Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 63)

3. Ý nghĩa đề tài

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn vừa qua rất nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, sự biến động được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2017 -2019 Ch tiêu 2017 2018 2019 Tc độ phát trin (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC Tổng GTSX 7.308,80 100,00 7.975,10 100,00 8564,4 100,00 109,12 107,39 108,25 - Nông - lâm - thủy sản 1.485,50 20,32 1.620,60 20,32 1617,1 18,88 109,09 99,78 104,34

-Công nghiệp - xây dựng 3.761,00 51,46 4.155,10 52,10 4396,5 51,33 110,48 105,81 108,12

-TM-Dịch vụ 2.062,30 28,22 2.199,40 27,58 2550,7 29,78 106,65 115,97 111,21

(Nguồn: Báo cáo kinh tế huyện Phú Bình)

Năm 2017 cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 20,3% đến năm 2019 giảm xuống còn 18,9% (giảm 1,4%); ngành công nghiệp - xây dựng năm 2017 chiếm 51,5% đến năm 2019 tăng lên 52,3% (tăng 0,8%), trong đó chủ yếu tăng do lĩnh vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu công nghiệp Điềm Thụy; ngành thương mại dịch vụ biến động tăng giảm không lớn. Kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện hướng tích cực, theo đúng chủ trương đường lối đề ra tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI nhiệm kỳ (2015-2020), với mục tiêu phấn đấu tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vu, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân. Về giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành được cơ cấu như sau:

Giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều biến động qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2017 là 7.308,8 triệu đồng đến năm 2019 đã tăng lên 8.564,4 triệu đồng được chia làm 3 ngành:

- Giá trị ngành Nông - lâm - thủy sản năm 2017 là 1.485,5 triệu đồng chiếm 20,32% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2019 đã tăng lên 1617,1 triệu đồng chiếm 18,88% tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại nhất là ngành thương mại và dịch vụ.

- Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2017 là 3.761 triệu đồng, chiếm gần 51,46% tổng giá trị sản xuất ; năm 2019 tăng lên 4.396,5 triệu đồng chiếm 51,33% tổng giá trị SX, tăng bình quân là 8,12%/năm. Đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng chưa mạnh.

- Giá trị ngành Thương mại- dịch vụ năm 2017 là 2.062,3 triệu đồng chiếm 28,22% tổng giá trị SX, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2019 tăng lên 2.550,7 triệu đồng chiếm 29,78%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cao là do huyện có khu công nghiệp Điềm Thụy và du lịch tâm linh đền Cầu Muối cũng đang phát triển khá tốt. Giá trị tăng bình quân trong 3 năm là 11,21%/năm.

Trên đây đã thể hiện sự tăng về giá trị của cả ba ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

2.1.1.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2017 thực hiện chủ trương của UBND tỉnh tách xã Đồng Liên, huyện Phú Bình và sát nhập vào thành phố Thái Nguyên, đã làm cho dân số của huyện giảm xuống còn 142.205 người (giảm 2.735 người so với năm 2016). Mật độ dân số trung bình là 630 người/km2, phân bố không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2 là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành.

Số người đang trong độ tuổi lao động năm 2017 là 93.569 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 73%, lao động phi nông nghiệp chiếm 27%. Đến năm 2019 người đang trong độ tuổi lao động là 96.070 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 62%, lao động phi nông nghiệp chiếm 38%. Qua thống kê số liệu cho ta thấy số lao động nông nghiệp năm 2019 giảm là do thay đổi trong cơ cấu lao động có su hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Điều nay cũng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong mấy năm gần đây với chủ trương thu hút đầu tư nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, tại Khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút 40 dự án FDI, các dự án may TNG, TDT, Thành Hưng, Kim loại màu Việt Bắc, các khu du lịch sinh thái... do vậy tỷ trọng lao động phi nông nghiệp ngày một tăng lên, lao động nông nghiệp mặc dù giảm dần về tỷ trọng xong giá trị sản xuất nông lâm nghiệp vẫn tăng ổn định, do áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất tiết kiệm nhân công, thời gian, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp....

Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, số lao động trẻ hầu như sau khi tốt nghiệp THPT đều tìm kiếm việc làm tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, những lao động trẻ tuổi thường ít mặn mà với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do vậy để phát huy nâng cao giá trị ngành nông nghiệp trong những năm tới huyện cần phải có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC 1. Tổng nhân khẩu Khẩu 153.225 100,00 156.194 100,00 157.415 100,00 101,94 100,78 101,36

- Nhân khẩu nông thôn Khẩu 144.018 93,99 146.842 94,01 147.888 93,95 101,96 100,71 101,34

- Nhân khẩu khu vực thành thị Khẩu 9.207 6,01 9.352 5,99 9.527 6,05 101,57 101,87 101,72

2. Tổng số hộ Hộ 36.375 100,00 36.480 100,00 36.745 100,00 100,29 100,73 100,51

- Hộ nông nghiệp Hộ 26.931 74,04 26.065 71,45 25.429 69,2 96,78 97,56 97,171

- Hộ phi nông nghiệp Hộ 9.444 25,96 10.415 28,55 11.316 30,8 110,28 108,65 109,46

3. Tổng số lao động Người 93.569 100,00 93.910 100,00 96.070 100,00 100,36 102,3 101,33

- Lao động nông nghiệp Người 68.450 73,15 60.397 64,31 59.365 61,79 88,24 98,291 93,128

Lao động phi nông nghiệp người 25.119 26,85 33.513 35,69 36.705 38,21 133,42 109,52 120,88

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Bình)

Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, số lao động trẻ hầu như sau khi tốt nghiệp THPT đều tìm kiếm việc làm tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, những lao động trẻ tuổi thường ít mặn mà với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do vậy để phát huy nâng cao giá trị ngành nông nghiệp trong những năm tới huyện cần phải có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này cần có chính sách hợp lý: Nâng cao dân trí, mở thêm ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhằm giải phóng sức lao động dư thừa phục vụ cho ngành khác. Từ đó, giúp nền kinh tế của huyện phát triển một cách toàn diện, cân đối trong cơ cấu trong trời gian tới.

Hầu hết những người trong độ tuổi lao động của huyện đều có việc làm chủ yếu là lao động phổ thông. Chất lượng nguồn lao động nhìn chung đã được cải thiện nhiều, lực lượng lao động có sức trẻ, cần cù, chịu khó. Tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật của số đông còn hạn chế vì vậy về chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, nên năng suất lao động còn thấp.

Đó là tình trạng thiếu hụt kỹ năng của người lao động. Lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật thiếu do đầu tư cho giáo dục chưa đủ, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, thiếu cơ sở định hướng.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm huy động các nguồn lực từ nhân dân,và huyện hội hóa, hệ thống điện, đường, trường trạm đã được quan tâm xây dựng đảm bảo thuận tiện cho sự phát triển kinh tế- văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 63)