Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh mò đỏ trên gà thả vườn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 42 - 44)

2.4.2.1. Phương pháp kiểm tra

Trực tiếp quan sát từng gà để phát hiện gà nhiễm mò đỏ.

2.4.2.2. Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình nhiễm mò đỏ ở gà thả vườn

- Lứa tuổi: Gà được chia thành 3 lứa tuổi: căn cứ theo gia đoạn phát triển của gà và đặc tính nuôi gà thả vườn của người dân.

+ < 3 tháng tuổi: gà ở giai đoạn này thường được nuôi bán chăn thả và xuất bán sau khi được 3 tháng

+ 3 - 6 tháng tuổi: mái tơ chuẩn bị vào đẻ, trong quá trình điều tra chúng tôi thường thấy nhiều hộ dân nuôi gà đến giai đoạn này để phục vụ nhu cầu của gia đình

+ > 6 tháng tuổi: đối với gà ở giai đoạn tuổi này chúng tôi gặp ở những nông hộ

có gà đẻ một vài lứa và người dân sử dụng trứng cho gà ấp để sản xuất con giống. - Mùa: Mùa trong năm được theo dõi gồm 4 mùa

+ Mùa Xuân: từ tháng 2 - tháng 4 + Mùa Hè: từ tháng 5 - tháng 7 + Mùa Thu: từ tháng 8 - tháng 10

+ Mùa Đông: từ tháng 11 - tháng 1 năm sau

- Tính biệt: trong quá trình lấy mẫu chúng tôi ghi riêng số lượng trống mái để theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh mò đỏ ở gà trống và gà mái

2.4.2.3. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng mò trên gà thả vườn

Xác định tỷ lệ nhiễm mò đỏ trên cơ thể gà bằng cách quan sát từng gà tìm mò đỏ. Đánh giá kết quả: chỉ cần có 01 ổ mò/ gà là đã xác định gà bị

nhiễm mò đỏ.

Cường độ nhiễm mò: được xác định bằng cách đếm số mò ký sinh trên cơ thể mỗi gà và đếm số lượng ổ mò/gà.

2.4.2.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng mò, mò thanh trùng và mò trưởng thành ở mẫu nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà.

- Áp dụng phương pháp làm nổi trong nước để tìm ấu trùng, mò thanh trùng, mò trưởng thành trong các loại mẫu trên.

- Đếm số lượng ấu trùng mò, mò thanh trùng và mò trưởng thành có trong mỗi mẫu dưới độ phóng đại của kính lúp.

* Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu của gà bị mò ký sinh tại các địa phương

Trong quá trình kiểm tra, phát hiện những gà thả vườn nhiễm ấu trùng mò đỏ, theo dõi các biểu hiện lâm sàng chính của những gà này. Sử dụng phương pháp quan sát thể trạng, lông, da; quan sát màu sắc niêm mạc; theo dõi trạng thái, tình trạng ăn uống, vận động của gà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)