Thực trạng công tác lập dựtoán cho lĩnh vực nôngnghiệp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 65)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.2.2. Thực trạng công tác lập dựtoán cho lĩnh vực nôngnghiệp huyện

Đại T

Hàng năm, từ giữa tháng 6 đến 30 tháng 7. Cùng với việc xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội, việc lập dự toán chi NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp cũng được thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ tình hình kinh tế địa phương, nhiệm vụ chi tiêu kỳ kế hoạch của năm dự toán, số thực hiện năm báo cáo chi NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp, lập dự toán NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn báo cáo Thường trực HĐND và UBND huyện và gửi sở Tài chính. Sở Tài chính cùng với Cục Thuế tỉnh tổ chức thảo luận dự toán với UBND huyện Đại Từ sau đó thống nhất trình HĐND, UBND tỉnh quyết định.

Dự toán chi cho lĩnh vực nông nghiệp cấp huyện do cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp đó là Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đại Từ, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đảm nhiệm và UBND các xã, thị trấn trên cơ sở định mức chi của Nhà nước, phân cấp nhiệm vụ chi của Tỉnh và căn cứ vào các Chương trình phát triển kinh tế xã hội do Đảng bộ huyện đề ra gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương để lập dự toán chi. Tuy nhiên tại cấp huyện việc chi trả tiền lương và thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: chi sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y, bảo vệ thực vật của các cơ quan thuộc huyện quản lý được UBND huyện giao cho Văn phòng HĐND và UBND huyện thực hiện chi trả và thanh quyết toán với NSNN. Vì vậy Phòng Nông nghiệp, trung tâm dịch vụ nông nghiệp mặc dù là cơ quan chịu trách nhiệm lập dự toán chi đối với nhiệm vụ chi cho lĩnh vực của mình thuộc cấp huyện nhưng phải gửi về Văn phòng HĐND - UBND huyện Đại Từ để tổng hợp và trình lãnh đạo UBND huyện quyết định sau đó Văn Phòng HĐND-UBND huyện là cơ quan trực tiếp thảo luận và bảo vệ số chi với

xong, tổng hợp dự toán chi ngân sách cấp huyện sau đó báo cáo Thường trực HĐND và UBND huyện đồng thời gửi sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Sau khi có quyết định giao chi NSNN của UBND Tỉnh, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mưu cho UBND huyện trình HĐND đồng cấp quyết định giao kế hoạch và phân bổ dự toán chi cho các cơ quan đơn vị trực thuộc và khối xã, thị trấn trong toàn huyện.

Bảng 3.2: Dự toán chi cho lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2017-2019

Đơn vị: Triệu đồng

TT Năm Dự toán đơn vị lập Dự toán huyện giao So sánh dự toán huyện giao/ dự toán đơn vị lập (%) So sánh so với cùng kỳ năm trước (%) I Năm 2017 8.444 7.289 86,3 149,0 1 Nông nghiệp 5.293 4.541 2 Khuyến nông 896 773 3 Thú y 367 316 4 Bảo vệ thực vật 288 248 5 Thủy Lợi 1.6 1.411 II Năm 2018 9.623 9.338 97,0 128,1 1 Nông nghiệp 6.19 5.986 2 Khuyến nông 835 810 3 Thú y 312 333 4 Bảo vệ thực vật 236 259 5 Thủy Lợi 2.05 1.95 III Năm 2019 11.717 9.755 83,3 104,5 1 Nông nghiệp 7.57 6.146 2 Khuyến nông 1.138 857 3 Thú y 365 336 4 Bảo vệ thực vật 289 266

5 Thủy Lợi 2.355 2.15

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch và Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ

Qua bảng 3.2 ta thấy dự toán giao chi cho lĩnh vực nông nghiệp của huyện Đại Từ nhìn tổng thể thì dự toán giao chi năm sau đã cao hơn năm trước, tình hình cân đối ngân sách chi cho lĩnh vực nông nghiệp mặc dù còn thấp năm 2017 chính quyền cấp huyện đã cố gắng cân đối được 86,3%; năm 2018 cân đối được 97,0% và năm 2019 cân đối được 83,3% nhu cầu chi của các đơn vị và chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho lĩnh vực nông nghiệp do các cơ quan chuyên môn lập nên, nhưng để cân đối và đáp ứng được các nhiệm vụ chi cho lĩnh vực nông nghiệp các cấp các ngành đã phải nỗ lực cố gắng phấn đấu đạt kế hoạch và vượt thu ngân sách để có nguồn cân đối và đảm bảo nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của Ngân sách huyện.

