Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 32 - 33)

Hiện nay bệnh do mò đỏ ký sinh trên gà chưa được quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam , trong chăn nuôi gà thường sử dụng các loại hóa chất khử trùng tiêu độc rất hiệu quảđể kiểm soát mò. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học trên thế giới thì các chất hóa học dùng phun tiêu độc khử trùng chuồng trại sẽ còn tồn dư trong thịt, trứng gia cầm, tuy vậy chúng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ở nước ta hầu

như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc sử dụng các loại hóa chất dùng tiêu độc khử trùng môi trường để hạn chế mò đỏ phát triển có ảnh hưởng và tồn dư trong thịt, trứng gà gây tác hại đến sức khỏe con người.

Tại Việt Nam mới chỉ có một số tác giả đã nghiên cứu về mò và tác hại của một số loài mò trong việc truyền bệnh reckitchia (bệnh sốt mò) cho con người.

Nguyễn Kim Bằng (1970) đã nghiên cứu về mò thuộc họ Trombiculidae và vai trò của chúng trong việc truyền bệnh sốt mò trên người.

Nguyễn Kim Bằng (1971) đã nghiên cứu và tổng hợp tài liệu phân loài mò ở Việt Nam.

Nguyễn Văn Châu (1994) đã nghiên cứu Khu hệ mò - Họ Trombiculidae (Acariformes) ở Việt Nam.

Nguyễn Văn Châu (1997) cũng đã nghiên cứu và tổng hợp Tài liệu phân loài mò (Acariformes: Trombiculia) ở Việt Nam, khảo sát mò Trombiculidae tại một số địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang.

Nguyễn Văn Châu (1997) đã nghiên cứu đặc điểm của khu hệ mò (Trombiculidae) ở Việt Nam trong Báo cáo điều tra cơ bản côn trùng y học Việt Nam của Viện sốt rét – Ký sinh trùng, côn trùng Trung ương.

Nguyễn Văn Châu (2003) đã tìm hiểu sự phân bố các loại mò

(Trombiculidae) liên quan đến bệnh sốt mò (Tsutsugamushi) ở một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Nguyễn Văn Châu và cs (2007) đã hoàn thành sách Động vật chí Việt Nam, trong đó có đề cập khá nhiều vấn đề về mò đỏ ký sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)