Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 73 - 87)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.4. Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng

Hiện trạng rừng được phân loại theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bước tiếp theo thực hiện phân tích chỉ số thực vật (NDVI). Sử dụng kết quả này kết hợp với số liệu thứ cấp và điều tra trên thực địa dưới sự hỗ trợ của thiết bị GPS để lựa chọn mẫu phân loại chung cho tất cả các thời điểm nghiên cứu, tối thiểu mỗi loại nghiên cứu chọn 04 mẫu để thực hiện phân loại có sự giám sát Maximum likelihood (xem phụ lục 2). Phân loại được hợp nhất thành 9 dạng chính: rừng gỗ tự nhiên LRTX giàu, rừng gỗ tự nhiên LRTX trung bình, Rừng gỗ tự nhiên LRTX nghèo, rừng gỗ tự nhiên LRTX phục hồi, rừng trồng cây gỗ và đất chưa có rừng (đất trống không có cây gỗ tái sinh, đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác, đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh và đất mặt nước). Kết quả đánh giá độ chính xác của phân loại ảnh LANDSAT tại năm 1989, 1995, 2001, 2005, 2010 và 2014 cho thấy chỉ số thống kê Kappa biểu thị cho mức độ chấp thuận/độ chính xác phân loại trên các ảnh đều đạt từ 0,90 đến 0,99 (xem phụ lục 2). Theo Landis and Koch (1977), giá trị Kappa lớn hơn 0,8 (80%) cho thấy mức độ chấp thuận cao, giá trị nằm trong khoảng từ 0,4 đến 0,8 thể hiện mức độ chấp thuận trung bình và dưới 0,4 cho thấy mức độ chấp thuận thấp. Điều này có thể khẳng định phân loại hiện trạng rừng trên ảnh LANDSAT đạt ở mức độ chấp thuận cao hay độ chính xác đạt cao từ 91,75% đến 98,98%. Với độ chính xác này, đảm bảo độ tin cậy để xây dựng lớp dữ liệu hiện trạng rừng phục vụ cho theo dõi diễn biến tài nguyên rừng ở KBTTN An Toàn giai đoạn 1989-2014.

Sau khi kết quả phân loại ảnh Landsat tại các thời điểm được chấp thuận. Ảnh phân loại được chuyển sang dạng vector và xuất sang phần mềm chuyên dụng GIS để thiết lập bản đồ hiện trạng rừng. Bản đồ hiện trạng rừng được thành lập trên phần mềm Mapinfo.

Theo kết quả thống kê sau phân loại ảnh, số liệu các LĐLR tại KBTTN An Toàn các năm 1989, 1995, 2001, 2005, 2010, 2014 được thể hiện tại bảng 3.8 đến bảng 3.13 và hình 3.19 đến hình 3.24.

Bảng 3.8. Hiện trạng rừng KBTTN An Toàn năm 1989 trên ảnh LANDSAT

STT Loại đất, loại rừng Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) I. Rừng tự nhiên 20.536,19 91,48 1 Rừng gỗ tự nhiên LRTX giàu TXG 1.938,84 8,64 2 Rừng gỗ tự nhiên LRTX trung bình TXB 15.517,81 69,12 3 Rừng gỗ tự nhiên LRTX nghèo TXN 2.407,16 10,72 4 Rừng gỗ tự nhiên LRTX phục hồi TXP 672,38 2,99 II. Rừng trồng 0,00 0,00 5 Rừng trồng cây gỗ RTG 0,00 0,00 III. Đất chưa có rừng 1.913,81 8,52

6 Đất trống không có cây gỗ tái sinh (đất

nông nghiệp; đất cỏ, lau, lách) DT 218,01 0,97

7 Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác Ib 1.441,52 6,42 8 Đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh Ic 138,39 0,62

9 Mặt nước MN 115,89 0,52

Tổng diện tích năm 1989 22.450,00 100,00

(Nguồn: kết quả thống kê LĐLR sau phân loại ảnh)

Kết quả phân lớp hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn trên ảnh LANDSAT năm 1989 (bảng 3.8) cho thấy: diện tích rừng tại KBTTN An Toàn còn rất lớn, trong đó rừng tự nhiên có diện tích 20.536,19 ha, chiếm 91,48% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Đặc biệt rừng giàu và rừng trung bình có diện tích lớn với 17.456,66 ha chiếm 77,76%, chủ yếu là rừng chưa qua khai thác còn khá nguyên vẹn; rừng nghèo và rừng phục hồi là 3.079,54 ha, chiếm 13,72%; đất chưa có rừng 1.913,81 ha, chiếm 8,52%.

