ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện ea h’leo, tỉnh đăk lăk (Trang 40)

3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các tài liệu, văn bản có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ea H’leo giai đoạn 2017 - 2019

- Quy trình cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Ea H’leo - Hộ gia đình, cá nhân đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2017 - 2019

- Người tiếp nhận hồ sơ đăng ký, các cơ quan liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ea H’leo giai đoạn 2017 - 2019

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian:

+ Đề tài thực hiện tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk. - Phạm vi thời gian:

+ Số liệu của đề tài thu thập từ năm 2017 đến 2019.

+ Thời gian thực tập từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk

- Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của huyện Ea H’leo giai đoạn 2017 - 2019

- Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ea H’leo tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2017- 2019

- Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ea H’leo

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Ea H’leo.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Ea H’leo.

+ Phòng Kinh tế Hạ Tầng, Phòng Thống kê, Văn phòng HĐND – UBND huyện: Thu thập các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Ea H’leo giai đoạn 2017 - 2019

+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2017- 2019

+ Tham khảo các công trình đã nghiên cứu liên quan của các tác giả.

+ Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Tiếp cận các cán bộ trực tiếp làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thu thập thông tin về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Ea H’leo trong giai đoạn 2017- 2019 theo mẫu phiếu đã được xây dựng sẵn. Tổng số phiếu điều tra như sau:

+ Đối với cán bộ trực tiếp làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chọn mỗi cơ quan phỏng vấn 1 - 2 người. Trong đó, phỏng vấn 2/6 công chức làm việc tại phòng Tài nguyên và Môi trường, 5/18 viên chức, người lao động làm việc tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, 6/12 công chức Địa chính của 12 xã, thị trấn, 2/3 công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận một cửa huyện. Do vậy tổng số phiếu điều tra cán bộ gồm 15 phiếu.

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì tổng số phiếu điều tra được xác định bằng 5 lần biến quan sát [14]. Đối với nghiên cứu này chúng ta sử dụng 13 biến quan sát (biến quan sát đã được xác định tại phiếu đã xây dựng sẵn nhằm đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, tổng số phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân sẽ là 65 phiếu được phân bổ tại 5/12 xã, thị trấn.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu

Trên cơ sở những thông tin, tài liệu số liệu thu thập đã qua xử lý được tiến hành tổng hợp, phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp với nội dung đề tài. Thông tin được tổng hợp theo các hướng sau:

- Phân loại tài liệu, số liệu theo nội dung cụ thể của từng thông tin - Chọn lọc các thông tin theo từng thời kỳ

- Sắp xếp lựa chọn các thông tin theo từng chuyên đề cụ thể

- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp với nội dung đề tài.

- Số liệu điều tra thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

2.3.3. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, tiến hành so sánh kết quả qua các năm; số thửa KKĐK, số thửa được cấp GCN và số thửa không đủ điều kiện cấp GCN qua các năm và theo từng thị trấn, xã; số thửa cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại, cấp do đăng ký biến động và cấp đổi sau đo đạc địa chính theo từng năm trong 3 năm 2017, 2018, 2019.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN EA H’LEO 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Ea H’Leo có vị trí ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, trung tâm huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột 80 km theo Quốc lộ 14, có tổng diện tích tự nhiên là 133.407,8 ha, với 12 đơn vị hành chính bao gồm Thị trấn Ea Drăng và 11 xã: xã Ea Khal, xã Ea Nam, xã Ea Ral, xã Ea H’Leo, xã Cư Mốt, xã Ea Wy, xã Dliê Yang, xã Ea Sol, xã Ea Hiao, xã C ư A Mung, xã Ea Tir. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 14 chạy dọc theo hướng Bắc - Nam, xuyên suốt qua 5 đơn vị hành chính, gồm: Thị trấn Ea Drăng và 04 xã (Ea Nam, Ea Khal, Ea Ral và Ea H’Leo), kết hợp với hệ thống đường giao thông liên huyện được nâng cấp thành tỉnh lộ (tỉnh lộ 17A, 17C, 17D, 14B), có vị tríđịa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chư Pưh, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai;

- Phía Nam giáp huyện Krông Buk, huyện Cư M’gar, huyện Krông Năng; - Phía Đông giáp thị xã AYun Pa và huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai;

- Phía Tây giáp huyện Ea Súp.

Với vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật như trên, huyện Ea H’Leo được coi là trung tâm kinh tế tiểu vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa và xã hội với các địa phương khác[13].

