Ảnh hưởng của công tác bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 94 - 95)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Ảnh hưởng của công tác bảo vệ rừng

Công tác quản lý, bảo vệ rừng trong những năm qua ở KBTTN An Toàn đã được tổ chức có hệ thống và thực hiện khá tốt, đã có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa

chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng với lực lượng Kiểm lâm trong việc truy quét lâm tặc, xử lý các hành vi vi phạm lâm luật; phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Ở cấp tỉnh: Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, có quan hệ phối hợp chặt chẽ với Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và thường xuyên được Sở chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Ở huyện: sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, UBND huyện An Lão và sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện An Lão như: Hạt Kiểm lâm và Phòng Nông nghiệp & PTNT trong công tác quản lý, bảo vệ rừng góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng tại KBTTN An Toàn.

- Ở xã: Hiện chưa có biên chế cán bộ quản lý nhà nước về lâm nghiệp, cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã làm việc theo chế độ hợp đồng và chỉ hưởng phụ cấp chứ chưa được hưởng lương. Ngoài cán bộ lâm nghiệp xã, thì trên địa bàn xã An Toàn được bố trí từ 3 đến 4 kiểm lâm phụ trách địa bàn tùy vào thời điểm; Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn bố trí 3 trạm bảo vệ rừng đặt tại 3 Thôn của xã. Thời gian gần đây, tại Trạm bảo vệ rừng tại thôn 3 còn được UBND tỉnh cho phép đặt rào chắn barie để kiểm tra, kiểm soát lâm sản. Lực lượng bảo vệ rừng được bố trí ở cở sở để bám dân, bám địa bàn để tham gia quản lý, bảo vệ rừng tận gốc, ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ giao khoán bảo vệ rừng tới các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân...

Trong những năm qua công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện An Lão nói chung và KBTTN An Toàn nói riêng đã có nhiều cố gắng, được huyện, xã và các cơ quan liên quan và chủ rừng quan tâm, nên đã hạn chế đáng kể tình trạng khai thác, vận chuyển và buôn bán lâm sản trái phép; không để xảy ra cháy rừng. Tuy nhiên, do hoạt động của lâm tặc ngày càng tinh vi, nên ở một số vùng, rừng vẫn bị xâm phạm, gây suy giảm chất lượng rừng tự nhiên. Chính vì vậy, cần phải tăng cường hơn nữa về nhân lực, đầu tư vật chất, nâng cao năng lực và vai trò, trách nhiệm của cán bộ và nhân viên trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; góp phần duy trì và phát triển tài nguyên rừng tại KBTTN An Toàn trong thời gian đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)