Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 43)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Dựa trên quan điểm nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam vì vậy rất cần phải quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp trọng tâm và hợp lý. Do vậy đã có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp như:

Nghiên cứu của tác giả Chu Quý Minh (2009) đề cập đến nội dung vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế đã xác định vốn đầu tư cho nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời đánh giá việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành sản xuất nông nghiệp là 1 trong 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, trong đó khẳng định nông nghiệp nhận được lượng vốn đầu tư thấp nhất, chỉ khoảng trên 10% trong tổng vốn đầu tư, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất tốt, nhưng vốn đầu tư thấp, luôn nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, mức độ đề cập đến nội dung vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tầm khái quát.

Theo tác giả Trần Viết Nguyên (2015), trong nghiên cứu về nâng cao hiệu quả vốn đầu tứ cho sản xuất nông nghiệp trong đó đã có nghiên cứu về các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nguồn ngân sách phát triển nguồn nông nghiệp về mặt xã hội bao gồm: nâng cao mức sống người dân, tạo việc làm, giảm đói nghèo, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng các chỉ tiêu này đã đánh giá khá hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nông nghiệp hiện nay.

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2014) trong nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thành phố cẩm phả tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu đã chỉ ra được công tác quản lý vốn NSNN là rất quan trọng để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao. Trong nghiên cứu cũng đã đưa ra được 7 giải phap để hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước như: Đổi mới công tác lập dự toán, đổi mới công tác chấp hành ngân sách nhà nước, công tác quyết toán ngân sách nhà nước, tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi ngân sách nhà nước, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Bắc (2014) về giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang tác giả đã đưa ra được thực trạng chi ngân sách cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách NN cho lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: tình hình kinh tế xã hội, trình độ của cán bộ quản lý, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, hệ thống thông tin và sự kết hợp giữa các cơ quan và hệ thống biểu mẫu

Nghiên cứu của tác giả Dương Minh Quyết (2018) về Huy động và sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình đã

nghiệp vẫn đang ở mức thấp, cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa hợp lý. Trên cơ sở thực trạng đó luận văn đã đưa ra mục tiêu và đề xuất 04 nhóm giải pháp: Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, giải pháp sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, gải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp hiện nay đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh của cả nước nhưng theo tôi được biết chưa cho nghiên cứu nào được thực hiện trên phạm vi huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng là khoảng trống trong nghiên cứu giúp tác giả nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

1.4. Bài hc kinh nghim được rút ra t các địa phương v công tác quàn lý chi ngân sách nhà nước cho phát trin nông nghip ti huyn Đại T, tnh Thái Nguyên

Từ những kinh nghiệm của các địa phương, bài học kinh nghiệm về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Từ như sau:

Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.

Quan tâm đến công tác tập huấn, ứng dụng phần mềm quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Chủ động khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương để tận thu NSNN. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm ngân sách đối với các khoản thu từ tiền đất để tăng tích lũy chi đầu tư XDCB và một số nhiệm vụ trọng tâm cho lĩnh vực nôngnghiệp.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Đại Từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57334,6 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.

Là Huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

a) Về đồi núi: Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:

- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .

- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.

b) Sông ngòi thuỷ văn:

- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.

- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.

- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè).

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 ( là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

2.1.1.4.Kết cấu hạ tầng

a. Hệ thống cung cấp điện: Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia

kéo đến 30 xã, thị trấn.

b. Giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các Huyện trong Tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km.

Trong đó:

+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt Huyện, dài 32km, đã được dải nhựa. + Đường Tỉnh quản lý: Gồm 4 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến - Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- ôn Lương Phú Lương.

Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 30 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, Song do đặc điểm của Huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triển và giao lưu hàng hoá trên địa bàn.

- Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than).

Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất và đường bê tông còn hẹp), cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện, liên xã, xóm trong những năm tới.

c. Thông tin liên lạc: Toàn Huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 30/30 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm trong kịp thời trong ngày.

2.1.1.5. Tài Nguyên - khoáng sản

a) Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng

tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.

b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên

địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh, 15/30 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:

- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 7 xã của Huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ Núi Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn/ năm.

- Nhóm khoáng sản kim loại:

+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13

nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong Huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, Tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù vân.

+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các xã phía Bắc của Huyện như Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn lại phân tán.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã trong Huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán.

- Khoáng sản và vật liệu xây dựng:

Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy phục vụ vật liệu xây dựng tại chỗ của Huyện.

2.1.1.6. Tình hình sử dụng đất đai

Tài nguyên đất đai của Đại Từ có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Đại Từ được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 57334,6 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp có 49227,97 ha chiếm 85,86%. Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm từ nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất trồng cây hàng năm năm 2019 là 7827,48 ha, chiếm 39,34% diện tích đất nông sản xuất nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp của huyện năm 2019 là 7.910,37 ha chiếm 13,80% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Đại Từ giai đoạn 2017- 2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2017 - 2019 Tổng số (ha) cấu (%) Tổng số (ha) cấu (%) Tổng số (ha) cấu (%) TỔNG SỐ 57.334,6 100,00 57.334,6 100,00 57.334,6 100,00 100 Đất nông nghiệp 50.052,67 87,30 50.001,89 87,21 49.227,97 85,86 99,17 1 Đất sản xuất nông nghiệp 20.011,27 39,98 19.999,89 40,00 19.897,71 40,42 99,72 - Đất trồng cây hàng năm 7026,94 35,11 7021,14 35,11 7.827,48 39,34 105,54 - Đất trồng cây lâu năm 12984,33 64,89 12978,75 64,89 12.070,22 60,66 96,42 2 Đất lâm nghiệp có rừng 29.213,84 58,37 29.176,94 58,35 28.502,84 57,90 98,78 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 809,82 1,62 807,33 1,61 809,71 1,64 99,99 4 Đất nông nghiệp khác 17,74 0,04 17,73 0,04 17,72 0,04 99,94

Đất phi nông nghiệp 7.082,37 12,35 7133,25 12,44 7.910,37 13,80 105,68 1 Đất ở 1.281,94 18,10 1.335,65 18,72 2.115,07 26,74 128,45 2 Đất chuyên dùng 3.516,66 49,65 3.517,78 49,32 3.513,77 44,42 99,96 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 28,55 0,40 27,44 0,38 26,11 0,33 95,63 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 140,66 1,99 139,56 1,96 138,77 1,75 99,33 5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 2.107,23 29,75 2.105,43 29,52 2.109,21 26,66 100,05 6 Đất phi nông nghiệp khác 7,33 0,10 7,39 0,10 7,45 0,09 100,82

Đất chưa sử dụng 199,56 0,35 199,46 0,35 196,26 0,34 99,17

Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều. Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều. Trong đó đất ở cũng thay đổi tăng lên do quá trình đô thị hóa, các khu dân cư, khu đô thị được quan tâm đầu tư. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,34% diện tích đất tự nhiên

2.1.2. Điu kin v kinh tế - xã hi

Tổng dân số của huyện Đại Từ tính đến hết năm 2019 đạt 169.216 người. Tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2017 -2019 là 100,91%. Trong đó dân thành thị là 18.880 người và dân nông thôn là 150.336 người như vậy tỷ lệ dân thành thị của huyện Đại Từ ít hơn dân nông thôn.

Theo như xu thế chung hiện nay ta thấy nguồn lao động của Đại Từ tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, số lao động trẻ hầu như sau khi tốt nghiệp THPT đều tìm kiếm việc làm tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, những lao động trẻ tuổi thường ít mặt mà với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Do vậy để phát huy nâng cao giá trị ngành nông nghiệp trong những năm tới huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 43)