Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 40)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghim qun lý chi ngân sách nhà nước cho ngành nông nghip ca huyn Tin Hi, tnh Thái Bình

Thái Bình là một trong các tỉnh nông nghiệp do vậy chi NSNN cho sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình là một trong những huyện điểm của tỉnh Thái Bình về quản lý chi ngân sách cấp nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp có hiệu quả bằng các cách làm sau:

Chi NSNN cho Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn từ vụ xuân 2012 với 3 cánh đồng với quy mô tối thiểu 50 ha cho lúa chất lượng, lúa giống. Nhờ có NSNN hỗ trợ mà toàn bộ quá trình sản xuất được chỉ đạo thống nhất về lịch thời vụ, gieo, cấy, bón thúc, phun phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn với nguyên tắc 4 đúng và hiệu quả, vỏ bao thuốc BVTV được hướng dẫn thu gom vào các bể, các lò đốt để tiêu hủy. Nhờ vậy, giá trị sản xuất trồng trọt của huyện tăng bình quân 1,47%/năm; năng suất lúa bình quân đạt 130 tạ/ha/năm; lương thực bình quân đạt trên 570kg/người/năm. Thành công của mô hình mẫu lớn tại Thái Bình là một sự cố gắng trong tổ chức, tuyên truyền, vận

việc chỉ đạo và áp dụng đồng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới thuyết phục được gần 400 hộ nông dân như vậy.

NSNN hỗ trợ đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt bằng các nguồn lực tự có của gia đình và sự hỗ trợ từ các nguồn làm cho chăn nuôi của Tiền Hải tiếp tục phát triển mạnh về quy mô, duy trì ổn định đàn trâu, bò trên 6.200 con/năm, đàn lợn 143.000 con/năm. Đến nay, toàn huyện có 40 trang trại, 1.654 gia trại chăn nuôi tập trung, góp phần đưa giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 6,8%/năm. Kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 13,2%/năm. Trong tổng diện tích nuôi trồng đạt 4.855ha, huyện đã thực hiện quy hoạch tổng thể vùng nuôi ngao và đang từng bước quản lý quy hoạch chi tiết.

Lồng ghép huy động các nguồn lực kết hợp với NSNN để gắnvới các chương trình mục tiêu quốc gia. Giai đoạn 2016- 2019, huyện đã huy động nguồn lực đóng góp cho xây dựng nông thôn mới hơn 1.448 tỷ đồng cùng 2,7 triệu ngày công; tiếp nhận 110.000 tấn xi măng để xây dựng đường giao thông, mương máng, thủy lợi nội đồng.

Huyện Tiền Hải đã huy động tất cả các nguồn lực từ nguồn của NSNN đến các tổ chức, kinh tế, xã hội để phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,2%/năm, thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới quan hệ sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa và tạo việc làm ổn định cho nông dân; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới

Chính nhờ quản lý chi NSNN cho phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả mà hiệu nay các sản phầm nông nghiệp có bao tiêu sản phẩm ở 70% số xã; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và mở rộng hình thức liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm; quy hoạch phát triển các loại thủy sản có lợi thế của địa phương, ưu tiên đầu

khích ngư dân đầu tư đóng mới tàu đánh cá tầm trung và xa bờ, đa dạng hóa phương tiện đánh bắt, gắn khai thác với bảo đảm quốc phòng, an ninh ven biển.

1.2.2. Kinh nghim huy động và s dng vn đầu tư cho sn xut nông nghip ca huyn Hip Hòa, tnh Bc Giang

Nông nghiệp những năm qua tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang đã có sự thay đổi mọi mặt. Sự thay đổi đó chính là nhờ các cách thức quản lý chi ngân sách hiệu quả trong nông nghiệp bằng các cách làm khác nhau như:

Huyện Hiệp Hòa biết kết hợp các nguồn lực bằng cách đã nỗ lực tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tồng hợp các nguồn lực bao gồm các ngân sách nhà nước. Một số doanh nghiệp đã liên kết với nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng đất đai và lao động của địa phương, trên cơ sở đó đổi mới toàn diện nền nông nghiệp huyện theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Hiệp Hòa chú trọng chỉ đạo đổi mới quan hệ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp, trong đó xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đề giảm gánh nặng ngân sách nhà nước tạo khâu đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tích cực quảng bá, kêu gọi, lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực tham gia - đặc biệt ưu tiên các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất

Trích nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã đạt được những kết quả nổi bật, được tỉnh đánh giá đi đầu với nhiều mô hình thành

xuất dưa lưới, rau xanh hữu cơ trong nhà màng, sản xuất hoa trong nhà màng, sản xuất nấm trong nhà lạnh.