Công tác lập dự toán chi NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp của huyện Đại Từ cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo qui định của Luật NSNN, bám sát các chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của cấp uỷ, Nghị quyết của HĐND huyện và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tình hình thực hiện của các năm trước đặc biệt là của năm báo cáo; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi NSNN. Các đơn vị đã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để xây dựng dự toán chi trong kỳ kế hoạch, tuy nhiên do nguồn thu từ lĩnh vực nông nghiệp là rất mỏng và thiếu nên nhiệm vụ chi cho lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc chính vào nguồn thu ngoài lĩnh vực nông nghiệp đó là thu từ và nguồn thu bổ sung từ ngân sách tỉnh nên việc giao dự toán chi cho lĩnh vực nông nghiệp còn thấp và rất thiếu. Mặt khác, một bộ phận nhỏ cán bộ vẫn chưa

nhận thức đầy đủ về việc cần phải căn cứ vào chi thực tế để lập dự toán mà chỉ dựa vào chỉ tiêu của cấp trên giao.

3.2.3. Thc trng công tác chp hành chi Ngân sách nhà nước cho lĩnh vc nông nghip ca huyn Đại T

3.2.3.1. Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp

Bảng 3.3: Chi ngân sách nhà nước hỗ trợ cho một số danh mục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp huyện Đại Từ giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân Số lượng (Tr.đ) cấu (%) Số lượng (Tr.đ) cấu (%) Số lượng (Tr.đ) cấu (%) Tổng chi 6.894 100 8.085 100 7.272 100 102,70 1 Hỗ trợ giống lúa 3.446 49,99 4.212 52,10 3.259 44,82 97,24 2 Hỗ trợ phát triển chè 1.698 24,63 1.945 24,06 1.953 26,86 107,24 3 Hỗ trợ phân bón 205 2,97 269 3,33 278 3,82 116,45 4 Hỗ trợ khác (hầm bioga..) 1.545 22.41 1.659 20.52 1.782 24.50 107,39

Nguồn: Phòng Tài chính - kế hoạch và phòng NN&PTNT huyện Đại Từ

Trong 3 năm qua từ 2017-2019, nhiệm vụ chi của nông nghiệp được quan tâm đầu tư. Năm 2017, tổng chi ngân sách nhà nước hỗ trợ cho một số danh mục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là 6.894 triệu đồng, năm 2018 là 8.085 triệu đồng và năm 2019 là 7.272 triệu đồng.

Khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi đó là chi hỗ trợ giống lúa, đây là khoản chi trực tiếp mang lại giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp của huyện, là khoản chi được chính quyền huyện bước đầu chú trọng và quan tâm, năm 2017 là 3.446 triệu đồng chiếm 49,99%, năm 2018 là 4.212 triệu đồng chiếm 52,10%, năm 2019 là 3.259 triệu đồng chiếm 44,82%.

Khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ hai đó là chi hỗ trợ phát triển chè. Tập trung chỉ đạo trồng mới, trồng thay thế 300 ha chè bằng các giống chè có năng suất, chất lượng cao như LDP1, Kim Tuyên, TRI777... nâng tổng diện tích trồng chè giống mới của huyện lên 4.607ha/6.336 ha, chiếm 72,7% tổng diện tích. Sản lượng chè búp tươi ước đạt 67.594 tấn. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng KHKT mới trong thâm canh và sản xuất chè; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cải tạo diện tích chè già cỗi, xuống cấp bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao; khảo sát và phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện hỗ trợ nông dân sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP được 215ha/215ha KH; tiếp tục thực hiện hỗ trợ hệ thống tưới trong sản xuất chè đông với diện tích 76,56 ha và hỗ trợ hệ thống tưới chè tiết kiệm được 150 ha. Hỗ trợ mua tôn quay sao chè bằng gas với số lượng 03 chiếc. Tổ chức được 20 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 1.100 lượt người tham gia. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND huyện tổ chức thành công Lễ Hội trà Đại Từ hàng năm.

