Hoạt động ủy thác tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 45)

3. Ý nghĩa đề tài

1.1.2. Hoạt động ủy thác tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội

1.1.2.1. Khái niệm về hoạt động ủy thác tín dụng

"Uỷ thác cho vay" là việc bên uỷ thác giao vốn cho bên nhận uỷ thác thông qua hợp đồng uỷ thác cho vay để trực tiếp cho vay đến các đối tượng khách hàng, bên uỷ thác trả phí uỷ thác cho bên nhận uỷ thác. Bên uỷ thác cho vay vốn bao gồm: Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng có nhu cầu cho vay vốn tín dụng đến các đối tượng khách hàng. Bên nhận uỷ thác cho vay là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng có chức năng cấp tín dụng dưới hình thức cho vay vốn theo quy định của pháp luật. Khách hàng vay vốn là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình là khách hàng vay vốn của bên nhận uỷ thác cho vay. Các bên có liên quan ràng buộc lẫn nhau về quyền lợi và trách nhiệm bởi "Hợp đồng uỷ thác cho vay vốn", là thoả thuận bằng văn bản giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác cho vay để bên nhận uỷ thác trực tiếp cho vay, thu nợ đối với khách hàng. Hợp đồng uỷ thác cho vay vốn có các nội dung chủ yếu như sau: tên, địa chỉ của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác cho vay, số tiền uỷ thác cho vay, thời hạn uỷ thác, lãi suất cho vay, gia hạn nợ, bảo đảm tiền vay đối với khách hàng, phí uỷ thác, trách nhiệm của bên uỷ thác và bên nhận

uỷ thác, các thoả thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các bên cũng có thể uỷ quyền cho các đơn vị thành viên của mình thoả thuận và cam kết ghi trong hợp đồng uỷ thác cho vay theo quy định của pháp luật (Mai Siêu, 1998).

1.1.2.2 Những nội dung cơ bản về phương thức ủy thác cho vay đối với Ngân hàng chính sách xã hội

a. Về ký kết các văn bản

Thực hiện Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các tổ chức chính trị - xã hội (4 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thoả thuận về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để các chi nhánh triển khai thực hiện thuận lợi, Tổng giám đốc NHCSXH phân cấp uỷ quyền ký kết các văn bản như sau:

* Tại NHCSXH cấp Trung ương:

Tổng giám đốc trực tiếp ký các văn bản liên tịch, văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội cấp trung ương, cụ thể:

+ Văn bản liên tịch:

- Ngày 14/4/2003 Hội Phụ nữ và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 213/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

- Ngày 15/4/2003 Hội Nông dân và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 235/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

- Ngày 25/4/2003 Đoàn Thanh niên và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 283/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

- Ngày 18/8/2003 Hội Cựu chiến binh và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 1099/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

+ Văn bản thoả thuận:

Sau khi ký văn bản liên tịch với các tổ chức Hội, đoàn thể NHCSXH đã ký Văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội, đoàn thể về việc thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sau 3 năm triển khai thực hiện đã phát sinh một số bất cập nên NHCSXH và các tổ chức Hội, đoàn thể đã ký lại các Văn bản thoả thuận, cụ thể:

- Ngày 15/11/2016 ký Văn bản thoả thuận số 2795/VBTT với Đoàn Thanh niên và văn bản 2796/VBTT với Hội Cựu Chiến binh.

- Ngày 27/11/2016 ký Văn bản thoả thuận số 2912/VBTT với Hội Phụ nữ. - Ngày 4/12/2016 ký Văn bản thoả thuận số 2976/VBTT với Hội Nông dân. Nội dung các Văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội đều tập trung và thống nhất như nhau.

Tháng 03/2019, NHCSXH đã ký bổ sung 4 văn bản thoả thuận với 4 tổ chức Hội, đoàn thể về việc điều chỉnh mức phí uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và thống nhất phân bổ cho từng cấp Hội, đoàn thể theo mức mới, được áp dụng từ ngày 01/7/2019, cụ thể:

- Ngày 20/03/2019 ký Văn bản thoả thuận số 608/VBTT với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và văn bản số 612/VBTT với Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Ngày 23/03/2019 ký Văn bản thoả thuận số 298/VBTT với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Ngày 30/03/2019 ký Văn bản thoả thuận số 664/VBTT với Hội Nông dân Việt Nam.

Ngày 7/4/2019, Tổng giám đốc đã ban hành văn bản số 747/NHCS-TD về việc điều chỉnh phí uỷ thác trả cho các tổ chức chính trị - xã hội, yêu cầu các chi nhánh trong toàn hệ thống rà soát lại các văn bản liên tịch, hợp đồng uỷ thác cho vay đã ký với từng tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp để sửa đổi các điều khoản liên quan đến điều chỉnh phí dịch vụ uỷ thác để thống nhất thực hiện mức phí ủy thác mới từ ngày 01/7/2009.

