Điều kiện về kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 54)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

2.1.2. Điều kiện về kinh tế-xã hội

Tổng dân số của huyện Đại Từ tính đến hết năm 2019 đạt 169.216 người. Tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2017 -2019 là 100,91%. Trong đó dân thành thị là 18.880 người và dân nông thôn là 150.336 người như vậy tỷ lệ dân thành thị của huyện Đại Từ ít hơn dân nông thôn.

Theo như xu thế chung hiện nay ta thấy nguồn lao động của Đại Từ tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, số lao động trẻ hầu như sau khi tốt nghiệp THPT đều tìm kiếm việc làm tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, những lao động trẻ tuổi thường ít mặt mà với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Do vậy để phát huy nâng cao giá trị ngành nông nghiệp trong những năm tới huyện cần phải có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.2: Dân số huyện Đại Từ giai đoạn 2017- 2019 Năm số (người) Tổng

Phân theo gới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam

(người) Nữ (người) Thành thị (người) Nông thôn (người)

2017 163.860 81.125 82.735 17.540 146.320 2018 167.692 82.247 85.445 18.777 148.915 2019 169.216 82.996 86.220 18.880 150.336 Tỷ lệ tăng (%) Năm 2017 100,32 100,94 99,71 104,85 99,77 2018 102,34 101,38 103,28 107,05 101,77 2019 100,91 100,91 100,91 100,55 100,95

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ năm 2017- 2019

2.1.3. Nhng li thế trong phát trin kinh tế xã hi ca huyn Đại T

Với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội mà tự nhiên ưu đãi cho Đại Từ có những lợi thế sau trong phát triển kinh tế xã hội.

Lợi thế có tính chất quyết định và bền vững của huyện là: Sự đoàn kết nhất trí của các dân tộc anh em trong huyện, sự nhiệt tình cách mạng với sự lãnh đạo vững vàng của đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm phấn đấu xây dựng nền kinh tế -xã hội phát triển về mọi mặt.

Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Là huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh lị hơn 20 km. Hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn các huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn.

Là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, mặc dù trữ lượng nhỏ, không lớn, Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác

Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của huyện

Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn; Trên cơ sở Hồ núi cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng nối liền với khu ATK Tân Trào - Tuyên quang và Định Hoá.

2.1.4. Nhng tim năng, li thế và hn chế khó khăn v điu kin t nhiên, kinh tế xã hi đối vi qun lý chi NSNN cho lĩnh vc phát trin nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 54)