Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)

3. Ý nghĩa đề tài

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 24 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 243,37 km2. Dân số năm 2018 là gần 143.000 người, mật độ dân số khoảng 585 người/km2. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ; phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên; phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 2102333' - 21035 22' vĩ Bắc; 105051-106002 kinh độ Đông.

Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 19 xã (trong đó có 7 xã miền núi), với 318 xóm. Các xã của huyện gồm: Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Đào Xá, Bảo Lý, Thượng Đình, Tân Hòa, Nhã Lộng, Điềm Thụy, Xuân Phương, Tân Đức, Úc Kỳ, Lương Phú, Nga My, Kha Sơn, Thanh Ninh, Dương Thành và Hà Châu.

2.1.1.2. Địa hình và khí hậu

- Địa hình: Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao lên đến 250m. Huyện Phú Bình còn có nhiều đồi núi thấp, thích hợp cho việc khai thác nguyên vật liệu phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông vận tải và các khu công nghiệp.

- Khí hậu: Khí hậu của huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện dao động khoảng 23,1 - 24,4 ºC. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 - 28,9ºC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 - 15,2ºC) là 13,7ºC.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81 - 82%.

Huyện Phú Bình còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió lục địa, hướng Tây hoặc Tây Nam; gió biển theo hướng Đông Nam. Vào các tháng 7, 8 ,9 thường có bão làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất:

Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 24.337 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp có 20.376,5 ha (chiếm 83,78%); đất phi nông nghiệp có 3954,5 ha (chiếm 16,2%); đất chưa sử dụng có 6,0 ha (chiếm 0,02%). Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Theo bảng số liệu tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là: 24.337 ha, được chia làm 3 loại đất như sau: diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 84% trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 71% tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 27%, còn lại diện tích mặt nước không đáng kể chỉ chiếm gần 2% trong tổng diện tích đất nông nghiệp; đứng thứ 2 là phi nông nghiệp chiếm khoảng gần 16% trong đó diện tích đất chuyên dùng là chủ yếu chiếm 72%, đất ở chiếm 28%; Đất chưa sử dụng chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình giai đoạn 2017 - 2019 Loại đất Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC TỔNG CỘNG 24.337,0 100,00 24.337,0 100,00 24.337,0 100,00 100,00 100,00 100,00

I. Đất nông lâm nghiệp 20.430,4 83,95 20.402,6 83,83 20.376,5 83,73 99,86 99,87 99,87

1. Đất SX nông nghiệp 14.464,0 70,80 14.442,3 70,79 14.419,5 70,77 99,85 99,84 99,85

Đất trồng cây hàng năm 10.125,0 70,00 10.102,7 69,95 10.087,4 69,96 99,78 99,85 99,81

Đất cây lâu năm, cây CN 4339,0 30,00 4.339,6 30,05 4.332,1 30,04 100,01 99,83 99,92

2. Đất lâm nghiệp 5.530,0 27,07 5.525,8 27,08 5.524,5 27,11 99,92 99,98 99,95

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 400,0 1,96 397,9 1,95 396,0 1,94 99,48 99,52 99,50

4. Đất nông nghiệp khác 36,4 0,18 36,6 0,18 36,5 0,18 100,55 99,73 100,14

II. Đất phi nông nghiệp 3.899,9 16,02 3.928,3 16,14 3.954,5 16,25 100,73 100,67 100,70

1. Đất ở 1.103,7 28,30 1.107,2 28,19 1.110,9 28,09 100,32 100,33 100,33

Đất ở nông thôn 1.037,8 94,03 1.041,0 94,02 1.044,5 94,02 100,31 100,34 100,32

Đất ở thành thị 65,9 5,97 66,2 5,98 66,4 5,98 100,46 100,30 100,38

2. Đất chuyên dùng 2.796,2 71,70 2.821,1 71,81 2.843,6 71,91 100,89 100,80 100,84

III. Đất chưa sử dụng 6,7 0,03 6,1 0,03 6,0 0,02 91,04 98,36 94,63

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Bình)

Trong giai đoạn 2017 - 2019 cơ cấu sử dụng đất của huyện Phú Bình có sự chuyển dịch không đáng kể. Số liệu thống kê cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm nhẹ, diện tích giảm bình quân 0,15%/năm chuyển sang đất phi nông nghiệp; đất lâm nghiệp giảm bình quân là 0,05%/năm; các diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp, là xây dựng khu công nghiệp Điềm Thụy; đất phi nông nghiệp tăng 0,7%/năm; đất ở tăng nhẹ cụ thể tăng 0,33%/năm; diện tích đất chưa sử dụng của huyện Phú Bình giảm bình quân 5,4%/năm.

Nhìn chung các loại đất của huyện Phú Bình thuộc loại đất khá bạc màu, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình làm ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng.

- Tài nguyên nước mặt

Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chiều dài đoạn sông chảy qua Phú Bình là 29 km, vì vậy ngoài việc cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất, sinh hoạt... sông Cầu còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, phục vụ nhu cầu vận tải cát, sỏi, nguyên vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên khoáng sản

Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Phú Bình có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu. Đây là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện và địa bàn lân cận.

Huyện Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc, kênh đào chảy qua địa phận huyện từ xã Đồng Liên, qua xã Đào Xá, Bảo Lý, Hương Sơn, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)