Vai trò của chiNSNN cho lĩnh vực nôngnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 35)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

1.1.5. Vai trò của chiNSNN cho lĩnh vực nôngnghiệp

Chi NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với lĩnh vực nông nghiệp do hạn chế về tiềm

khăn. Vì vậy, cần có các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp. Chính sách khuyến khích đầu tư được coi như một trong các nhân tố quyết định của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên thực tế, cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ có tác dụng giải quyết những vấn đề phát triển về mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng yếu, kém phát triển thoát khỏi đói nghèo, phát huy tối đa được lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế-xã hội,...của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn tạo động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Kinh tế nông thôn với những đặc điểm như trên rất cần sự khuyến khích tập trung huy động nguồn lực đầu tư vốn và chính sách đầu tư vốn trở thành nhân tố quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Chi NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp góp phần nâng cao năng lực cho khoa học và công nghệ. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến là

trọng tâm của CNH-HĐH, là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta cho hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, việc tập trung huy động nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp còn góp phần tạo ra công ăn việc làm, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần tăng thu cho ngân sách và có nguồn kinh phí đảm báo để đầu tư trở lại cho lĩnh vực nông nghiệp..

Việt Nam với hơn 80% dân số sống ở vùng nông thôn và nền nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn thì việc tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp,nôngthôn tiếp tục trở thành bắt buộc thật sự đối với tiềm năng của sự tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, thay đổi được tập quán canh tác lâu đời của người nông dân vùng cao, như đầu tư cho thuỷ lợi sẽ giúp cho người dân có thể chủ động được nước tưới cho sản xuất lúa, cho cây ăn quả, cây công

nghiệp nâng cao năng suất,chất lượng cây trồng, thúc đẩy việc chuyển đổi tập quán canh tác, thay đổi giống cây trồng vật nuôi.

Đồng thời với việc phát triển nông nghiệp nông thôn, sẽ tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đặc biệt là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy giao lưu hàng hóa, công nghiệp chế biến bảo quản sau thu hoạch sẽ phát triển nhờ có đủ đường giao thông, điện, nước, chợ,... Ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, còn góp phần ổn định đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng và đời sống văn hoá của người dân nông thôn vùng sâu vùng xa. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh hơn, tạo những đột phá mới, dựa trên những những tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ canh tác, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi,...Chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong và ngoài nước đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất sạch, tạo điều kiện thực hiện nhanh chủ trương đi tắt đón đầu đối với những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, xây dựng thương hiệu hàng hoá nông sản Việt Nam.

1.1.6. Nhng yếu t nh hưởng đến qun lý chi ngân sách nhà nước cho phát trin nông nghip

1.1.6.1. Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ quản lý chi ngân sách

Bản chất của NSNN là mối quan hệ kinh tế về lợi ích giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế, vì vậy quản lý NSNN đòi hỏi phải hết sức minh bạch, công khai, đảm bảo hài hòa các mối quan hệ lợi ích. Đây là lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra các tiêu cực trong tất cả các khâu, vì vậy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nhân tố con người là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả, chất lượng công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng.

quyền hạn của từng bộ phận, mối quan hệ và phân cấp quản lý giữa các bộ phận trong bộ máy. Tránh sự chồng chéo, không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác quản lý và dễ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm, lạm dụng quyền hành trong công việc. Bộ máy quản lý phải tinh gọn, không được cồng kềnh, dư thừa gây lãng phí ngân sách, đồng thời dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm công việc, làm giảm hiệu quả quản lý chi NSNN (Phùng Văn Hùng, 2006).

1.1.6.2. Chính sách, pháp luật quản lý chi ngân sách cho phát triển nông nghiệp

Cùng với Luật NSNN thì các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách là một trong những nhân tố tác động trực tiếp tới hiệu quả quản lý chi NSNN. Nếu hệ thống luật pháp và chế độ chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN đầy đủ, đồng bộ; quy định rõ ràng về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP; định mức phân bổ dự toán ngân sách công khai, minh bạch, đảm bảo tính công bằng giữa các vùng miền, các lĩnh vực, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi tương ứng… sẽ làm tăng hiệu quả quản lý chi NSNN, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính. Nếu hệ thống luật pháp liên quan đến quản lý chi NSNN thiếu đồng bộ, quy định không rõ ràng, cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách, hệ thống định mức phân bổ lỗi thời, lạc hậu, thiếu tính công bằng, minh bạch và không đáp ứng được yêu cầu chi sẽ làm giảm hiệu quả quản lý chi NSNN, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, dẫn đến khó có thể thực hiện được các mục tiêu phát triển KT-XH đã định.

