ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Trên Thế giới và Việt Nam, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu quan tâm đến ứng dụng công nghệ tích hợp tư liệu viễn thám và GIS trong việc phân loại ảnh, giải đoán ảnh để xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và xác định biến động rừng qua các thời kỳ, tuy nhiên kết quả đạt được rất khác nhau, độ chính xác trong phân loại cũng rất khác nhau và không chỉ phụ thuộc vào dữ liệu ảnh được sử dụng, kỹ thuật xử lý ảnh trước khi phân loại mà còn phụ thuộc vào phương pháp lựa chọn để phân loại. Sự khác biệt này là do những điều kiện khác nhau về mặt tiếp cận trong mua ảnh, chi phí mua ảnh, trình độ tiếp cận công nghệ, mục đích nghiên cứu,… nên các phương pháp ứng dụng công nghệ tích hợp tư liệu viễn thám và GIS vẫn chưa đồng nhất, mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ tích hợp viễn thám và GIS đã được thực hiện từ những năm 1970 và đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Đặc biệt, vấn đề phân loại rừng, xác định biến động rừng dựa vào ảnh viễn thám đang nhận được sự quan tâm trong những năm gần đây do sự bất cập hiện tại của các loại bản đồ hiện trạng rừng đang được sử dụng như độ chính xác của bản đồ hiện trạng đang sử dụng hiện tại không cao và thiếu tính cập nhật, nguồn tư liệu xây dựng bản đồ rất khác nhau, hệ tọa độ khác nhau.

Từ các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu đã công bố cho thấy:

- Các phương pháp thành lập bản đồ biến động trừ các phương pháp liên quan đến phép phân loại thông thường, các phương pháp còn lại đều phải xác định ngưỡng phân chia bằng thực nghiệm để tách các pixel biến động và không biến động. Trên thực tế, việc xác định ngưỡng chính xác là vấn đề không đơn giản.

- Các phương pháp như phân loại trực tiếp ảnh đa thời gian, phương pháp số học, phương pháp cộng màu đều rất đòi hỏi người xử lý phải có trình độ và hiểu biết nhất định về kỹ thuật xử lý ảnh. Vì vậy khó thực hiện với những người không phải thuộc cơ quan chuyên môn. Thêm vào đó, để phát hiện biến động thực sự, các phương pháp này đòi hỏi những tư liệu viễn thám phải được thu thập cùng thời điểm trong các

năm. Tuy nhiên, rất khó để có thể thu nhận được dữ liệu viễn thám trong cùng một thời điểm của các năm, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới, nơi mà mây che phủ phổ biến nhiều ngày trong năm. Đồng thời cũng phải lưu ý tới độ ẩm của đất và lượng nước còn trên thảm thực vật trong trường hợp thời tiết lâu ngày không mưa và vừa mới mưa xong tại thời điểm thu chụp ảnh.

- Phương pháp so sánh sau phân loại là một trong số các phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Bản đồ biến động được thành lập từ kết quả phân loại có kiểm định đạt độ chính xác cao nhất.

- Trong phương pháp so sánh sau phân loại, ảnh của từng thời điểm được phân loại độc lập nên tránh được nhiều vấn đề như không phải chuẩn hóa ảnh hưởng của khí quyển và bộ cảm ứng điện từ trên ảnh chụp tại các thời điểm khác nhau, không phải lấy mẫu lại kích thước pixel trong trường hợp dữ liệu đa thời gian không cùng độ phân giải không gian. Ngoài ra, phương pháp này cũng là phương pháp phù hợp cho việc chuyển kết quả phân loại về hệ thông tin địa lý GIS để phân tích biến động sau phân loại. Phương pháp này được cho là ít nhạy cảm với những thay đổi phổ của đối tượng do sự khác nhau của độ ẩm đất và chỉ số thực vật. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là phụ thuộc vào độ chính xác của từng ảnh phân loại và tốn kém khá nhiều thời gian.

Trên cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám thu thập được và yêu cầu của đề tài là theo dõi, giám sát biến động hiện trạng rừng, so sánh sự khác biệt về LĐLR theo thời gian. Vì vậy phương án lựa chọn để thành lập bản đồ biến động hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu là phương pháp so sánh sau phân loại.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)