Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Đại Từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57334,6 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.

Là Huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

a) Về đồi núi: Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:

- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .

- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.

b) Sông ngòi thuỷ văn:

- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.

- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.

- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè).

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 ( là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

2.1.1.4.Kết cấu hạ tầng

a. Hệ thống cung cấp điện: Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia

kéo đến 30 xã, thị trấn.

b. Giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các Huyện trong Tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km.

Trong đó:

+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt Huyện, dài 32km, đã được dải nhựa. + Đường Tỉnh quản lý: Gồm 4 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến - Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- ôn Lương Phú Lương.

Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 30 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, Song do đặc điểm của Huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triển và giao lưu hàng hoá trên địa bàn.

- Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than).

Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất và đường bê tông còn hẹp), cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện, liên xã, xóm trong những năm tới.

c. Thông tin liên lạc: Toàn Huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 30/30 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm trong kịp thời trong ngày.

2.1.1.5. Tài Nguyên - khoáng sản

a) Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng

tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.

b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên

địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh, 15/30 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:

- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 7 xã của Huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ Núi Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn/ năm.

- Nhóm khoáng sản kim loại:

+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13

nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong Huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, Tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù vân.

+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các xã phía Bắc của Huyện như Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn lại phân tán.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã trong Huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán.

- Khoáng sản và vật liệu xây dựng:

Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy phục vụ vật liệu xây dựng tại chỗ của Huyện.

2.1.1.6. Tình hình sử dụng đất đai

Tài nguyên đất đai của Đại Từ có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Đại Từ được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 57334,6 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp có 49227,97 ha chiếm 85,86%. Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm từ nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất trồng cây hàng năm năm 2019 là 7827,48 ha, chiếm 39,34% diện tích đất nông sản xuất nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp của huyện năm 2019 là 7.910,37 ha chiếm 13,80% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Đại Từ giai đoạn 2017- 2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2017 - 2019 Tổng số (ha) cấu (%) Tổng số (ha) cấu (%) Tổng số (ha) cấu (%) TỔNG SỐ 57.334,6 100,00 57.334,6 100,00 57.334,6 100,00 100 Đất nông nghiệp 50.052,67 87,30 50.001,89 87,21 49.227,97 85,86 99,17 1 Đất sản xuất nông nghiệp 20.011,27 39,98 19.999,89 40,00 19.897,71 40,42 99,72 - Đất trồng cây hàng năm 7026,94 35,11 7021,14 35,11 7.827,48 39,34 105,54 - Đất trồng cây lâu năm 12984,33 64,89 12978,75 64,89 12.070,22 60,66 96,42 2 Đất lâm nghiệp có rừng 29.213,84 58,37 29.176,94 58,35 28.502,84 57,90 98,78 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 809,82 1,62 807,33 1,61 809,71 1,64 99,99 4 Đất nông nghiệp khác 17,74 0,04 17,73 0,04 17,72 0,04 99,94

Đất phi nông nghiệp 7.082,37 12,35 7133,25 12,44 7.910,37 13,80 105,68 1 Đất ở 1.281,94 18,10 1.335,65 18,72 2.115,07 26,74 128,45 2 Đất chuyên dùng 3.516,66 49,65 3.517,78 49,32 3.513,77 44,42 99,96 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 28,55 0,40 27,44 0,38 26,11 0,33 95,63 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 140,66 1,99 139,56 1,96 138,77 1,75 99,33 5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 2.107,23 29,75 2.105,43 29,52 2.109,21 26,66 100,05 6 Đất phi nông nghiệp khác 7,33 0,10 7,39 0,10 7,45 0,09 100,82

Đất chưa sử dụng 199,56 0,35 199,46 0,35 196,26 0,34 99,17

Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều. Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều. Trong đó đất ở cũng thay đổi tăng lên do quá trình đô thị hóa, các khu dân cư, khu đô thị được quan tâm đầu tư. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,34% diện tích đất tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)