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Kiến tạo địa hình thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc; bao gồm 3 dạng địa hình chính: Địa hình núi cao: chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên (chủ yếu thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp); địa hình núi thấp lượn sóng: chiếm khoảng 65% tổng diện tích tự nhiên (thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm và cây ăn quả); Địa hình thung lũng: chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven các suối Ea H’Leo, suối Ea Drăng, suối Ea Khal, suối Ea Sol, suối Ea Wy, độ dốc phổ biến dưới 8º, địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp canh tác lúa nước và cây ngắn ngày [13].

3.1.1.3. Khí hậu

- Nhiệt độ: Nhiệt độ khá ôn hòa (bình quân trong năm 21,8oc), tổng tích ôn lớn (khoảng: 8.5000c/năm) rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng đã có trong vùng, như: cà phê, cao su, tiêu, lúa,...

- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.650 mm và phân thành hai

mùa rõ rệt: Mùa khô từ trung tuần tháng 11 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10, có những năm mưa kéo dài đến trung tuần tháng 11.

Nhìn chung lượng mưa lớn và phân bố khá dài trong năm (khoảng 7 - 8 tháng), mùa khô ngắn (khoảng 4 - 5 tháng), tổng tích ôn lớn, số giờ nắng đạt khá cao, biên độ nhiệt ngày và đêm lớn thuận lợi cho cây trồng phát triển [13].

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên là 133.407,8 ha. Trong đó: Nhóm đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (Fk) diện tích 51.589 ha (chiếm 38,67% diện tích tự nhiên). Nhóm đất xám phát triển trên đất Granit (Xa) diện tích 27.527 ha (chiếm 20,63% diện tích tự nhiên). Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit (Fa) và đá phiến sét với diện tích 28.616 ha (chiếm 21,45% diện tích tự nhiên). Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) với diện tích 19.190 ha (chiếm 14,38% diện tích tự nhiên). Ngoài ra còn có các nhóm đất khác với tỷ lệ thấp. Nhìn chung, tài nguyên đất trên địa bàn huyện Ea H’Leo khá dồi dào, thổ nhưỡng thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng. Đặc biệt là thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su, tiêu,...và cây ăn quả). Trong đó chủ đạo là nhóm đất nâu đỏ, nâu thẫm, nâu vàng, trên đá bazan [13].

-. Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Theo kết quả nghiên cứu của Viện quy hoạch Thủy lợi, nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Ea H’Leo khá phong phú, mật độ bình quân 0,35-0,55 km/km2, mạng lưới suối dày đặc và phân bố đều. Đây là điểm thuận lợi cho việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cũng như phát triển thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn huyện có độ sâu phân bố từ 15m đến 120m. Hiện nước trong tầng Bazan là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt, ăn uống,…cho toàn huyện. Ngoài ra, còn là nguồn cung cấp nước quan trọng cho tưới cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây trồng khác trên địa bàn [13].

- Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất rừng trên địa bàn hiện có đến năm 2019 là 44.531,62 ha. Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng hiện có, nhất là những diện tích rừng có độ dốc >250 yêu cầu rất nghiêm ngặt, cấp thiết và tăng cường công tác trồng rừng dưới nhiều hình thức [13].

- Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn huyện có 06 mỏ đá làm vật liệu xây dựng và 03 mỏ đá Granít ốp lát tại các xã, thị trấn và mỏ chì tại xã Ea Tir [13].

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm tính theo giá cố định năm 2010 của 6 tháng đầu năm tăng 19,37% so với cùng kỳ năm 2018, với tổng giá trị sản phẩm là 2.039 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch (KH: 5.257 tỷ đồng). Trong đó ngành nông, lâm, thủy sản 620 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2018 (KH 2.483 tỷ đồng); ngành công nghiệp - xây dựng 714 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2018 (KH 1.400 tỷ đồng); ngành thương mại - dịch vụ 705 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2018 (KH: 1.374 tỷ đồng).

- Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch, theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần ngành thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, xét về mức độ và tiềm năng phát triển của địa phương thì tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo của cả nền kinh tế.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 1.230 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2018 (KH: 2.050 tỷ đồng).

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn ước đạt 3.355 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018 (KH: 6.100 tỷ đồng).

- Tổng thu ngân sách ước đạt 45,169 tỷ đồng (KH: 92,6 tỷ đồng), đạt 49% dự toán HĐND huyện giao, giảm 21,82% so với cùng kỳ năm 2018.

