Trên thế giới, một số quốc gia quản lý rất chặt chẽ việc sử dụng thuốc hóa học dùng để khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi. Có rất nhiều thử nghiệm các loại dầu thực vật trong việc kiểm soát mò đỏ ký sinh trên gà đạt kết quả tốt.
Theo Sparagano O. A. và cs (2009), mò đỏ ký sinh trên gà làm giảm sức khỏe của gà tại các trang trại chăn nuôi. Hiện nay, mò đỏ ngày càng tăng và phát triển với số giống, loài ngày càng nhiều. Mò đỏ càng phát triển thì việc ký sinh, hút máu gia cầm, gây tác hại lớn cho ngành chăn nuôi càng thể hiện rõ ở các trang trại chăn nuôi gà đẻ. Mò đỏ làm cho gà thiếu máu, suy dinh dưỡng và là véc tơ truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gà. Tác hại của mò đỏđược chứng minh rõ nhất khi gà mắc bệnh và giảm sản lượng trứng. Đối với gà thịt, khi bị mò đỏ ký sinh sẽ làm gà chậm phát triển và giảm khả năng tăng trọng do thiếu máu và mắc các bệnh do mò đỏ truyền sang.
Gharbi M. và cs (2013) cho biết: mò đỏ ký sinh trên gà không phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế, ở các nước nhiệt đới người ta thấy mò đỏ hoàn thành vòng đời nhanh hơn ở các nước ôn đới. Tình trạng nhiễm mò đỏ của gia cầm cũng gia tăng với cường độ lớn hơn vào mùa xuân và mùa hè. Vào mùa thu và mùa đông khí hậu lạnh và ẩm độ thấp thì cường độ nhiễm mò ở gia cầm giảm hẳn.
Mul M. F. và cs (2015) đã làm thí nghiệm theo dõi sự tăng giảm của mò đỏ trong trại chăn nuôi gà như sau: các nhà khoa học đặt một thiết bị giám sát tựđộng mò đỏ trong lồng của gà, kết quả là mò đỏ có số lượng ngày càng tăng nếu không có biện pháp can thiệp.
Roy L. và cs (2010) đã nghiên cứu sự phát sinh các loài mò đỏ cho thấy: chúng có thể tạo ra nhiều loài khác nhau thông qua quá trình lai tạo.
Theo Sparagano O. A. và cs (2014), mò đỏ là véc tơ truyền bệnh cho gà ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, chúng còn được chứng minh là véc tơ truyền bệnh cả cho con người. Vì vậy, hiện nay các nhà khoa học đang tập nghiên cứu khả năng
diệt mò đỏ ký sinh trên gà của các loại tinh dầu thực vật. Các loại tinh dầu thực vật có tác động rất lớn với côn trùng, một số thành phần được tìm thấy trong các loại tinh dầu (eugenol, geraniol và citral...)đã được thử nghiệm diệt mò đỏ ký sinh trên gà đạt kết quả tốt: 100% mò đỏ bị chết khi dùng tinh dầu pha loãng từ 1% đến 20%. Điều này mở ra một hướng đi mới trong việc tiêu diệt mò đỏ nhằm phòng bệnh cho người và cho vật nuôi, tiến tới xây dựng môi trường an toàn sinh học, không hóa chất, đảm bảo sức khỏe cho người dân và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Eriksson H. và cs (2009), mò đỏ là môi trường thuận lợi chứa rất nhiều vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae (tác nhân gây nên bệnh đóng dấu lợn ở động vật có vú và gia cầm, đặc biệt là đối với lợn và gà).
Theo Rahbari S. và cs (2009), mò đỏ là loài ký sinh trùng phổ biến với sức phá hoại rất lớn. Ngoài việc trực tiếp làm giảm khả năng về tăng trọng của gà thịt, chúng còn làm giảm sản lượng trứng của gà đẻ và đặc biệt đối với gà trống chúng làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng. Chúng rất phát triển trong môi trường ấm áp và ẩm ướt.