Qua kết quả đó cho thấy tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu là khá đa dạng và phong phú, cần có kế hoạch quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý để phục vụ có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế tại địa phương, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số sống trong và ven rừng.

Bảng 3.9. Hiện trạng rừng KBTTN An Toàn năm 1995 trên ảnh LANDSAT

STT Loại đất, loại rừng hiệu Ký Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) I. Rừng tự nhiên 20.856,24 92,90 1 Rừng gỗ tự nhiên LRTX giàu TXG 4.578,12 20,39 2 Rừng gỗ tự nhiên LRTX trung bình TXB 14.007,82 62,40 3 Rừng gỗ tự nhiên LRTX nghèo TXN 1.870,31 8,33 4 Rừng gỗ tự nhiên LRTX phục hồi TXP 399,99 1,78 II. Rừng trồng 0,00 0,00 5 Rừng trồng cây gỗ RTG 0,00 0,00 III. Đất chưa có rừng 1.593,76 7,10

6 Đất trống không có cây gỗ tái sinh (đất nông

nghiệp; đất cỏ, lau, lách) DT 805,54 3,59

7 Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác Ib 430,45 1,92 8 Đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh Ic 177,48 0,79

9 Mặt nước MN 180,30 0,80

Tổng diện tích năm 1995 22.450,00 100,00

(Nguồn: kết quả thống kê LĐLR sau phân loại ảnh)

Kết quả phân lớp hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn trên ảnh LANDSAT năm 1995 (bảng 3.9) cho thấy: diện tích rừng tại KBTTN An Toàn còn rất lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên với diện tích 20.856,24 ha, chiếm 92,90 % tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn, tính trung bình giai đoạn 1989-1995 tăng 320,04 ha. Đặc biệt rừng giàu và rừng trung bình (rừng chưa qua khai thác còn khá nguyên vẹn) là 18.585,94 ha, chiếm 82,79%; rừng nghèo và rừng phục hồi là 2.270,3 ha, chiếm 10,11%; đất chưa có rừng 1.593,76 ha, chiếm 7,1%.

Qua kết quả đó cho thấy hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn có biến động, trong đó là rừng giàu và rừng trung bình tăng 1.129,28 ha, trong khi đó rừng nghèo và rừng phục hồi giảm 809,24 ha. Điều này cho thấy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại KBTTN An Toàn đã được quan tâm, hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng được nâng cao, đặc biệt là từ khi Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 có hiệu lực thi hành và được triển khai vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp tại địa phương.

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh tăng 587,53 ha, điều này cho thấy hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã có bước phát triển, nhu cầu đất phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương tăng cao,

nhất là hình thức du canh du cư vẫn còn phổ biến nên đã làm cho diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh có biến động tăng.

Bảng 3.10. Hiện trạng rừng KBTTN An Toàn năm 2001 trên ảnh LANDSAT

STT Loại đất, loại rừng Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) I. Rừng tự nhiên 20.203,56 89,99 1 Rừng gỗ tự nhiên LRTX giàu TXG 2.024,50 9,02 2 Rừng gỗ tự nhiên LRTX trung bình TXB 14.074,10 62,69 3 Rừng gỗ tự nhiên LRTX nghèo TXN 3.748,83 16,70 4 Rừng gỗ tự nhiên LRTX phục hồi TXP 356,13 1,59 II. Rừng trồng 0,00 0,00 5 Rừng trồng cây gỗ RTG 0,00 0,00 III. Đất chưa có rừng 2.246,44 10,01

6 Đất trống không có cây gỗ tái sinh (đất nông

nghiệp; đất cỏ, lau, lách) DT 461,63 2,06

7 Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác Ib 676,24 3,01 8 Đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh Ic 828,09 3,69

9 Mặt nước MN 280,47 1,25

Tổng diện tích năm 2001 22.450,00 100,00

(Nguồn: kết quả thống kê LĐLR sau phân loại ảnh)

Kết quả phân lớp hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn trên ảnh LANDSAT năm 2001 (bảng 3.10) cho thấy: diện tích rừng tại KBTTN An Toàn còn khá lớn, trong đó rừng tự nhiên với diện tích 20.203,56 ha, chiếm 89,99 % tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn, tính trung bình giai đoạn 1995-2001 đã giảm 652,76 ha. Đặc biệt rừng giàu và rừng trung bình đã suy giảm đáng kể chỉ còn 16.098,6 ha, chiếm 71,71%; rừng nghèo và rừng phục hồi là 4.104,96 ha, chiếm 18,28 %; đất chưa có rừng 2.246,44 ha, chiếm 10,01%.