- Phát triển hạ tầng: Tỷ lệ đảm bảo tưới tiêu cho 81% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới (KH 81%); nhựa hóa, bê tông hóa đường đến trung tâm xã đạt 100% (KH: 100%); 98,5% thôn, buôn có điện (KH: 98,5%); 97,5% hộ sử dụng điện (KH: 97,5%)

[13].

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

3.1.2.2.1. Ngành nông - lâm nghiệp:

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng và chăm sóc (tính đến ngày 18/6/2019) là 75.570,82ha, đạt 89,43% kế hoạch và đạt 101,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, diện tích cây hàng năm là 18.028 ha, đạt 67,64% kế hoạch, đạt 106,33% so với cùng kỳ năm 2018, diện tích cây lâu năm là 57.542,37 ha, đạt 99,5% kế hoạch, đạt 100% so với cùng kỳ năm 2018 (trồng mới và trồng tái canh là 395 ha, đạt 43,17% so với kế hoạch, đạt 100,3% so với cùng kỳ năm 2018).

- Chăn nuôi, thủy sản: Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, công tác kiểm tra, kiểm soát và tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh được tăng cường và thực hiện tốt. Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện không xảy ra ổ dịch bệnh nào trên đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc 53.224 con, đạt 89,45% kế hoạch, đạt 101,63% so với cùng kỳ năm 2018; tổng đàn gia cầm 303.000 con, đạt 90,99% kế hoạch, đạt 134,67% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 132 ha, đạt 101,54% so với kế hoạch, đạt 102,33% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng sản lượng là 155 tấn, đạt 79,49% kế hoạch, đạt 106,9% so với cùng kỳ năm 2018 [13].

- Lâm nghiệp: UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’Leo triển khai các Tổ kiểm lâm lưu động tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, mua bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; thành lập Tổ kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư; chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND, ngày 21/01/2019 của UBND huyện về thực hiện Phương án xử lý, thu hồi, giải toả và phục hồi lại rừng theo Chỉ thị số 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 03/CT- UBND của UBND tỉnh.

Tổng số vụ vi phạm quản lý bảo vệ rừng là 46 vụ (giảm 25 vụ so với cùng kỳ năm 2018); lâm sản tịch thu là 41,610 m3 (giảm 53,939m3 so với cùng kỳ năm 2018); tịch thu 75,375 ster củi (tăng 20,563 ster củi so với cùng kỳ năm 2018); tổng số tiền sau xử phạt là 424.700.000 đồng. Ngoài ra, tiếp nhận, chỉ đạo xử lý 112 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng do các đơn vị chủ rừng chuyển đến, với diện tích là 35,426ha, và đã xử lý vi phạm theo thẩm quyền, chuyển 01 vụ cho cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện để khởi tố vụ án [13].

3.1.2.2.2. Ngành công nghiệp, xây dựng:

Trong 6 tháng năm 2019, tình hình phát triển ngành công nghiệp diễn ra ổn định. UBND huyện tiếp tục thực hiện tốt chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển những ngành thế mạnh của huyện. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định 2010) ước đạt 696,5 tỷ đồng, đạt 48,5% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2018.

UBND huyện chỉ đạo thực hiện rà soát các thôn, buôn, các hộ gia đình chưa có điện để đề nghị ngành điện sớm đầu tư; hướng dẫn các chủ đầu tư thuê đất thực hiện dự án công nghiệp, thương mại, các dự án điện gió, điện mặt trời hoàn chỉnh hồ sơ để được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư; trình Sở Khoa học và Công nghệ 02 đề án khuyến công năm 2019. Trong 6 tháng, tổ chức cấp giấy phép xây dựng cho 71 công trình nhà ở, với tổng diện tích xây dựng là 9.649,9 m2(tăng 06 công trình so với cùng kỳ 2018); thực hiện thẩm định 95 công trình theo thẩm quyền [13].

3.1.2.2.3. Ngành thương mại, dịch vụ:

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động bình thường, trong 06 tháng đầu năm giá cả các mặt hàng có sự biến động làm ảnh hưởng đến thị trường, trong đó có cà phê, hồ tiêu. Tuy nhiên, sức mua, bán của nhân dân vẫn ổn định, các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí,…phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 3.355 tỷ đồng, đạt 55%, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổ chức kiểm tra, nhắc nhở 18 cơ sở kinh doanh trong đợt cao điểm về chống gian lận thương mại, bình ổn giá lương thực, thực phẩm, vật tư hàng hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện trước, trong và sau Tết Nguyên Đán năm 2019, lập biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện ea h’leo, tỉnh đăk lăk (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)