1.1.6.3. Đặc thù và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Mục tiêu của quản lý chi NSNN là nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN, để đạt được các mục tiêu phát triển KT-XH mà địa phương đề ra. Như vậy, quản lý chi NSNN phải luôn gắn với những đặc thù và nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. Do đặc thù điều kiện tự nhiên -

kinh tế - xã hội của mỗi địa phương khác nhau, nên mỗi địa phương sẽ có các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH khác nhau.

Nếu địa phương là những huyện miền núi khó khăn, điều kiện về kết cấu hạ tầng yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp… thì nhiệm vụ phát triển KT-XH sẽ tập trung vào việc nâng cấp, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần thu hẹp khoảng cách với các huyện miền xuôi, có điều kiện kinh tế phát triển hơn. Yêu cầu tất yếu trong quản lý chi NSNN của các địa phương này là phải tập trung nguồn lực của NSNN bố trí cho đầu tư phát triển và thực hiện các chế độ, chính sách nhằm giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống người dân. Ngược lại với những huyện có điều kiện KT-XH phát triển, trình độ dân trí cao… thì nhiệm vụ phát triển KT-XH sẽ là duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đảm bảo công bằng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, cải thiện đời sống tinh thần và các dịch vụ công… (Nguyễn Thị Mai, 2013).

1.1.6.4. Hệ thống kiểm tra, giám sát tới quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng của QLNN và là một nội dung của công tác quản lý chi NSNN. Đồng thời là phương pháp bảo đảm việc tuân thủ theo pháp luật về NSNN của các chủ thể và các bên liên quan. Tác động cơ bản của công tác thanh tra, kiểm tra là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật. Qua các cuộc thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện những sai sót, kẽ hở của việc sử dụng sai mục đích, sai nhiệm vụ, không đúng chế độ, chính sách hiện hành góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý NSNN.

Giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản, cần phải có trong quản lý chi NSNN, với vai trò là người đại diện của nhân dân, HĐND các cấp có vai trò quan trọng trong việc giám sát quá trình quản lý chi NSĐP. Thông qua

thống luật pháp và các chế độ, chính sách hiện hành. Từ đó kịp thời đề xuất với trung ương sửa đổi, bổ sung hoặc trực tiếp sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các chế độ, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND huyện cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

1.1.6.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN cho phát triển nông nghiệp

Trong quản lý chi NSNN việc ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, chấp hành dự toán, kiểm soát chi, cũng như hỗ trợ trong việc tổng hợp báo cáo, quyết toán và kết nối với các chương trình quản lý khác sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, đáp ứng yêu cầu quản lý (Lê Bá Anh, 2016).

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghim qun lý chi ngân sách nhà nước cho ngành nông nghip ca huyn Tin Hi, tnh Thái Bình

Thái Bình là một trong các tỉnh nông nghiệp do vậy chi NSNN cho sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình là một trong những huyện điểm của tỉnh Thái Bình về quản lý chi ngân sách cấp nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp có hiệu quả bằng các cách làm sau:

Chi NSNN cho Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn từ vụ xuân 2012 với 3 cánh đồng với quy mô tối thiểu 50 ha cho lúa chất lượng, lúa giống. Nhờ có NSNN hỗ trợ mà toàn bộ quá trình sản xuất được chỉ đạo thống nhất về lịch thời vụ, gieo, cấy, bón thúc, phun phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn với nguyên tắc 4 đúng và hiệu quả, vỏ bao thuốc BVTV được hướng dẫn thu gom vào các bể, các lò đốt để tiêu hủy. Nhờ vậy, giá trị sản xuất trồng trọt của huyện tăng bình quân 1,47%/năm; năng suất lúa bình quân đạt 130 tạ/ha/năm; lương thực bình quân đạt trên 570kg/người/năm. Thành công của mô hình mẫu lớn tại Thái Bình là một sự cố gắng trong tổ chức, tuyên truyền, vận

việc chỉ đạo và áp dụng đồng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới thuyết phục được gần 400 hộ nông dân như vậy.