Qua kết quả đó cho thấy hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn có nhiều biến động suy giảm cả về số lượng và chất lượng, trong đó là rừng giàu và rừng trung bình

giảm 2.487,34 ha, trong khi đó rừng nghèo và rừng phục hồi tăng 1.834,67 ha. Điều này cho thấy, kết quả phân lớp hiện trạng rừng phù hợp với thực tiến sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn này. Sau Đại hội VI năm 1986, nước ta bước vào công cuộc đổi mới đất nước, đến giai đoạn này thì rất cần nguồn các tài nguyên thiên nhiên phục vụ vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước, trong đó gỗ rừng tự nhiên là nguồn lực rất lớn phục vụ đắc lực cho nhiều ngành kinh tế khác và phục vụ cho nhu cầu xây dựng đang ngày càng phát triển tại hầu hết các địa phương trong cả nước. Vì vậy, trong giai đoạn này việc khai thác gỗ rừng tự nhiên diễn ra với tốc độ và cường độ rất mạnh cả khai thác hợp pháp và bất hợp pháp nên biến động rừng có chiều hướng giảm về số lượng và chất lượng.

Kết quả còn cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng trạng thái Ic, Ib tăng trung bình giai đoạn 1995-2001 là 896,41 ha, điều này phản ánh tình trạng canh tác du canh du cư, canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn phổ biến, người dân vẫn thường xuyên tác động vào tài nguyên rừng gây ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Ngoài ra, trong giai đoạn này hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển và ổn định, nhu cầu đất phục vụ sản xuất của người dân địa phương ngày càng tăng cao nên đã làm cho diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh có biến động giảm, tính trung bình trong giai đoạn 1995 – 2001, diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh giảm 343,91 ha.

Bảng 3.11. Hiện trạng rừng KBTTN An Toàn năm 2005 trên ảnh LANDSAT

STT Loại đất, loại rừng Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) I. Rừng tự nhiên 20.117,74 89,61 1 Rừng gỗ tự nhiên LRTX giàu TXG 3.831,62 17,07 2 Rừng gỗ tự nhiên LRTX trung bình TXB 12.661,39 56,40 3 Rừng gỗ tự nhiên LRTX nghèo TXN 3.063,71 13,65 4 Rừng gỗ tự nhiên LRTX phục hồi TXP 561,01 2,50 II. Rừng trồng 0,00 0,00 5 Rừng trồng cây gỗ RTG 0,00 0,00 III. Đất chưa có rừng 2.332,26 10,39

6 Đất trống không có cây gỗ tái sinh (đất nông

nghiệp; đất cỏ, lau, lách) DT 864,87 3,85

7 Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác Ib 662,39 2,95 8 Đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh Ic 638,63 2,84

9 Mặt nước MN 166,37 0,74

Tổng diện tích năm 2005 22.450,00 100,00

(Nguồn: kết quả thống kê LĐLR sau phân loại ảnh)

Kết quả phân lớp hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn trên ảnh LANDSAT năm 2005 (bảng 3.11) cho thấy: diện tích rừng tại KBTTN An Toàn còn rất lớn và tình hình quản lý rừng đã ổn định, hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng được nâng cao. Năm 2005 diện tích rừng tự nhiên là 20.117,74 ha, giảm 85,83 ha, so với năm 2001, thì giai đoạn 2001 – 2005 đã hạn chế rất tốt tình trạng suy giảm diện tích rừng tự nhiên. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2001 - 2005, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm với nhiều chính sách mới, đặc biệt là việc triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ trướng Chính phủ và triển khai Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, từ đó đã góp phần làm cho tài nguyên rừng tại Khu BTTN An Toàn bắt đầu có diễn biến tăng sau nhiều năm có diễn biến giảm. Theo kết quả phân lớp thì năm 2005 diện tích rừng giàu và rừng trung bình là 16.493,02 ha, chiếm 73,47%; rừng nghèo và rừng phục hồi là 3.624,72 ha, chiếm 16,15 %; đất chưa có rừng 2.332,26 ha, chiếm 10,39%.

