Bộ máy Tổ chức hội Nông dân huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 84)

3. Ý nghĩa đề tài

3.2.1. Bộ máy Tổ chức hội Nông dân huyện Phú Bình

Sơđồ 3.2: Tổ chức Hội nông dân huyện Phú Bình

* Chủ tịch Hội Nông dân huyện: là người đứng đầu BCH, phụ trách chung, trong đó tập trung vào một số việc sau:

-Nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và chương trình công tác của cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở, của Hội cấp trên trực tiếp, đồng thời nắm chắc

Chủ tịch Hội

Phó chủ tịch Hội

Chuyên viên

tình hình tổ chức hoạt động của các chi Hội, tình hình sản xuất, đời sống của hội viên nông dân. Trên cơ sở đó đề ra kế hoạch công tác của Hội, đưa ra BCH thảo luận và quyết định.

-Chuẩn bị nội dung các cuộc họp BCH cơ sở, duy trì mỗi tháng họp 1 lần; chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết công tác Hội hàng quý, 6 tháng, năm.

-Chủ động báo cáo tình hình công tác Hội, tình hình hội viên, nông dân với cấp uỷ Đảng chính quyền cơ sở, với Hội cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo. Chủ động phối hợp với mặt trận, các ngành, đoàn thể cùng cấp để triển khai thực hiện chương trình công tác Hội.

-Đôn đốc nhắc nhở các uỷ viên BCH thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công và các chi Hội triển khai thực hiện kế hoạch công tác.

-Phụ trách công tác tổ chức.

* Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện: là cán bộ giúp việc Chủ tịch, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ công tác Hội do Chủ tịch phân công. Mỗi Phó chủ tịch được phân công phụ trách một lĩnh vực công tác như: tuyên truyền, kiểm tra, giáo dục, hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, ...

-Tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

-Tham mưu triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân với các phòng, ban của huyện: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh &XH, Công thương, Giáo dục và đào tạo, Y tế, Ngân hàng NN&PTNT, Hạt Kiểm lâm, Ngân hàng CSXH, Ban an toàn giao thông.

-Kiểm tra, giám sát thực hiện Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết của Hội -Tham gia hòa giải và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân; giải quyết những vụ việc của cán bộ, hội viên thuộc thẩm quyền của Hội.

* Chuyên viên:

-Tham mưu cho Ban Thường vụ, Thường trực chỉ đạo phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nghiên cứu, đề xuất chủ trương, xây dựng chương trình, kế hoạch và tham mưu tổ chức thực hiện vận động, hỗ trợ

nông dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh ở nông thôn.

-Tham mưu quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, quỹ, xây dựng và thực hiện các mô hình dự án hỗ trợ nông dân.

-Tham mưu trong công tác phối hợp, liên kết với các tổ chức kinh tế, đơn vị, nhà khoa học, doanh nghiệp để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

-Dự thảo các báo cáo, đề án, văn bản và thực hiện những việc do Thường trực yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 84)