3.2.3.2. Chi ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi cơ bản

Các công trình thủy lợi rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngay từ đầu năm, đầu vụ sản xuất, UBND huyện đã chỉ đạo trạm Khai thác thủy lợi, UBND các xã, thị trấn căn cứ vào thời vụ gieo cấy của phòng Nông nghiệp và PTNT để xây dựng kế hoạch và điều tiết nước tại các hồ chứa theo đúng lịch gieo cấy đồng thời phân công cán bộ trực tại hồ chứa nước, điều tiết đảm bảo tiết kiệm, chủ động đáp ứng nhu cầu nước phục vụ sản xuất và hàng năm cho có tu sửa, cứng hóa các công trình thùy lợi tại các xã, thị trấn từ các

Bảng 3.4: Chi ngân sách nhà nước cho một số công trình thủy lợi cơ bản năm 2019 từ các nguồn vốn lồng ghép chi cho phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ

ĐVT: Triệu đồng

Tên công trình Giá trị công trình Giá trị đã thanh toán Giá trị chưa thanh toán

Cứng hóa kênh mương xã Tân Thái 655,68 300,00 355,68 Cứng hóa kênh mương xã Kỳ Phú 551,80 251,80 300,0 Cứng hóa kênh mương xã Khôi Kỳ 487,23 287,20 200,03 Cứng hóa kênh mương xã Lục Ba 666,76 466,76 200,0 Một số công trình khác .... 3.351,20 686,0 2.629,0

Tổng nguồn chi cho các công

trình thủy lợi 5.712,67 1.991,76 3.684,66

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đại Từ

Chi cho các công trình thủy lợi của huyện được chính quyền huyện chú trọng, với nguồn lực đầu tư này, hàng năm hệ thống kênh mương nội đồng có trên dưới 20 công trình đê điều, thuỷ lợi, kênh mương nội đồng được hoàn thành đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp,...Trong năm 2019 tổng nguồn chi NSNN cho các công trình thùy lợi là 5.712,67 triệu đồng. Điều đó cho thấy sự quan tâm đầu tư kiên cố hóa kênh mương, cho hệ thống đê điều và kênh mương nội đồng của chính quyền địa phương theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường đầu tư nông nghiệp - nông thôn là cơ sở động lực để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.2.3.3. Chi ngân sách nhà nước cho công tác khuyến nông trong trồng trọt và bảo vệ thực vật

Chi cho công tác khuyến nông trong trồng trọt và bảo vệ thực nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai các mô hình có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đối với huyện Đại Từ chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2019 được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5: Chi ngân sách nhà nước cho công tác khuyến nông trong trồng trọt và bảo vệ thực vật giai đoạn 2017 – 2019

TT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tốc độ phát triển b quân (%) Số lượng (Tr.d) cấu (%) Số lượng (Tr.d) cấu (%) Số lượng (Tr.d) cấu (%) Tổng chi 1049,00 100,00 1164,00 100,00 1221 100,00 107,89 I. Trong trồng trọt 1 Công tác chuyển giao 97 9,25 108 9,28 111 9,09 106,97 2 Công tác triển khai các mô hình 620 59,10 706 60,65 757 62,00 110,50 3 Công tác khác (tham quan đầu bờ, tuyên truyền 78 7,44 81 6,96 85 6,96 104,39 II. Bảo vệ thực vật 1 -Tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ 143 13,63 147 12,63 167 13,68 108,07 2 -Xây dựng mô hình trong BVTV 111 10,58 122 10,48 101 8,27 95,39

Qua bảng 3.5 cho thấy chi cho công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai các mô hình và công tác khác của huyện mặc dù chiếm tỷ trọng chưa cao, nhưng các nhiệm vụ chi đã thu được những kết quả nhất định, cụ thể:

Khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là chi cho công tác triển khai các mô hình; năm 2017 là 620 triệu đồng chiếm 59,910%; năm 2018 là 706 triệu đồng chiếm 60,65%; năm 2019 là 757 triệu đồng chiếm 63,00%; với nguồn kinh phí này, hàng năm Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã áp dụng thành công trên 30 mô hình.