Ngoài ra, diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh có diễn biến tăng, tính trung bình trong giai đoạn 2001 – 2005 tăng 403,24 ha, điều này phản ánh tính chu kỳ của hình thức du canh du cư, canh tác nương rẫy và bỏ hóa sau canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Bảng 3.12. Hiện trạng rừng KBTTN An Toàn năm 2010 trên ảnh LANDSAT

STT Loại đất, loại rừng Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) I. Rừng tự nhiên 20.370,02 90,74 1 Rừng gỗ tự nhiên LRTX giàu TXG 3.623,65 16,14 2 Rừng gỗ tự nhiên LRTX trung bình TXB 13.074,31 58,24 3 Rừng gỗ tự nhiên LRTX nghèo TXN 2.964,33 13,20 4 Rừng gỗ tự nhiên LRTX phục hồi TXP 707,72 3,15 II. Rừng trồng 0,00 0,00 5 Rừng trồng cây gỗ RTG 0,00 0,00 III. Đất chưa có rừng 2.079,98 9,26

6 Đất trống không có cây gỗ tái sinh (đất

nông nghiệp; đất cỏ, lau, lách) DT 774,40 3,45

7 Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác Ib 581,53 2,59 8 Đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh Ic 475,73 2,12

9 Mặt nước MN 248,33 1,11

Tổng diện tích năm 2010 22.450,00 100,00

(Nguồn: kết quả thống kê LĐLR sau phân loại ảnh)

Kết quả phân lớp hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn trên ảnh LANDSAT năm 2010 (bảng 3.12) cho thấy: diện tích rừng tại KBTTN An Toàn còn rất lớn và tình hình quản lý rừng đã ổn định, hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao, diện tích rừng có diễn biến tăng, cụ thể năm 2010 diện tích rừng tự nhiên là 20.370,02 ha, tính trung bình giai đoạn này tăng 252,28ha. Theo kết quả phân lớp thì năm 2010, diện tích rừng giàu và rừng trung bình là 16.697,97 ha, chiếm 74,38%; rừng nghèo và rừng phục hồi là 3.672,05 ha, chiếm 16,36 %; đất chưa có rừng 2.079,98 ha, chiếm 9,26%. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2005-2010, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 được triển khai thực hiện sâu rộng và đã đi vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp của các địa phương. Ngoài ra, từ năm 2005 trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và huyện An Lão nói riêng đã triển khai nhiều dự án như: Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, Dự án Khôi phục rừng và phát triển rừng bền vững (triển khai thực hiện năm 2005), Chương trình hỗ trợ và giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP, từ đó đã góp phần làm cho công tác bảo vệ rừng có nhiều thuận lợi, ý thức của người dân trong tham gia bảo vệ rừng cũng được nâng cao. Đồng thời đến năm 2007, trên địa bàn KBTTN An Toàn không tiến hành khai thác gỗ rừng tự nhiên theo phương án điều chế rừng hàng năm.

Tuy nhiên, tình trạng người dân lén lút khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép đôi lúc vẫn xảy ra nên cũng có những tác động bất lợi nhất định đến tài nguyên rừng.

Bảng 3.13. Hiện trạng rừng KBTTN An Toàn năm 2014 trên ảnh LANDSAT

STT Loại đất, loại rừng Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) I. Rừng tự nhiên 18.994,48 84,61 1 Rừng gỗ tự nhiên LRTX giàu TXG 1.358,07 6,05 2 Rừng gỗ tự nhiên LRTX trung bình TXB 13.078,65 58,26 3 Rừng gỗ tự nhiên LRTX nghèo TXN 2.738,75 12,20 4 Rừng gỗ tự nhiên LRTX phục hồi TXP 1.819,00 8,10 II. Rừng trồng 0,00 0,00 5 Rừng trồng cây gỗ RTG 0,00 0,00 III. Đất chưa có rừng 3.455,52 15,39

6 Đất trống không có cây gỗ tái sinh (đất nông

nghiệp; đất cỏ, lau, lách) DT 1.207,20 5,38

7 Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác Ib 358,52 1,60 8 Đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh Ic 1.829,86 8,15

9 Mặt nước MN 59,94 0,27

Tổng diện tích năm 2014 22.450,00 100,00

(Nguồn: kết quả thống kê LĐLR sau phân loại ảnh)

Kết quả phân lớp hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn trên ảnh LANDSAT năm 2014 (bảng 3.13) cho thấy: diện tích rừng tại KBTTN An Toàn vẫn còn khá lớn, tuy nhiên có nhiều biến động gây suy giảm tài nguyên rừng cả về số lượng và chất lượng, tính trung bình giai đoạn 2010-2014 đã giảm 1.375,54 ha. Theo kết quả phân lớp thì năm 2014, diện tích rừng giàu và rừng trung bình là 14.436,73 ha, chiếm 64,31%; rừng nghèo và rừng phục hồi là 4.557,75 ha, chiếm 20,3 %; đất chưa có rừng 3.455,52 ha, chiếm 15,39%.

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2014, nhiều chủ trương, chính sách về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 73 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)