Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại KBTTN An Toàn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 59 - 60)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại KBTTN An Toàn,

An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định

3.1.4.1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên và tài nguyên rừng

a) Về đặc điểm sinh thái, cảnh quan thiên nhiên

Các dãy núi tiếp nối của Đông Trường Sơn có độ cao phổ biến từ 600 – 800 m, cùng với các hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới với diện tích rừng tự nhiên còn rất lớn chứa đựng nhiều nguồn gen quý, hiếm. KBTTN An Toàn có những đặc điểm tự nhiên hết sức thuận lợi cho công tác bảo tồn. Hệ thống thuỷ văn với nhiều sông, suối, thác, ghềnh và nhiều cảnh quan hùng vĩ cùng với đặc điểm khí hậu quanh năm mát mẻ, lạnh về mùa đông. Đây là những lợi thế để phát triển du lịch sinh thái sau này.

b) Về diện tích

Có quy mô diện tích tương đối lớn, diện tích được xác định thành lập khu bảo tồn là 22.450 ha, chiếm phần đáng kể vào hệ thống rừng đặc dụng của tỉnh Bình Định.

c) Về tính nguyên sinh

Diện tích rừng gần như thể hiện tính nguyên sinh, ít bị tác động. Thành phần loài động, thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loài động vật là chỉ thị cho rừng nguyên sinh như các loài linh trưởng, thú lớn, các loài đặc hữu,...

d) Về tính đa dạng

Kết quả điều tra ban đầu so sánh với các khu rừng đặc dụng khác có thể khẳng định tính đa dạng thành phần động, thực vật ở KBTTN An Toàn khá cao, không thua kém nhiều so với các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia khác.

3.1.3.2. Đánh giá đặc điểm kinh tế - xã hội

Cuộc sống của nhân dân còn khó khăn, nhưng đồng bào các dân tộc nơi đây rất tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và các chính sách, phát luật của Nhà nước. Có tinh thần đoàn kết, có tính cộng đồng rất cao, tiếng nói của những người có uy tín trong làng rất được người dân nghe theo. Vì vậy, để công tác bảo tồn được tốt cần phải chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, vận động người dân cùng tham gia.

Bên cạnh đó, với bản sắc văn hoá lâu đời và đặc sắc của đồng bào các dân tộc là vốn rất quý để phát triển du lịch sinh thái và văn hoá sau này.

Tuy nhiên, do cộng đồng đang sinh sống trong rừng nên tìm ẩn nhiều yếu tố tác động đến KBTTN An Toàn, rừng và đa dạng sinh học hiện vẫn đang suy giảm do du canh phát rừng làm rẫy, do sự săn bắt quá mức và buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã, do khai thác gỗ nhất là gỗ rừng quý hiếm vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, chưa nghiêm trong xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)