Tổng giám đốc NHCSXH ủy quyền cho Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh và Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện ký các văn bản tại cấp tỉnh, huyện.

* Tại NHCSXH cấp tỉnh: Giám đốc các chi nhánh NHCSXH tỉnh ký kết văn bản liên tịch với tổ chức Hội, đoàn thể cấp tỉnh về uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

* Tại NHCSXH cấp huyện: Giám đốc các Phòng Giao dịch ký các loại văn bản sau:

+ Văn bản liên tịch với tổ chức Hội, đoàn thể cấp huyện về uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;

+ Hợp đồng uỷ thác với tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã về nội dung uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;

+ Hợp đồng uỷ nhiệm với Tổ TK&VV (mẫu số 11/TD).

b. Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay đang uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội

1) Cho vay hộ nghèo. 2) Cho vay hộ cận nghèo.

3) Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn (cho vay thông qua hộ gia đình tham gia Tổ TK&VV).

4) Cho vay giải quyết việc làm (đối với các dự án hộ gia đình vay vốn thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam và Hội nông dân Việt Nam quản lý).

5) Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. 6) Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (đối với mức vay đến 30 triệu đồng/hộ).

7) Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 8) Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

9) Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính Phủ

10)Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (Đối với thương nhân là cá nhân)

11)Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 74/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ

12)Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ

13)Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019 - 2020.

14)Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long (đối với hộ gia đình).

15)Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma tuý (đối với hộ gia đình).

16)Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (đối với hộ gia đình tham gia Tổ TK&VV).

1.1.2.3. Nội dung và ý nghĩa ủy thác cho vay

a. Điều kiện thực hiện cho vay uỷ thác * Đối với hộ vay:

- Phải là thành viên Tổ TK&VV.

- Chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ. * Đối với Tổ TK&VV:

- Hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của HĐQT NHCSXH.

- Tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng. * Đối với tổ chức Hội:

- Được NHCSXH ký văn bản Liên tịch và văn bản Thoả thuận.

- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV theo nội dung hợp đồng uỷ nhiệm Tổ đã ký với NHCSXH.

b. Nội dung công việc NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể Quy trình cho vay vốn của NHCSXH bao gồm 9 nội dung công việc, NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức Hội thực hiện 06 nội dung công việc, cụ thể là:

1. Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.

Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH.

3. Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

4. Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau: - Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận;

- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến Điểm giao

dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu).

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng Tổ để xếp loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.

5. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay (theo mẫu số 06/TD); kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV (theo mẫu 16/TD) và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

6. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

c. Ý nghĩa của việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức chính trị - xã hội - Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền.

- Củng cố hoạt động của tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở. Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức Hội có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn.

- Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội, đoàn thể có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội.

- Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

- Thông qua việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ, phát huy vai trò của tổ chức Hội, đoàn thể đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng (Kim Thị Dung, 2005).

1.1.2.4. Phí dịch vụ uỷ thác cho vay trả cho các tổ chức chính trị - xã hội

a. Phí dịch vụ ủy thác

Tiền phí uỷ thác NHCSXH trả cho tổ chức Hội, đoàn thể có công thức tính như sau: Tiền phí uỷ thác = Mức phí dịch vụ uỷ thác Số tiền lãi thực thu Tỷ lệ phí uỷ thác theo chất lượng dư nợ x x

Lãi suất cho vay

1. Mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho tổ chức Hội, đoàn thể từng thời kỳ phù hợp với mức phí uỷ thác do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay, mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho các tổ chức Hội, đoàn thể là 0,045%/tháng tính trên dư nợ có thu được lãi.

2. Lãi suất cho vay là lãi suất trong hạn ghi trên sổ TK&VV (khế ước nhận nợ) khi cho vay.

3. Số tiền lãi thực thu là số tiền lãi do người vay hoặc do Tổ TK&VV nộp vào ngân hàng.

4. Việc chi trả mức phí dịch vụ uỷ thác còn phụ thuộc vào chất lượng dư nợ tín dụng uỷ thác, cụ thể:

Theo đó, từ ngày 1/1/2015, mức phí ủy thác NHCSXH trả cho các cấp Hội, đoàn thể là 0,04%/ tháng trên dư nợ có thu được lãi.

Tỷ lệ phí ủy thác được hưởng theo chất lượng dư nợ tín dụng do Hội, đoàn thể nhận ủy thác có tỷ lệ cụ thể: nợ quá hạn dưới 2% được hưởng 100% mức phí uỷ thác; nợ quá hạn từ 2% đến dưới 3% được hưởng 80% mức phí uỷ thác; quá hạn từ 3% đến dưới 4% hưởng 50% mức phí uỷ thác và quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 45)