3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4.2. Phá rừng làm nương rẫy và lấn, chiếm đất lâm nghiệp để canh tác nông nghiệp
nông nghiệp
Theo số liệu theo dõi của Chi cục Kiểm lâm Bình Định, trong giai đoạn 1989 – 2014 không có vụ phá rừng nào được phát hiện trong lâm phận của KBTTN An Toàn, tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn cán bộ lâm nghiệp tại địa phương và người dân tại địa phương thì thực tế có xảy ra phá rừng và lấn, chiếm đất lâm nghiệp để canh tác nông nghiệp. Mặc dù số lượng thống kê không xác định được diện tích phá rừng và lấn, chiếm đất lâm nghiệp để canh tác nông nghiệp nhưng qua thực trạng canh tác du canh du cư, sản xuất nương rẫy trước đây của người dân có thể xác định được đây cũng là một yếu tố quan trọng gây ra biến động hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn.
3.4.3. Chuyển mục đích sử dụng rừng
Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được triển khai tại địa phương đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Kết quả của chương trình đã đem lại những thay đổi đáng kể về cơ sở hạ tầng như: xây dựng đường bê tông, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế,... Tuy nhiên, những công trình đó khi được xây dựng lại có tác động gây biến động hiện trạng rừng tại KBTTN An Toàn, đầu tiên là lấy đất rừng để xây dựng các công trình, tiếp đó là việc xây dựng đường xá tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động như khai thác gỗ, vận chuyển gỗ trái pháp luật,... từ đó đã gây ra những áp lực nhất định đến tài nguyên rừng và góp phần gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.