NSNN hỗ trợ đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt bằng các nguồn lực tự có của gia đình và sự hỗ trợ từ các nguồn làm cho chăn nuôi của Tiền Hải tiếp tục phát triển mạnh về quy mô, duy trì ổn định đàn trâu, bò trên 6.200 con/năm, đàn lợn 143.000 con/năm. Đến nay, toàn huyện có 40 trang trại, 1.654 gia trại chăn nuôi tập trung, góp phần đưa giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 6,8%/năm. Kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 13,2%/năm. Trong tổng diện tích nuôi trồng đạt 4.855ha, huyện đã thực hiện quy hoạch tổng thể vùng nuôi ngao và đang từng bước quản lý quy hoạch chi tiết.

Lồng ghép huy động các nguồn lực kết hợp với NSNN để gắnvới các chương trình mục tiêu quốc gia. Giai đoạn 2016- 2019, huyện đã huy động nguồn lực đóng góp cho xây dựng nông thôn mới hơn 1.448 tỷ đồng cùng 2,7 triệu ngày công; tiếp nhận 110.000 tấn xi măng để xây dựng đường giao thông, mương máng, thủy lợi nội đồng.

Huyện Tiền Hải đã huy động tất cả các nguồn lực từ nguồn của NSNN đến các tổ chức, kinh tế, xã hội để phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,2%/năm, thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới quan hệ sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa và tạo việc làm ổn định cho nông dân; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới

Chính nhờ quản lý chi NSNN cho phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả mà hiệu nay các sản phầm nông nghiệp có bao tiêu sản phẩm ở 70% số xã; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và mở rộng hình thức liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm; quy hoạch phát triển các loại thủy sản có lợi thế của địa phương, ưu tiên đầu

khích ngư dân đầu tư đóng mới tàu đánh cá tầm trung và xa bờ, đa dạng hóa phương tiện đánh bắt, gắn khai thác với bảo đảm quốc phòng, an ninh ven biển.

1.2.2. Kinh nghim huy động và s dng vn đầu tư cho sn xut nông nghip ca huyn Hip Hòa, tnh Bc Giang

Nông nghiệp những năm qua tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang đã có sự thay đổi mọi mặt. Sự thay đổi đó chính là nhờ các cách thức quản lý chi ngân sách hiệu quả trong nông nghiệp bằng các cách làm khác nhau như:

Huyện Hiệp Hòa biết kết hợp các nguồn lực bằng cách đã nỗ lực tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tồng hợp các nguồn lực bao gồm các ngân sách nhà nước. Một số doanh nghiệp đã liên kết với nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng đất đai và lao động của địa phương, trên cơ sở đó đổi mới toàn diện nền nông nghiệp huyện theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Hiệp Hòa chú trọng chỉ đạo đổi mới quan hệ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp, trong đó xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đề giảm gánh nặng ngân sách nhà nước tạo khâu đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tích cực quảng bá, kêu gọi, lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực tham gia - đặc biệt ưu tiên các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất

Trích nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã đạt được những kết quả nổi bật, được tỉnh đánh giá đi đầu với nhiều mô hình thành

xuất dưa lưới, rau xanh hữu cơ trong nhà màng, sản xuất hoa trong nhà màng, sản xuất nấm trong nhà lạnh.

Tăng cường thanh tra kiểm tra các khoản chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp để không làm thất thoát các nguồn từ ngân sách nhà nước.

Bằng các cách làm hay trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp đảm bảo chi đúng, chi đủ, tránh thất thoát lãng phí nguồn ngân sách đã làm cho nông nghiệp huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang phát triển bền vững và có những thay đổi đáng kể trong phát triển nông nghiệp.

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Dựa trên quan điểm nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam vì vậy rất cần phải quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp trọng tâm và hợp lý. Do vậy đã có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp như:

Nghiên cứu của tác giả Chu Quý Minh (2009) đề cập đến nội dung vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế đã xác định vốn đầu tư cho nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời đánh giá việc phân bổ vốn đầu tư cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 35)