Tăng cường thanh tra kiểm tra các khoản chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp để không làm thất thoát các nguồn từ ngân sách nhà nước.

Bằng các cách làm hay trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp đảm bảo chi đúng, chi đủ, tránh thất thoát lãng phí nguồn ngân sách đã làm cho nông nghiệp huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang phát triển bền vững và có những thay đổi đáng kể trong phát triển nông nghiệp.

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Dựa trên quan điểm nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam vì vậy rất cần phải quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp trọng tâm và hợp lý. Do vậy đã có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp như:

Nghiên cứu của tác giả Chu Quý Minh (2009) đề cập đến nội dung vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế đã xác định vốn đầu tư cho nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời đánh giá việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành sản xuất nông nghiệp là 1 trong 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, trong đó khẳng định nông nghiệp nhận được lượng vốn đầu tư thấp nhất, chỉ khoảng trên 10% trong tổng vốn đầu tư, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất tốt, nhưng vốn đầu tư thấp, luôn nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, mức độ đề cập đến nội dung vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tầm khái quát.

Theo tác giả Trần Viết Nguyên (2015), trong nghiên cứu về nâng cao hiệu quả vốn đầu tứ cho sản xuất nông nghiệp trong đó đã có nghiên cứu về các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nguồn ngân sách phát triển nguồn nông nghiệp về mặt xã hội bao gồm: nâng cao mức sống người dân, tạo việc làm, giảm đói nghèo, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng các chỉ tiêu này đã đánh giá khá hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nông nghiệp hiện nay.

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2014) trong nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thành phố cẩm phả tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu đã chỉ ra được công tác quản lý vốn NSNN là rất quan trọng để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao. Trong nghiên cứu cũng đã đưa ra được 7 giải phap để hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước như: Đổi mới công tác lập dự toán, đổi mới công tác chấp hành ngân sách nhà nước, công tác quyết toán ngân sách nhà nước, tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi ngân sách nhà nước, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Bắc (2014) về giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang tác giả đã đưa ra được thực trạng chi ngân sách cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách NN cho lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: tình hình kinh tế xã hội, trình độ của cán bộ quản lý, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, hệ thống thông tin và sự kết hợp giữa các cơ quan và hệ thống biểu mẫu

Nghiên cứu của tác giả Dương Minh Quyết (2018) về Huy động và sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình đã

nghiệp vẫn đang ở mức thấp, cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa hợp lý. Trên cơ sở thực trạng đó luận văn đã đưa ra mục tiêu và đề xuất 04 nhóm giải pháp: Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, giải pháp sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, gải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp hiện nay đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh của cả nước nhưng theo tôi được biết chưa cho nghiên cứu nào được thực hiện trên phạm vi huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng là khoảng trống trong nghiên cứu giúp tác giả nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

1.4. Bài hc kinh nghim được rút ra t các địa phương v công tác quàn lý chi ngân sách nhà nước cho phát trin nông nghip ti huyn Đại T, tnh Thái Nguyên

Từ những kinh nghiệm của các địa phương, bài học kinh nghiệm về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Từ như sau:

Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.

Quan tâm đến công tác tập huấn, ứng dụng phần mềm quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Chủ động khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương để tận thu NSNN. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm ngân sách đối với các khoản thu từ tiền đất để tăng tích lũy chi đầu tư XDCB và một số nhiệm vụ trọng tâm cho lĩnh vực nôngnghiệp.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Đại Từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57334,6 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.

Là Huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

a) Về đồi núi: Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:

- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .

- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.

b) Sông ngòi thuỷ văn:

- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.

- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.

- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè).

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 ( là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

2.1.1.4.Kết cấu hạ tầng

a. Hệ thống cung cấp điện: Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia

kéo đến 30 xã, thị trấn.

b. Giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các Huyện trong Tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km.

Trong đó:

+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt Huyện, dài 32km, đã được dải nhựa. + Đường Tỉnh quản lý: Gồm 4 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến - Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- ôn Lương Phú Lương.

Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 30 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, Song do đặc điểm của Huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triển và giao lưu hàng hoá trên địa bàn.

- Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than).

Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất và đường bê tông còn hẹp), cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện, liên xã, xóm trong những năm tới.

c. Thông tin liên lạc: Toàn Huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 30/30 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)