Quá trình hình thành và phát triển Hội nông dân huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 75)

3. Ý nghĩa đề tài

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Hội nông dân huyện Phú Bình

Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo… Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, năm 1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức cho vay 500.000 đồng/hộ, người vay không phải bảo đảm tiền vay. Từ kinh nghiệm thực tiễn hai năm thực hiện Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNn&PTNT Việt Nam), hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Với mô hình tổ chức được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở tận dụng bộ máy và màng lưới sẵn có của NHNN&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo ở Việt Nam với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hoá và có điều kiện thoát khỏi đói nghèo.

Tuy nhiên, từ bộ phận quản trị đến bộ phận điều hành của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, hạn chế công việc nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ chế quản lý điều hành. Mọi hoạt động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đều giao cho ban điều hành nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành đang thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Như vậy, không tách được chức năng hoạch định chính sách và điều hành theo chính sách. Hơn nữa, bên cạnh Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước, hội đoàn thể và Ngân hàng thương mại Nhà nước cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau. Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người nghèo và NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thì thực tế còn có: nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do Ngân hàng Công thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ…

Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình kiểm soát của Nhà nước, không tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại. Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại hội Đảng IX, nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập Ngân hàng

Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ- CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi NHNo&PTNT Việt Nam.

Nhận bàn giao từ NHPVNg và bắt đầu đi vào hoạt động từ 1/1/2003, hành trang vào cuộc với tên gọi mới, vai trò của NHCSXH lớn lao hơn, nặng nề hơn, đối tượng phục vụ đa dạng hơn. Đến cuối năm 2003, NHCSXH đã hình thành được màng lưới hoạt động rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở, đủ khả năng quản lý, tiếp nhận mọi nguồn vốn và thực hiện tốt việc cho vay, thu nợ, thu lãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, NHCSXH đã có bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ tương đối hoàn chỉnh với 65 chi nhánh tỉnh, thành phố và Sở giao dịch, 592 Phòng giao dịch quận, huyện, tổng số cán bộ viên chức toàn hệ thống lên tới gần 7000 người trong đó gần 90% cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học.

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã được thành lập theo quyết định số: 751/QĐ-HĐQT ngày 07/07/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Chính sách xã hội và khai trương đi vào hoạt động tháng 12 năm 2003. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phú Bình được thành lập lại theo quyết định số 142/QĐ-HĐQT ngày 30/03/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Bình trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, trụ sở đóng tại huyện Phú Bình. Có mạng lưới hoạt động đến 20/20 xã (điểm giao dịch), Số lượng cán bộ công nhân viên vào năm 2017 là 19 người và từ năm 2019 đến nay là 21 người.

Bảng 3.1: Tình hình nhân lực của NHCSXH huyện Phú Bình Đơn vị tính: Người Nhân lực Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC 1. Trình độ Đại học, cao đẳng 15 17 18 113,3 105,9 109,5 Trung cấp 4 3 3 75,0 100,0 86,6 2. Giới tính Nam 7 8 9 114,3 112,5 113,4 Nữ 12 12 12 100,0 100,0 100,0 3. Công việc phụ trách Quản lý 2 2 2 100,0 100,0 100,0 Chuyên môn 15 15 16 100,0 106,7 103,3 Khác 2 3 3 150,0 100,0 122,5 Tổng số 19 20 21 105,3 105,0 105,1

(Nguồn: NHCSXH huyện Phú Bình năm 2019)

Qua bảng 3.1 ta thấy số lượng cán bộ của NHCSXH được tăng lên qua 3 năm, năm 2017 có 19 cán bộ phụ trách 21 xã, năm 2018 tăng lên 1 cán bộ tương ứng tăng 13,3%; năm 2019 tăng lên 1 cán bộ so với năm 2018 tăng 5,9%, bình quân chung trong 3 năm tăng 9,5%/năm tương ứng tăng 1 người. Cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học chiếm chủ yếu là từ 80-86%, cán bộ nữ chiếm cao hơn nam, chủ yếu phụ trách chuyên môn là chính. Với nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của BGĐ, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội và sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ công nhân viên Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ đáp ứng ngày một tốt hơn việc gắn kết chương trình tín dụng ưu đãi

của Nhà nước đối với chiến lược phát triển KT- XH và mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 75)