cứ 10 - 15 m2 lấy một mẫu đất bề mặt. Mẫu có khối lượng 200 g/mẫu, được trộn đều bởi 4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa. Mỗi mẫu

được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: tên chủ hộ, địa điểm và thời gian lấy mẫu.

Phương pháp thu nhận ấu trùng, mò thanh trùng và mò trưởng thành trong mẫu đất, mùn, rác bằng phương pháp làm nổi trong nước.

Cách tiến hành: lấy 200 gam đất mùn lẫn rác, cho nước vào quấy tan, vớt bỏ rác, để khoảng 20 - 25 phút nếu có ấu trùng, mò thanh trùng, mò trưởng thành sẽ nổi lên trên mặt nước. Dùng bút lông hớt mò cho vào lọ. Phương pháp làm nổi thu được cảấu trùng mò, mò thanh trùng và mò trưởng thành.

Sau khi kiểm tra và xác định được ổ mò ký sinh, tiến hành lấy mẫu ấu trùng mò đỏ bằng cách sự dụng đầu nhọn dao khoét ổ mò nhưng không để gà bị tổn thương. Bảo quản ấu trùng mò đã thu thập vào từng lọ thủy tinh riêng biệt có nút mài. Trên mỗi lọ có ghi nhãn: số thứ tự, địa điểm, ngày lấy mẫu và nơi ấu trùng mò đỏ ký sinh, số lượng ấu trùng mò đỏ ký sinh/ổ mò, số ổ

mò/gà.

2.4.1.2. Phương pháp xác định thành phần loài mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn

- Sau khi kiểm tra và xác định được ổ mò ký sinh, tiến hành lấy mẫu ấu trùng mò đỏ bằng cách sử dụng đầu nhọn dao khoét ổ mò nhưng không để gà bị

tổn thương. Bảo quản ấu trùng mò đã thu thập vào từng lọ thủy tinh riêng biệt có nút mài. Trên mỗi lọ có ghi nhãn: số thứ tự, địa điểm, ngày lấy mẫu và nơi ấu trùng mò đỏ ký sinh, số lượng ấu trùng mò đỏ ký sinh/ổ mò, sốổ mò/gà.

* Làm tiêu bản mẫu mò

Mò rất nhỏ, muốn quan sát phải làm cho mẫu vật có độ trong suốt nhất

định và soi dưới kính hiển vi với độ phóng đại 300 - 1500 lần (thị kính 10 - 15x, vật kính 40 - 100x).

Hiện nay chưa có phương pháp nào giữ được tiêu bản có độ trong suốt cần thiết một cách lâu bền. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp xử lý tạm thời như sau:

Nhỏ 1 giọt axitaxêtic hay axit lactic 5%, hoặc hỗn hợp cồn phenol (5 phần cồn 100O + 95 phần phenol) trên lam kính, dùng kim nhặt mò chấm dính trên giọt axit, đậy lamen lên. Hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, vừa hơ vừa quan sát trên kính phóng đại, đến khi có độ trong suốt vừa đủ hoặc thấy có bọt khí nổi lên thì thôi. Sau khi định loại, mẫu vật lại có thể cho vào cồn 70O lưu giữ. Khi làm mẫu vật cần chú ý:

-Lam kính và la men đều phải sạch và khô. -Nếu dùng cồn phenol không cần phải hơ nóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)