Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)

3. Ý nghĩa đề tài

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Những số liệu được thu thập từ tài liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước: Trung ương, tỉnh, huyện về xây dựng nông thôn mới ở cấp độ vĩ mô và ở địa bàn nghiên cứu. Thu thập thông tin từ những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh, huyện và các xã thuộc huyện Phú Bình cung cấp; những số liệu này thu thập chủ yếu ở các cơ quan như: Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Giáo dục- Đào tạo, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện, Văn phòng HĐND - UBND huyện, UBND các xã Tân Đức, Nga My, Lương Phú các trang điện tử của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và XDNTM; Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên…

2.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để có thêm thông tin đánh giá hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình, ngoài thông tin, số liệu thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành điều tra thêm thông tin sơ cấp của 2 nhóm đối tượng

đó là: Nhóm cán bộ địa phương có tham gia trong hoạt động ủy thác và nhóm các hộ nông dân.

Huyện Phú Bình có 19 xã và 01 thị trấn. Việc lựa chọn 3 xã đại diện cho huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện làm điểm nghiên cứu, điều tra. Xã Tân Đức, Nga My, Lương Phú là xã đại diện cho huyện thuận lợi để phát triển.

Trên cơ sở 3 xã chọn mỗi xã 4 xóm đại diện cho những khu vực thuận lợi, khó khăn của từng xã, cụ thể:

- Xã Tân Đức: Lũa, Vàng, Tân Lập, Ngọc Lý. - Xã Nga My: Núi, Phú Xuân, Đò, Nghể

- Xã Lương Phú: Chiềng, Lương tạ, Lương Trình, Phú Mỹ - Xác định dung lượng mẫu (số lượng hộ điều tra):

Do số lượng hộ dân trong 3 xã là rất đông là 7779 hộ, không có điều kiện để khảo sát tất cả các hộ, nên tôi chọn các hộ đại diện.

Tổng số lượng hộ nông dân được khảo sát (n) được tính theo công thức:

Trong đó: n: Dung lượng mẫu €: Phạm vi sai số chọn mẫu t: Hệ số tin cậy của thông tin.

Với mức độ tin cậy là: 95% (hệ số tin cậy là: t = 2,0) và phạm vi sai số chọn mẫu không vượt quá 10% (€ = 0,1), thì dung lượng mẫu tính theo công thức trên là:

Như vậy, tổng số hộ điều tra là: 120 hộ, mỗi xã điều tra 40 hộ, mỗi xóm là 10 hộ. Tiến hành phỏng vấn mỗi xã 4 xóm, mỗi xóm chọn mẫu 10 hộ nông dân để điều tra phỏng vấn. Chọn mẫu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Số hộ điều tra phỏng vấn tại mỗi xã là 40 hộ. Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 3 xã nghiên cứu là 120 hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)