Ảnh hưởng của công tác khai thác lâm sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.5. Ảnh hưởng của công tác khai thác lâm sản

- Khai thác rừng tự nhiên: trong những thập niên cuối thế kỷ XX, việc khai thác rừng tự nhiên được thực hiện với quy mô và cường độ khá mạnh, trên địa bàn tỉnh Bình Định trung bình mỗi năm khai thác hợp pháp 15 - 20 ngàn m3 gỗ. Trong những năm đầu thế kỷ 21, thực hiện chủ trương đổi mới cơ cấu, tổ chức hoạt động của các lâm trường và từng bước giảm thiểu khai thác gỗ rừng tự nhiên nên bình quân mỗi năm chỉ được cấp phép khai thác từ 4 - 6 ngàn m3 gỗ rừng tự nhiên. Riêng trên địa bàn KBTTN An Toàn từ năm 1989 đến 2007 trung bình mỗi năm khai thác hợp pháp 4 - 5 ngàn m3 gỗ. Việc khai thác rừng tự nhiên thực hiện nghiêm túc theo quy hoạch và phương án điều chế rừng. Trong công tác khai thác đã thực hiện khá nghiêm túc các quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật, nhìn chung chưa có vi phạm nào đáng kể.

- Khai thác rừng trồng: Do công tác trồng rừng không được ưu tiên tại KBTTN An Toàn, diện tích rừng trồng không đáng kể, chỉ có một số diện tích nhỏ do Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn trồng với mục đích phòng hộ nên ảnh hưởng của công tác khai thác rừng trồng đối với địa phương là không đáng kể.

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Việc khai thác các lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là Song, Mây và lâm sản ngoài gỗ khác, các lâm sản này đều ở rừng tự nhiên, phần lớn do nhân dân địa phương sống gần rừng, khai thác nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tổ chức, sản phẩm thu được bán cho các đại lý thu mua hoặc phục vụ tiêu dùng tại chỗ nên tác động này cũng không lớn.

3.3.6. Ảnh hưởng của hoạt động các dự án lâm nghiệp, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và tiếp đó là Dự án Bảo vệ và phát triển rừng ở KBTTN An Toàn là dự án đầu tư phát triển rừng hết sức có ý nghĩa. Giai đoạn từ 2006 - 2015, đầu tư khoanh nuôi tái sinh, khoán bảo vệ rừng được hàng ngàn lượt ha, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tạo được công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, góp phần giảm thiểu nạn khai thác rừng trái phép, rừng được phục hồi và phát triển theo chiều hướng tích cực. Hiệu quả đầu tư của các dự án được thể hiện qua việc giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái và cải thiện đời sống cho người làm nghề rừng.

- Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực tăng cường giám sát đa dạng sinh học, thực thi pháp luật và chuẩn bị cơ chế chia sẻ lợi ích tại rừng đặc dụng An Toàn, tỉnh Bình Định, đã góp phần đảm bảo cho sự nhận thức của người dân, cán bộ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng. Dự án đã chuyển giao kiến thức, hỗ trợ cho nhân dân địa phương trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và sử dụng rừng bền vững, nhằm giảm áp lực của người dân lên các khu rừng tự nhiên.

- Chương trình 135 của Chính phủ (giai đoạn 1998 - 2005 theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998; giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 và giai đoạn 2012 - 2020 theo Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013) với mục đích hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng đã đem lại những kết quả tích cực, thay đổi diện mạo của địa phương, góp phần cực kỳ quan trọng trong nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư; tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,... Kết quả của chương trình đã đem lại những thay đổi đáng kể về cơ sở hạ tầng như: xây dựng đường bê tông từ trung tâm huyện đến xã và đến 3 thôn

trên địa bàn xã, xây dựng mạng lưới điện nông thôn đến trung tâm xã và thôn 3, thôn 2 và dự kiến năm 2015 sẽ hoàn thành tuyến lưới điện đến thôn 1 (thôn cuối cùng của xã đến nay vẫn chưa có điện),... và hỗ trợ người dân tạo sinh kế từ hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp,.... từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)