Để có kết quả trên, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và công tác tuyên truyền, tham quan đầu bờ cũng được chú trọng, số kinh phí chi cho hai công tác này chiếm trên 20%, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã quan tâm tới công tác bồi dưỡng nghiệp vụ khuyến nông cho cán bộ, số cán bộ được cử tham dự các lớp đã tổ chức được 370 lớp tập huấn cho 30 xã, thị trấn, với 15.657 lượt người tham gia. Nội dung tập huấn về: Kỹ thuật về gieo cấy, chăm sóc, thâm canh và phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa, cây màu, cây chè; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2019: Mô hình thâm canh diện tích trồng cây ăn quả; mô hình hỗ trợ hệ thống tưới chè vụ đông; mô hình tưới chè tiết kiệm; mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình chuyển giao công nghệ và sử dụng chế phẩm EM ... Đến nay các mô hình sinh trưởng, phát triển tốt và đang được tiếp tục chăm sóc theo dõi đúng quy trình.

3.2.3.4. Chi ngân sách nhà nước cho công tác Chăn nuôi thú y

Từ nguồn chi NSNN cho công tác chăn nuôi Thúy y huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực thực hiện công tác phòng, chống dịch

gia cầm. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc có diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi làm ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trên địa bàn huyện; Chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, giám sát việc tiêu huỷ gia súc mắc bệnh theo quy định. Chủ động, tích cực sử dụng hóa chất khử trùng, vôi bột để thực hiện công tác phòng, chống dịch. Chi NSNN cho công tác chăn nuôi thú y giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Chi ngân sách nhà nước cho công tác chăn nuôi thú Y giai đoạn 2017 -2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng (Tr.d) cấu (%) Số lượng (Tr.d) cấu (%) Số lượng (Tr.d) Cơ cấu (%) Tổng 774 100,00 898 100,00 920 100,00 1 Chăn nuôi 453 58,53 543 60,47 564 61,30 2 Thú y 321 41,47 355 39,53 356 38,70 -Tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ

148 46,11 151 42,54 167 46,91 -Xây dựng mô hình

trong thú y

173 53,89 204 57,46 189 53,09

Nguồn:Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đại Từ

Chi ngân sách cho công tác thú y năm 2017 đầu tư là: 321 triệu đồng; năm 2018 là: 355 triệu đồng; năm 2019 là: 356 triệu đồng chiếm; Công tác bảo vệ thực vật năm 2017 đầu tư: 254 triệu đồng; năm 2018 đầu tư: 269 triệu đồng; năm 2019 đầu tư: 268 triệu đồng chiếm.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT làm tốt công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm 02 đợt/năm. Tổ chức thực

hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra kiểm soát giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, vệ sinh thú y; trong năm đã tổ chức kiểm dịch vận chuyển động vật được 120.784 con gia súc, gia cầm; cấp 2.297 giấy phép vận chuyển; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ được 3.792 con gia súc; phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên kiểm tra 33 cửa hành kinh doanh buôn bán vật tư và thuốc thú y trên địa bàn huyện

3.2.4. Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vc nông nghip

Trong những năm gần đây, công tác khóa sổ, quyết toán chi ngân sách huyện Đại Từ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách đã có sự quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện tương đối tốt về công tác khóa sổ, quyết toán chi ngân sách hàng năm: Các đơn vị dự toán thực hiện đối chiếu số liệu với KBNN nơi giao dịch trong thời gian chỉnh lý quyết toán, kịp thời phát hiện những nội dung, nhiệm vụ chi hạch toán sai để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)