Kilpinen O. và cs (2005) so sánh giữa tác hại của mò đỏ và giun tròn (Ascaridia galli) ký sinh trên gà cho thấy: gà nhiễm mò đỏ bị giảm khả năng tăng trọng, thiếu máu và thậm chí chết ở một số gà mái. Ngoài ra gà nhiễm mò còn có triệu chứng thường xuyên lấy mỏ, chân chải và gãi suốt ngày đêm. Còn ở gà nhiễm giun tròn Ascaridia galli thì giảm khả năng tăng trọng nhưng không có thay đổi hay diễn biến triệu chứng như gà nhiễm mò đỏ.
Theo George D. R. và cs (2010), độc tính của các loại tinh dầu thực vật như tinh dầu tỏi, manuka, cade, pennyroyal, húng tây, đinh hương chồi và vỏ quế độc với côn trùng (có khả năng xua đuổi và tiêu diệt côn trùng, song không gây độc cho các động vật có xương sống). Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với nồng độ gây chết LD (50) đối với ấu trùng mò, mò thanh trùng và mò trưởng thành là như nhau. Tuy nhiên, liều này không có hiệu quả trong việc tiêu diệt trứng của mò đỏ. Mặc dù không có hiệu quả trong việc tiêu diệt trứng mò đỏ, nhưng nhiều loại tinh
dầu thực vật tiêu diệt được hầu hết các loại ấu trùng mò, mò thanh trùng và mò trưởng thành, phá vỡ vòng đời và làm cản trở quá trình phát triển của mò đỏ, góp phần mở ra hướng điều trị mò đỏ bằng thảo dược để tránh ô nhiễm môi trường, tránh tồn dư thuốc trong cơ thể gia cầm.
Bartley K. và cs (2015) đã làm thí nghiệm từ dịch chiết xuất của mò đỏ tiêm chủng ngừa cho gà mái, để phòng bệnh mò đỏ ký sinh trên gà. Dịch tiết này có tác dụng kích thích kháng thể IgY ở những gà được tiêm chủng và sản sinh miễn dịch mạnh nhất. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu để sản xuất vaccin phòng bệnh mò đỏ ký sinh cho gà.
Locher N. và cs (2010) đã nghiên cứu sản phẩm tiêu diệt mò đỏ từ hạt neem cho thấy chế phẩm này có tác dụng tiêu diệt tất cả các giai đoạn phát triển của mò đỏ. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm và chứng minh hiệu quả của việc tiếp xúc trực tiếp của chế phẩm từ hạt neem với mò đỏ thông qua hình thức xông hơi có tác động rất lớn trong việc diệt mò đỏ.
Birkett M. A. và cs (2011) đã nghiên cứu tinh dầu bạc hà và các hợp chất iridoid có tiềm năng lớn trong việc bảo vệ con người và các vật nuôi khỏi nguy cơ nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm từ các vecter truyền bệnh là mò đỏ. Tinh dầu này có tác dụng tiêu diệt mò đỏ rất hiệu quả.
Tavassoli M. và cs (2008) đã nghiên cứu thử nghiệm tác dụng gây bệnh của 3 chủng nấm Metarhizium anisopliae entomopathogenic vào các giai đoạn ấu trùng, thanh trùng và mò trưởng thành, nhưng có sự khác nhau về khả năng gây bệnh cho mò đỏ giữa các chủng nấm trên. Nấm M. anisopliae entomopathogenic có tác dụng tiêu diệt mò đỏở các giai đoạn tuỳ vào nồng độ và thời gian tiếp xúc của nấm.
Theo Kim S. I. và cs (2007): các chất tiết methanol từ 40 cây thuốc phương Đông và các sản phẩm tinh dầu chưng cất theo hình thức chưng cất lôi cuốn với nước có tác dụng tiêu diệt mò đỏ ở các nồng độ khác nhau. Trong tương lai cần phải
có sự nghiên cứu để sử dụng tinh dầu và chất tiết này để tiêu diệt mò đỏ thay thế cho các hoá chất đang sử dụng.
Pampiglione S. và cs (2001) cho biết một trường hợp của một phụ nữ 69 tuổi người Italy bị mò đỏ ký sinh trên da đầu trong vòng 9 tháng, người phụ nữ này đã khỏi bệnh sau khi hàng ngày gội đầu bằng trà cúc La Mã.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU