Nhận thức người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 108)

3. Ý nghĩa đề tài

3.4.2. Nhận thức người dân

Muốn người dân nhanh thoát được cái nghèo thì phải giúp họ từ bỏ canh tác lạc hậu, chuyển đổi sản xuất, làm ra nhiều hàng hóa nông sản. Nhưng địa phương nguồn lực có hạn, dân lại nghèo nên để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp những năm gần đây, bà con chỉ trông vào nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH. Vốn vay của NHTM gần như rất khó vào được nơi đây bởi lãi suất, thời hạn vay vốn, cách thức phục vụ không thể bằng NHCSXH được. Nhờ vay được vốn ưu đãi, được tổ chức, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà trên địa bàn huyện đã có hàng nghìn hộ cải thiện đời sống.

Thực tế cho thấy nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã còn rất khó vay được vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất. Do đó, nhiều nông dân thậm chí phải vay nặng lãi, tín dụng đen để có vốn đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó nhu cầu vay vốn của nông dân rất lớn nhưng không phải ai cũng đáp ứng được điều kiện của ngân hàng về tài sản thế chấp. Thậm chí, họ không đủ trình độ để xây dựng phương án kinh doanh theo yêu cầu của ngân hàng.

Qua bảng số liệu 3.17 đã thấy rõ điều này, 75% số hộ điều tra đều biết tới các nguồn tín dụng tư nhân và 35% số hộ biết tới kênh tín dụng theo phương thức hụi, phường, và gần như 100 các hộ điều tra đều cho biết sẽ tìm đến kênh tín dụng từ họ hàng để giải quyết nhu cầu vay vốn cấp thiết mà ngân hàng khó có thể đáp ứng.

Bảng 3.17: Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng

STT Nguồn TD

Biết Không biết Tham gia quản lý Số hộ (hộ) CC (%) Số hộ (hộ) CC (%) Số hộ (hộ) CC (%) 1 NHNN & PTNT 120 100 0 - 8 6,67 2 NHCS- XH 120 100 0 - 6 5 3 Hụi, phường 42 35 78 65 0 - 4 Tư nhân 90 75 30 25 0 - 5 Họ hàng 120 100 0 - 0 -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Không chỉ đưa vốn tới các hộp vay, với mục tiêu để quản lý và giúp hội viên sử dụng đồng vốn ưu đãi có hiệu quả, Hội Nông dân huyện đã lồng ghép tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và định hướng giúp hội viên chọn cho mình những mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Hàng năm, Hội đã phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện và các cơ quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay để phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm, xử lý kiên quyết các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn ảnh hưởng đến uy tín của cấp hội. Các hội viên đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chất lượng tín dụng ngày một nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Nhờ đó, sau 15 năm triển khai thực hiện ủy thác cho vay, qua 3 năm 2017-2019 Hội Nông dân huyện đã tổ chức tập huấn tín dụng trung bình 8 lần/năm, tập huấn kỹ thuật được chú trọng bằng việc số lần tổ chức qua các năm đều tăng, năm 2017 là 29 lần, năm 2018 là 33 lần và năm 2019 là 35 lần. Bên cạnh đó còn có hoạt động tham quan học tập kinh nghiệm từ đó mang tới cho các hộ dân những thực tế để han chế những yếu kém và phát huy những điểm mạnh những lợi thế.

Bảng 3.18: Các hoạt động hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người dân sử dụng vốn hiệu quả Đơn vị :Lượt STT Các hoạt động Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tập huấn tín dụng 8 8 8

2 Tập huấn kỹ thuật sản xuất 29 33 35

3 Tham quan học tập kinh nghiệm 9 8 9

(Nguồn: Báo cáo công tác ủy thác tín dụng của Hội nông dân năm 2017-2019)

Các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, dạy nghề, xây dựng mô hình trình diễn ngày càng được Hội Nông dân huyện lồng ghép, gắn kết với công tác giải ngân vốn của NHCSXH. “Vốn vay cùng với kiến thức, kinh nghiệm sản xuất từng bước thay đổi nhận thức, tư duy làm ăn của hộ nghèo. Từ kiểu sản xuất tự cấp, tự túc, nhỏ lẻ, các hộ vay vốn chuyển từng bước sang sản xuất hàng hóa. Đây chính là một trong những cách hỗ trợ hộ nghèo thiết thực, hiệu quả để tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhất là ở các vùng, miền khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…”

Với mục đích giúp nông dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình, Hội Nông dân huyện đã đứng ra nhận uỷ thác từ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cho nông dân vay vốn. Để hoạt động uỷ thác đạt kết quả cao, Hội đã tích cực tuyên truyền về các chương trình cho vay vốn đến hội viên và bà con; phối hợp với các cơ quan chuyên môn như khuyến nông, hạt kiểm lâm, bảo vệ thực vật… tổ chức tập huấn kiến thức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo; tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở Hội, tổ trưởng các tổ tiết kiệm &vay vốn; mở Hội nghị quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo; triển khai các mẫu biểu thống nhất cho các đơn vị nhận ủy thác nắm được cách thức vay vốn, giải

ngân, thu lãi và quản lý vốn theo quy định. Đồng thời, Hội cũng tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của địa phương rà soát danh sách hộ nghèo, bình xét các hộ được vay vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn được đưa đến đúng đối tượng cần hỗ trợ, tránh tình trạng chồng chéo. Hàng năm, Hội phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện kiểm tra, rà soát 100% các tổ vay vốn và các hộ vay, qua đó phát hiện sai sót để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, giúp quản lý tài sản an toàn và hiệu quả.

Vì vậy, thời gian tới, bên cạnh việc duy trì các tổ vay vốn đang hoạt động, Hội nông dân huyện sẽ tiếp tục mở rộng cho vay tới các hộ còn khó khăn; đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp cho người nông dân có thêm nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 108)