Chọn vùng mẫu và xây dựng khóa giải đoán ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 67 - 73)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.3. Chọn vùng mẫu và xây dựng khóa giải đoán ảnh

3.2.3.1. Các trạng thái rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp hiện có tại KBTTN An Toàn

Để xây dựng khoá giải đoán ảnh nhằm giải đoán ảnh viễn thám, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cho khu vực thì việc tìm hiểu xem khu vực có những trạng thái rừng, LĐLR gì là công việc quan trọng đầu tiên. Chúng ta đã biết, phân loại trạng thái rừng là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của ngành lâm nghiệp. Mặt khác, việc phân chia trạng thái rừng tại Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian.

Trước năm 2009, việc phân loại trạng thái rừng nước ta dựa vào hệ thống phân loại đứng trên quan điểm đánh giá tài nguyên rừng của Loetschau (1963) có hiệu chỉnh bổ sung của Viện điều tra quy hoạch rừng (QPN 6-84) cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiện nay, hệ thống phân loại rừng phục vụ cho công tác điều tra, thống kê rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình, dự án lâm nghiệp được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

Danh sách các trạng thái rừng ở KBTTN An Toàn được xác định căn cứ vào loài cây và bảng phân loại trạng thái rừng theo Thông tư 34, kết quả điều tra theo dõi diễn biến rừng trong nhiều năm, ý kiến của cán bộ lâm nghiệp địa phương. Kết quả cho thấy tại KBTTN An Toàn có 09 LĐLR chủ yếu. Chi tiết được trình bày tại Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Các LĐLR chủ yếu ở KBTTN An Toàn

STT Loại đất, loại rừng Ký hiệu

I. Rừng tự nhiên 1 Rừng gỗ tự nhiên LRTX giàu TXG 2 Rừng gỗ tự nhiên LRTX Trung bình TXB 3 Rừng gỗ tự nhiên LRTX Nghèo TXN 4 Rừng gỗ tự nhiên LRTX Phục hồi TXP II. Rừng trồng 5 Rừng trồng cây gỗ RTG III. Đất chưa có rừng

6 Đất trống không có cây gỗ tái sinh (đất nông nghiệp; đất cỏ, lau, lách) DT

7 Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác Ib

8 Đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh Ic

Như vậy, tại KBTTN An Toàn có 09 LĐLR chủ yếu là: (1) Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh giàu, (2) rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình, (3) rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo, (4) rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh phục hồi, (5) rừng trồng cây gỗ, (6) Đất trống không có cây gỗ tái sinh (đất nông nghiệp; đất cỏ, lau, lách), (7) Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác, (8) Đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh, (9) Mặt nước. Việc lập khoá giải đoán và giải đoán ảnh phải đảm bảo tách riêng được 09 trạng thái này ra khỏi nhau.

3.2.3.2. Lập khoá xác định tên trạng thái rừng và đất không có rừng

Dựa trên các yêu cầu về chọn mẫu, căn cứ vào số liệu thu thập trên thực địa, kết quả giải đoán ảnh trên các tổ hợp màu khác nhau, đặc biệt là tổ hợp màu 543 trên ảnh LANDSAT 4-5 TM cho các năm 1989, 1995, 2005, 2010; LANDSAT 7 ETM+ cho năm 2001; và tổ hợp màu 654 trên ảnh LANDSAT 8 cho năm 2014 kết hợp với dữ liệu bản đồ hiện trạng rừng, kết quả điều tra theo dõi diễn biến rừng trong nhiều năm, nghiên cứu đã xây dựng được khóa giải đoán vệ tinh gồm 08 LĐLR cơ bản: (1) Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh giàu, (2) rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình, (3) rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo, (4) rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh phục hồi, (6) Đất trống không có cây gỗ tái sinh (đất nông nghiệp; đất cỏ, lau, lách), (7) Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác, (8) Đất trống có tương đối nhiều cây gỗ tái sinh, (9) Mặt nước.

Trong đó không tách được rừng trồng cây gỗ (5), nguyên nhân là rừng trồng trên địa bàn KBTTN An Toàn đã được trồng cách nay trên dưới 20 năm nhằm mục đích phòng hộ, từ đó đến nay chưa tiến hành khai thác, cây rất lớn, tầng tán dày, có phản xạ phổ trên các ảnh vệ tinh rất giống với rừng tự nhiên nên khi sử dụng tách đối tượng này trên ảnh thì phần mềm sẽ tách tự động làm cho kết quả giải đoán ảnh bị sai lệch so với thực tế. Vì vậy đối tượng rừng trồng (thực tế có diện tích là 48,3 ha) được gộp vào đối tượng rừng tự nhiên. Kết quả chọn mẫu giải đoán được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Mẫu giải đoán vệ tinh trên mẫu ảnh LANDSAT

Loại đất Tổ hợp kênh 543 Tổ hợp kênh 654 Năm 1989 Năm 1995 Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 TXG TXB TXN TXP Ic Ib DT MN

Sau khi xây dựng xong tập mẫu chúng ta cần đánh giá để khẳng định độ chính xác của các mẫu phân loại. Dựa vào đặc tính phản xạ của phổ của các đối tượng được chọn trong tập mẫu tiến hành tính toán sự khác biệt giữa các mẫu phân loại theo phương pháp phân tích Separability. Kết quả phân tích sự khác biệt các mẫu thể hiện ở hình 3.13 đến hình 3.18.

Hình 3.13. Sự khác biệt giữa các mẫu phân loại trên ảnh năm 1989

Hình 3.15. Sự khác biệt giữa các mẫu phân loại trên ảnh năm 2001

Hình 3.17. Sự khác biệt giữa các mẫu phân loại trên ảnh năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để giám sát biến động hiện trạng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên an toàn, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)